Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Cương | Ngày 26/04/2019 | 177

Chia sẻ tài liệu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

I- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây giáo dục và đào tạo có sự “chuyển mình” mạnh mẽ với những cuộc vận động lớn của Bộ GD&ĐT đến từng cơ sở gáo dục, như cuộc vận động “hai không bốn nội dung”, “mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gưng đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ năm học 2009- 2010 đến nay với chủ đề “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”; Giáo dục và Đào tạo đã có vị thế xứng tầm, đội ngũ nhà giáo nghày càng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang. Chính sách, chủ trương của Đảng- Nhà nước đã kịp thời nâng cao đời sống về tinh thần và vật chất cho đội ngũ nhà giáo. Có những tấm gương người thầy, người cô đã cống hiến cho sự nghiệp bằng cái tâm hết lòng vì học sinh thân yêu, đã vượt qua những khó khăn của cuộc sống đáng cho xã hội phải tôn vinh . Song, ở đâu đó hình ảnh người thầy đôi lúc còn phai mờ theo vòng xoáy của cơ chế thị trường, chưa đáp ứng được những điều kỳ vọng của nhân dân đối với sự phát triển của đất nước. Tỷ lệ học sinh bỏ học và chất lượng giáo dục chưa được nâng cao ở các địa phương, các cơ sở giáo dục, vùng khó khăn làm cho cả xã hội phải quan tâm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường về đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết phải dổi mới tư duy người quản lý và nâng cao chất lượng của đội ngũ. Để có hiệu quả cao trong giảng dạy đòi hỏi đội ngũ trong tập thể sư phạm phải vững về chuyên môn nghiệp vụ, có tư cách đạo đức chuẩn mực, có năng lực thực hiện giáo dục toàn diện đồng thời phải có trình độ đào tạo sư phạm đúng quy định của Bộ giáo dục. Đội ngũ có vững chuyên môn nghiệp vụ hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhà quản lý.
Trường THCS Tân Phúc được thành lập theo Quyết định số: 345/ QĐ- UBND ngày 07 tháng 8 năm 1993 của Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, trên cơ sở tách từ trường PTCS Tân Phúc. Về quy mô nhà trường năm học 2016- 2017 hiện có 8 lớp với 223 học sinh; đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên 20 người.
Phần lớn đội ngũ có trách nhiệm với công tác giáo dục nhưng đa số luân chuyển từ các trường trong huyện đến, lực lượng giáo viên là người địa phương chỉ có 3 người, số còn lại là người địa phương khác , có nhiều thầy cô ở rất xa trường ( 4 thầy cô ở TP Thanh Hoá cách trường trên 20 km), vì vậy mà điều kiện công tác gặp nhiều khó khăn. Số lượng giáo viên đủ về số lượng nhưng cơ cấu giáo viên mất cân đối giữa các môn học do thừa thiếu cục bộ về đặc thù trường lớp. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu mới, phần lớn dạy nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Chính vì vậy mà tay nghề cũng như trình độ của đội ngũ giáo viên chưa được đồng đều và không có điều kiện cọ sát, giao lưu học hỏi về chuyên môn. Phụ huynh học sinh hay so sánh với điều kiện môi trường giáo dục trên địa bàn với những trường có đội ngũ thầy cô dày kinh nghiệm, có thương hiệu chất lượng giáo dục cao. Bên cạnh đó nhà trường nằm trên địa bàn vùng xa của huyện, kinh tế khó khăn, rất nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa không có điều kiện cho lo học hành cho con cái. Tệ nạn xã hội và những mặt trái của công nghệ thông tin, của cơ chế thị trường, của sự đổi mới chưa đồng bộ... cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức học sinh.... Vai trò của người quản lý trong nhà trường phải được thể hiện như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đặt ra thực tiễn hiện nay? Làm thế nào để thúc đẩy được đội ngũ nhận thức đúng và tiếp cận với sự đổi mới đó? Hơn thế nữa đội ngũ trong nhà trường phải có chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề vững vàng và phải có tiếng nói chung.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường Trung học cơ sở”.
Với vai trò, trách nhiệm của người Hiệu trưởng, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này áp dụng vào công tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Cương
Dung lượng: | Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)