Một số bệnh truyền nhiễm

Chia sẻ bởi Lê Việt Cảnh | Ngày 05/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: một số bệnh truyền nhiễm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÌNH HÌNH DỊCH/BỆNH TRUYỀN NHIỄM & NHỮNG NGUY CƠ MỚI NỔI
Giải thích từ ngữ
1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
3. Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
Giải thích từ ngữ
4. Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.
5. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.
6. Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh.
7. Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Giải thích từ ngữ
8. Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.
9. Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.
10.Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch.
11. Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.
12. Xử lý y tế là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác
Phân loại bệnh truyền nhiễm
Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút …và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn(Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm: bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh phong; bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); và các bệnh truyền nhiễm khác
Tình hình dịch bệnh 2010
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
NĂM 2010
Trong xu hướng chung của thế giới, các bệnh có số mắc tăng cao: Tả, Sốt xuất huyết, Cúm A/H5N1, Cúm A/H1N1/09 đại dịch...

Tiếp tục duy trì thành quả khống chế một số bệnh truyền nhiễm: bại liệt, uốn ván sơ sinh

Một số bệnh có số mắc cao bất thường: sởi, cúm, quai bị, tay chân miệng
10 BỆNH/HỘI CHỨNG
CÓ TỈ LỆ MẮC CAO NHẤT NĂM 2010
5 BỆNH/HỘI CHỨNG
CÓ TỈ LỆ TỬ VONG CAO NHẤT NĂM 2010




MỘT SỐ BỆNH NGUY HIỂM, BỆNH BÙNG NỔ GÂY DỊCH
Bệnh tay chân miệng
Tình hình dịch bệnh:
Tích luỹ từ đầu năm 2011 đến tháng 9/2011, cả nước đã ghi nhận 57.055 trường hợp mắc tay chân miệng tại 61 địa phương trong đó đã có 111 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố.
Nguồn Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
Dịch tay chân miệng bắt đầu gia tăng từ tuần thứ 20 với 850 ca mắc/tuần, cao nhất là tuần thứ 27, đến tháng 9/2011 vẫn đang duy trì ở mức cao với trên hai nghìn ca mắc/tuần.
Các trường hợp mắc và tử vong do tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam chiếm 69,8% số mắc và 89,2% số tử vong của cả nước
Các trường hợp tử vong xảy ra chủ yếu xảy ra ở trẻ nam (70,6%), dưới 3 tuổi (79,8%).
Số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trong 6 tuần đầu năm 2012 tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2011.
Tỷ lệ mắc bệnh TCM là 100,8 trường hợp/100.000 dân.
Theo nhận định của Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch tay – chân - miệng của Bộ Y tế do điều kiện thời tiết và nhiều nguyên nhân khác, thời gian tới, bệnh tay – chân - miệng vẫn có khả năng diễn biến trên diện rộng và số người mắc bệnh sẽ tăng nhiều hơn.
 Nguồn http://t5g.org.vn/?u=dt&id=3564
Tác nhân gây bệnh: do nhóm vi rút đường ruột (enterovirus) gây nên. Có 11 chủng thuộc Coxsackievirus A (từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16); 4 chủng thuộc Coxsackievirus B (1, 2, 3, 5) và Enterovirus 71
Nguồn truyền nhiễm: Bệnh nhân, người lành mang trùng. vi rút trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân
Phương thức lây truyền:
Lây truyền qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà,….
Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, thì việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan trực tiếp từ người sang người.
BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG
Triệu chứng
Giai đoạn ủ bệnh tay – chân – miệng từ 3-7 ngày;
Giai đoạn khởi phát từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày;
Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài từ 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt), phát ban dạng phỏng nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm), sốt nhẹ, nôn, biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh;
Giai đoạn lui bệnh từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Ở thể lâm sàng tối cấp, bệnh diễn tiến rất nhanh, có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ. Ở thể không điển hình thì dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
Hình ảnh điển hình bệnh TCM
Phân loại
Độ 1: bệnh nhân chỉ loét miệng hoặc tổn thương da, có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Bệnh nhân phải được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ; hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ, vệ sinh răng miệng; nghỉ ngơi, tránh kích thích; tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.
Độ 2 được chia thành 2 cấp độ: độ 2a và độ 2b. Độ 2a: bệnh nhân sốt cao từ 39OC trở lên; thở nhanh, khó thở; giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều; đi loạng choạng; da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Bệnh nhân từ độ 2a trở lên phải điều trị nội trú tại bệnh viện và được theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ. Độ 2b: bệnh nhân giật mình, bệnh sử có giật mình ≥  2 lần/30 phút kèm ngủ gà, mạch nhanh trên 150 lần/phút, sốt cao từ 39OC trở lên không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc bị run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, rung giật nhãn cầu, lác mắt, yếu chi/liệt chi, liệt thần kinh sọ. Bệnh nhân phải được nằm đầu cao 30O; thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút; hạ sốt nếu có sốt; sử dụng các nhóm thuốc Phenobarbital, Immunoglobulin theo chỉ định của thầy thuốc; theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở...  
Độ 3: mạch nhanh > 170 lần/phút; vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú; huyết áp tăng; thở nhanh, thở bất thường; rối loạn tri giác; tăng trương lực cơ. Bệnh nhân phải chuyển sang điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực. Bệnh nhân phải được thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút và đặt nội khí quản giúp thở sớm khi thất bại với thở oxy; chống phù não; điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm, điều trị hạ đường huyết; theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi…
Độ 4: bệnh nhân có biểu hiện sốc, phù phổi cấp, tím tái, ngưng thở, thở nấc. Bệnh nhân được điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực. Bệnh nhân phải được đặt nội khí quản thở máy; chống sốc; đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương; điều chỉnh rối loạn kiềm toan, điện giải, hạ đường huyết và chống phù não…
Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Giáo dục – Đào tạo

- Ngày 18/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1439/CĐ-TTg gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng.
- Ngày 18/8/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 06/CT-BYT gửi các đơn vị trong ngành y tế về tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng.
- Ngày 26 tháng 9 năm 2011 liên Bô Y tế, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Kế hoạch số 790/KH-BYT-BGDĐT phối hợp hành động liên ngành Y tế - Giáo dục về phòng chống bệnh dịch tay chân miệng trong trường học năm học 2011-2012.
Phòng chống bệnh tay chân miệng
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ. Phòng bệnh là chính:

Bốn điều cần phải biết
Ba việc cần phải làm để phòng chống bệnh TCM.
Bốn điều cần phải biết:
Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh TCM cao nhất;
 Bệnh TCM lây trực tiếp qua đường tiêu hóa nên cần phải thực hiện ăn sạch, ở sạch, đồ chơi sạch;
 Hiện tại chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy biện pháp chủ yếu là phòng ngừa;
 Khí hậu nóng ẩm nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ba việc cần làm để phòng chống bệnh TCM
 Các bà mẹ, cô giáo và người chăm sóc trẻ là những người có thể phòng bệnh tốt nhất cho trẻ bằng những hành động sau đây:
1. Ăn uống sạch:
- Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội;
- Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.
- Không để lẫn thức ăn sống và thức ăn đã nấu chín, dùng riêng dụng cụ chế biến (dao, thớt, bát đĩa...) cho thức ăn sống và thức ăn chín. Mỗi trẻ em có cốc, chén, bát, thìa... riêng.
2. Ở sạch:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, chăm sóc trẻ, làm thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, ngay khi xong công việc;
- Rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch nhiều lần trong ngày;
- Mỗi trẻ em có khăn mặt, khăn lau riêng;
- Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, lau nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn;
- Không đi cầu, đổ phân của trẻ em ra ruộng đồng, ao mương, sông suối...
 3. Dụng cụ học tập, đồ chơi sạch:
- Bàn ghế, dụng cụ học tập, đồ chơi của trẻ phải được vệ sinh, sát khuẩn ít nhất 1 lần/ngày bằng dung dịch chloramin B hoặc nước Javel.
Khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng ngừa dịch bệnh tay – chân - miệng
1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Vệ sinh ăn uống:
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng;ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt:
Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Quản lý phân:
 Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
5. Theo dõi phát hiện sớm:
Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác
6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh:
Cácnhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. 
Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh,không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Khi có biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,50C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Khi trẻ bị bệnh, cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh
BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG
BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG
Tuyên truyền cách phát hiện sớm và phòng chống dịch bệnh
Kiểm tra thực hiện những quy định về vệ sinh môi trường: tăng cường tẩy uế sạch sẽ công trình vệ sinh, khu vực bếp, thu gom rác thải và đổ đúng nơi quy định; đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hệ thống cống rãnh thoát nước; các dụng cụ nuôi dưỡng, chăm sóc và đồ dùng cá nhân của trẻ được đánh rửa bằng xà phòng. Đảm bảo nguồn nước sạch, tẩy trùng nguồn nước khi cần thiết.
Kiểm tra chặt chẽ nguồn cung cấp và sử dụng thực phẩm, phải có hợp đồng ký kết với người cung cấp thực phẩm; đảm bảo yêu cầu sạch, an toàn theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, không để móng tay. Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ nên cho trẻ ăn ở nhà và ở trường, không ăn quà bánh mua ở dọc đường, hàng quán…

Ngành giáo dục tham gia phòng chống
bênh tay chân miệng
Nếu có bệnh dịch xảy ra, nhà trường phối hợp ngay với cơ sở y tế, tham mưu với lãnh đạo địa phương, cơ quan quản lý giáo dục địa phương và thống nhất với cha mẹ trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu thấy cấp thiết và nguy hiểm thì ngừng ngay việc tổ chức nuôi ăn cho trẻ tại trường hoặc có thể cho trẻ nghỉ ở nhà đến khi cơ quan y tế kiểm soát được mức độ lây lan của dịch bệnh.
Cán bộ quản lý giáo dục mầm non các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nắm bắt tình hình phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục mầm non. Chỉ đạo cơ sở khi có trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời và báo ngay cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch ở địa phương.
Các trường mầm non cần rà soát lại địa chỉ, số điện thoại của cha mẹ trẻ hoặc người nuôi dưỡng trẻ; số điện thoại của cơ sở y tế trên địa bàn để thông báo kịp thời khi phát hiện dịch.
Ngành giáo dục tham gia phòng chống bênh tay chân miệng
Khi có dịch
(Tham mưu với cấp quản lý giáo dục trình UBND có ý kiến của cơ quan y tế)

Cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng, phỏng nước; vệ sinh lớp học (lau sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập…) bằng xà phòng hoặc Cloramin B 2%.
Khi có từ 2 trẻ trở lên trong 1 lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày thì cả lớp đó sẽ nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để hạn chế bệnh lây lan
( Công văn số 3760/GD-ĐT – HSSV ngày 9/6/2011 về việc tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng)
Để phòng chống bệnh Tay chân miệng Bộ Y tế hướng dẫn dùng  dung dịch cloramin B 2%
Cách pha:  lấy  200 gam cloramin B 25%( bột) cho vào 10 lít nước sạch khuấy đều, ta có được  dung dịch khử trùng cần thiết để sử dụng trong công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng
Chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.
Biểu hiện lâm sàng: Tiêu chảy cấp tính, nguy cơ tử vong do mất nước
Tác nhân gây bệnh: Phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholerae) nhóm HT O1 và O139
Nguồn truyền nhiễm: Bệnh nhân, người lành mang trùng, ĐV thủy sinh, nhuyễn thể...
Phương thức lây truyền:
Lây qua đường tiêu hóa, đường nước bị nhiễm bẩn bơi phân và qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, chế biến…
Phẩy khuẩn tả bám vào tay => biến tay thành vật trung gian lây truyền vi khuẩn
Tính cảm nhiễm: mọi người đều có khả năng cảm nhiễm. Đặc biệt là nhóm người thiếu acid dịch vị.
Các biện pháp phòng bệnh:
Tuyên truyền giáo dục SK : giữ vệ sinh cá nhân, nơi sinh sống, giữ vệ sinh bàn tay
Tăng cường cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ( cơ sở chế biến, chợ , bếp ăn tập thể…)
BỆNH TẢ
DIỄN BIẾN DỊCH TẢ THEO NGÀY KHỞI PHÁT NĂM 2010
448 ca lâm sàng, tử vong 0
142 ca dương tính tại tỉnh,
46 ca dương tính tại Viện VSDTTW.
Biểu hiện lâm sàng: Viêm phổi cấp tính nặng, nguy cơ tử vong do suy hô hấp, suy đa phủ tạng
Tác nhân gây bệnh: Vi rút cúm A thuộc nhóm Orthomyxoviridae, phân týp H5N1
Nguồn truyền nhiễm: Chim nước di trú, gia cầm nuôi
Phương thức lây truyền:
Vi rút có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân gia cầm bệnh, bụi và đất.
Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc các vật dụng bị nhiễm.
Lây truyền qua không khí hay qua ăn uống thực phẩm bị nhiễm vi rút. Virút bám vào tay => xâm nhập vào cơ thể
Tính cảm nhiễm: mọi người đều có khả năng cảm nhiễm. Trên thực tế thì khả năng lây nhiễm là thấp.
Các biện pháp phòng bệnh:
Tuyên truyền giáo dục SK: giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay – vật trung gian lây truyền vi khuẩn , vệ sinh môi trường
Phát hiện sớm ca bệnh và người tiếp xúc, tổ chức cách ly điều trị BN kịp thời.
Vắc xin phòng bệnh

CÚM A/H5N1
PHÂN BỐ CA BỆNH CÚM A/H5N1
NĂM 2010
Biểu hiện lâm sàng: Viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp, nguy cơ tử vong do sốc nhiễm khuẩn và suy đa phủ tạng.
Tác nhân gây bệnh: Liên cầu khuẩn Streptococcus suis, gây bệnh ở lợn, có thể tím thấy VK ở đường hô hấp, tiêu hóa và sinh dục của lợn.
Nguồn truyền nhiễm: Chủ yếu là lợn, có thể ở ngựa, chó, mèo và chim
Phương thức lây truyền:
Tiếp xúc với lợn bệnh qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da, khi giết mổ, chế biên và ăn thị lợn bệnh chưa nấu chín.
Tính cảm nhiễm: ở lợn thì có thể nhiễm bệnh ở bất kỳ tuổi nào, ở người chưa được biết đầy đủ. Tuy nhiên những người có nguy cơ cao là người làm việc chăn nuôi, giết mổ lợn, cán bộ thú y, ăn tiết canh hoặc thịt lơn bệnh.
Các biện pháp phòng bệnh:
Tuyên truyền giáo dục SK
Vệ sinh phòng bệnh: an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với lợn bệnh.
BỆNH LIÊN CẦU LỢN
Biểu hiện lâm sàng: Sốt vi rút kèm theo ban xuất huyết, đốm xuất huyết, giảm tiểu cầu (<100.000/mm3), nguy cơ tử vong do sốc suy tuần hoàn
Tác nhân gây bệnh: Vi rút Dengue thuộc họ Flaviridae, gồm 04 typ HT D1, D2, D3, D4 đều gây bệnh tại Việt Nam.
Nguồn truyền nhiễm: Bệnh nhân, người lành mang trùng, muỗi Aedes aegypti nhiễm vi rút.
Phương thức lây truyền:
Lây truyền qua véc tơ, ở Việt Nam là 2 loài muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus, muỗi thường trú đậu ở các góc tối trong nha,̀ đốt ban ngày vào lúc sáng sớm và chiều tà.
Tính cảm nhiễm: mọi người đều có khả năng cảm nhiễm. Đặc biệt là nhóm người sinh sống trong vùng lưu hành dịch.
Các biện pháp phòng bệnh:
Tuyên truyền giáo dục SK
Vệ sinh phòng bệnh: kiểm soát/diệt bọ gậy và muỗi trưởng thành, Chống muỗi đốt
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
BỆNH TRUYỀN NHIỄM VẪN CÒN LÀ GÁNH NẶNG LỚN
Các bệnh nguy hiểm và bùng nổ gây dịch hoặc có xu hướng tăng – diễn biến phức tạp
vẫn đang đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em:
Tay chân miệng, tiêu chảy
HC cúm, sởi, quai bị
Cúm A/H5N1, cúm A/H1N1
Tả, liên cầu lợn ở người

BÀN TAY ĐÓNG VAI TRÒ KHÁ LỚN TRONG VIỆC LÂY TRUYỀN BỆNH

BIẾN CHỨNG NGÀY CÀNG PHỨC TẠP
Như bệnh tay chân miệng, nay đã xuất hiện ở cả người lớn. Năm 2011, đến thời điểm tháng 7 đỉnh dịch vẫn chưa dừng

TỈ LỆ TỬ VONG/ TỔN THƯƠNG SAU BỆNH NGÀY CÀNG NGUY HIỂM
Không chỉ làm tổn hại về mặt sức khỏe – kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tầm vóc, trí tuệ quốc gia
…Thế nhưng,
CẦN THAY ĐỔI NHẬN THỨC, HÀNH VI PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

TĂNG CƯỜNG NHẬN THỨC/ HÀNH VI VỆ SINH PHÒNG BỆNH


PHỐI HỢP VỚI NGÀNH Y TẾ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DICH TẠI CỘNG ĐỒNG.


XÂY DỰNG THÓI QUEN RỬA TAY VỚI XÀ PHÒNG ĐỂ NGĂN CHẶN SỰ LÂY LAN CỦA VI SINH VẬT GÂY BỆNH

PHÒNG CHỐNG DỊCH/BỆNH
THÓI QUEN NHỎ CHO THAY ĐỔI LỚN
Theo giám sát của UNICEF tại Việt Nam,
88% không rửa tay với xà phòng trước khi ăn
84% không rửa tay với xà phòng sau khi đại tiện
TRONG KHI, ĐÔI TAY LÀ MỘT TRONG NHỮNG VẬT TRUNG GIAN LÂY TRUYỀN VI KHUẨN VÀ SIÊU VI KHUẨN NHIỀU NHẤT TỪ BÊN NGOÀI VÀO CƠ THỂ

80% các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay như tiêu chảy, tay chân miệng, thương hàn… đều có liên quan đến hành vi không rửa tay bằng xà phòng. (Unicef)

RỬA TAY VỚI XÀ PHÒNG CÓ THỂ GIẢM 30% - 47% NGUY CƠ NHIỄM TRUYỀN QUA BÀN TAY (Unicef)
Source : http://www.unicef.org/vietnam/vi/media_14432.html
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Việt Cảnh
Dung lượng: 1,27MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)