MỘT SỐ BÀI TAP HÓA ĐẠI CƯƠNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiểu | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ BÀI TAP HÓA ĐẠI CƯƠNG thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
1

BÀI TẬP



HOÁ HỌC ĐẠI CƯƠNG


Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
2
Câu 1: Hoà tan 3,42g MgCl2, 2,63g NaCl vào 88,20g H2O. Tính nồng độ phần trăm (%) về khối lượng của NaCl, MgCl2 và H2O.
Hướng dẫn giải: Khối lượng dung dịch:
mdd = 2,63 + 3,42 + 88,20 = 94,25g
Nồng độ % của NaCl:

Nồng độ % của MgCl2:

Nồng độ % của H2O:
Câu 2: Axít nitric (HNO3) đặc có nồng độ 69% khối lượng riêng 1,41g/cm3. Tìm thể tích dung dịch chứa 14,2g HNO3
Hướng dẫn giải: Khối lượng dung dịch HNO3 là:


Thể tích dung dịch HNO3:

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
3
Câu 3: Khối lượng riêng của dung dịch H2SO4 49% là 1385 kg/dm3. Hỏi phải lấy H2SO4 49% một thể tích bằng bao nhiêu để điều chế:
a. 1 lít dung dịch H2SO4 nồng độ 0,5N
b. 400cm3 dung dịch H2SO4 nồng độ 1N.
c. 250cm3 dung dịch H2SO4 0,2M.
Hướng dẫn giaỉ: a. 1 mol H2SO4 = 98g chứa 2 đương lượng gam
Vậy m(g) = ? → 0,5 đương lượng gam

Thể tích H2SO4 49% cần dùng để pha:



b. 400cm3 dung dịch 1N chứa m(g) H2SO4 nguyên chất:


Thể tích H2SO4 49% dùng để pha 400cm3 1N là
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
4
c. 250cm3 dung dịch chứa m(g) nguyên chât:
Khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần dùng để pha:
Thể tích H2SO4 49% cần dùng để pha:

Câu 4: Dung dịch HCN nồng độ 0,2M có Ka = 4,9.10-10. Xác định [H3O+] = ? và độ điện li α.
Hướng dẫn giải: HCN + H2O ↔ H3O+ + CN-
0,2 0 0
0,2 – x x x
Ta có: Ka = x2/(0,2 – x) = 4,9.10-10. Giả thiết x << 0,2.
Ta có: x2 = 0,2.4,9.10-10 = 9,8.10-11 → x = 9,9.10-6
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
5
pH = - lg9,9.10-6 = 6 – lg9,9 = 5,0043, α = 9,9.10-6/0,2 = 49,5.10-6
Câu 5: Tính pH của dung dịch H2SO4 0,1M
Hướng dẫn giải:
[H3O+] = 2[H2SO4] = 2.0,1 = 0,2 = 2.10-1
Vậy pH = -lg2.10-1 = 1 – lg2 = 1 – 0,301 = 0,699
Câu 6: Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M
Hướng dẫn giải: CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO-
[H3O+] = [CH3COO-] = αC
Giả thiết α của CH3COOH bằng 2% ta tính được:
[H3O+] = 2/100.0,1 = 2.10-3 → pH = lg- 2.10-3 = 3 – 0,301 = 2,699.
Câu 7: Tính pH của dung dịch HCN 0,1M biết KHCN = 7,3.10-10.
Hướng dẫn giải: HCN + H2O ↔ H3O+ + CN-
Nồng độ [H3O+] = αC = 8,544.10-5.0,1 = 8,544.10-6
Vậy pH = -lg[H3O+] = -lg8,544.10-6 = 6 – 0,931 = 5,069
Trường hợp biết Ka và nồng độ ta có thể tính như sau:
HCN + H2O ↔ H3O+ + CN-
KHCN = [H3O+][A-]/[HA]
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
6
Theo phương trình ta có: [H3O+] = [A-] vì axit yếu nên [HA] = CHA – x,
x << CHA → [HA] ≈ CHA. Ta có: Ka = [H3O+]2/CHA
→ 2lg[H3O+] = lgKa + lgCHA
-lg[H3O+] = - ½ (lgKa + lgCHA)
pH = - ½ lg7,3.10-10 – ½ lg0,1 = 5,69
Câu 8: Tính pH của dung dịch NH4Cl 0,2M, cho Ka(NH4OH) = 1,75.10-5.
Trong dung dịch:
Hướng dẫn giải: NH4Cl → NH4+ + Cl-
NH4+ + 2H2O ↔ H3O+ + NH4OH
[NH4+] = [NH4Cl] = 0,2M; [H3O+] = [NH4OH]
pH = ½ (pKa – lgCa) → pKa = pKNH4+ = 14 – pKNH4OH
pK NH4OH = - lgKNH4OH = 5 – lg1,75 = 5 – 0,243 = 4,757
pKNH4+ = 14 – 4,757 = 9,243. Vậy pH = ½ (9,243 – lg0,2) = 4,272.
Câu 9: Tính pH của dung dịch NH4OH 0,2M, biết độ điện li α của NH4OH là 2%.
Hướng dẫn giải: NH4OH ↔ NH4+ + OH-
[OH-] = αC = 2/100.0,2 = 0,4/100 = 4.10-3M

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
7
pH = -lg[H3O+] = -lg2,5.10-12 = 12 – lg2,5 = 12 – 0,3979 = 11,021
Câu 10: Tính pH của dung dịch NH4OH 0,1M, cho Kb (NH4OH) = 1,75.10-5.
Hướng dẫn giải: NH4OH ↔ NH4+ + OH-
pH = -lg[H3O+] = -lg7,58.10-12 = 12 – 0,879 = 11,121
Trường hợp NH4OH rất yếu: NH4OH ↔ NH4+ + OH-
Kb = [NH4+][OH-]/[NH4OH]. Vì (NH4+ và NH4OH liên hợp) nên
[NH+] = [OH-] và vì [NH4OH] = CB do vậy KB = [OH-]2/CB →
[OH-]2 = KB.CB
(10-14)2/[H3O+]2 = 10-14 .CB/Ka → [H3O+]2 = 10-14.Ka/CB
2lg[H3O+] = lg10-14 + lgKa – lgCB = 7 + ½ (pKa + lgCA)
pH = 7 + 2,38 + 0,5 = 9,875
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
8
Câu 11: Độ tan S của BaSO4 là 1.10-5. Vậy tích số tan của BaSO4 tại nhiệt độ đó là:
10-8 B. 10-9 C. 10-10 D. 10-11.
Câu 12: Cho phản ứng:
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + 7H2O
A. K2Cr2O7 chất khử.
B. FeSO4 chất oxi hoá
C. Cr2O72-/Cr3+ và Fe3+/Fe2+ là hai cặp oxi hoá – khử.
D. Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cr2O72-
Câu 13: Phản ứng nào dưới đây không thể xảy ra trong dung dịch:
A. AgNO3 + H2S → B. Cr(OH)3 + H2SO4 →
C. (NH4)2SO4 + NaOH → D. BaCl2 + Ca(OH)2 →
Câu 14: Hoà tan 100g CuSO4.5H2O vào 400g dung dịch CuSO4 4%.
Tìm C% của dung dịch CuSO4 mới.
A. 8%. B. 16%. C. 32%. D. 24%.
Câu 15: Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 74% (d = 1,664) để
pha 250g dung dịch H2SO4 20%.
A. 40,6ml B. 30,6ml C. 50,6ml D. 20,6ml.
Câu 16: Hoà tan 5,72 gam Na2CO3.10H2O vào 44,28ml H2O. Nồng
độ % của dung dịch Na2CO3 là:
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
9
3,24% B. 4,24% C. 2,24%. D, 5,24%
Câu 17: Cần lấy bao nhiêu gam NaOH rắn để pha 3 lit dung dịch
NaOH 10% có d = 1,115g/ml.
234.5g B. 334,5g C. 434,5g. D. 134,5g
Câu 18: Hoà tan 20g đường và 15g muối vào 215g nước. Tìm nồng
độ % của từng chất.
Đ = 8%; M = 6%. B. Đ = 6%; M = 8%.
C. Đ = 10%; M = 8% D. Đ = 8%; M = 10%
Câu 19: Hoà tan 50g KNO3 vào 200g dung dịch NaCl 10%. Tìm nồng
độ % của từng chất.
KNO3 = 20%; NaCl = 10%. B. KNO3 = 20%; NaCl = 8%.
C. KNO3 = 18%; NaCl = 10%. D. KNO3 = 18%; NaCl = 8%.
Câu 20: Hoà tan 25g chất tan vào 100g nước, dung dịch có khối
lượng riêng d = 1,143g/ml. Tìm C% và V.
C(%) = 20%; V = 109,4 ml B. C(%) = 18%; V = 106,4 ml.
C. C(%) = 18%; V = 102,4 ml. D. C(%) = 20%; V = 100,4 ml
Câu 21: Tìm số gam dung dịch NaOH 10% cần thêm vào 100g NaOH
30% để được dung dịch NaOH 26%.
A. 25g B. 15g C. 35g D. 45g.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiểu
T.CĐSP Nha Trang
10
Câu 22: Dung dịch bazơ mạnh Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10-4M. pH của
dung dịch này là:
8. B. 9,6. C. 10,5. D. 11.
Câu 23: Trộn lẫn 2 dung dịch có thể tích bằng nhau: HCl 0,2M và
Ba(OH)2 0,2M. pH của dung dịch thu được là:
1,3 B. 7. C. 13. D. 13,3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiểu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)