Một đổi mới kiểm tra- đánh giá HS

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoàn | Ngày 16/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Một đổi mới kiểm tra- đánh giá HS thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Đề cương đổi mới Việc kiểm tra đầu giờ

A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài:
1. Lí do khách quan:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Đổi mới chương trình đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các khâu, trong đó có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, trước tiên cần phải đổi mới việc kiểm tra.
2. Lí do chủ quan
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì vấn đề về đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được đúng trình độ, năng lực của học sinh và chất lượng giảng dạy  vào những thời điểm cụ thể theo mục tiêu của chương trình môn học là một câu hỏi  lớn dành cho những người làm công tác giáo dục trong đó có bản thân tôi.
Xuất phát từ mong muốn giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học và tích cực học tập. Giúp các em biết sử dụng SGK, SBT và các tư liệu tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả. Tôi chọn đề tài “Đổi mới phương pháp kiểm tra đầu giờ” Với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, cũng như tạo điều kiện cho các em học sinh có thể đạt kết quả tốt hơn trong kỳ thi vào trường THPT trong năm học tới.
II. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng từ việc thu thập thông tin mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng và đánh giá không phải chỉ là việc cho điểm bài làm cuối học kỳ, cuối năm của học sinh mà phải là hoạt động thu thập tất cả những sản phẩm do học sinh làm ra trong quá trình học. Đó có thể là những bài viết, những tư liệu học sinh thu thập được, những hoạt động của học sinh trong quá trình thảo luận. Đánh giá không phải chỉ đo lường kết quả, mà đòi hỏi phải đo lường những tiến bộ của học sinh trong từng giờ học. Đó là khái niệm về đánh giá nói chung, cụ thể hơn, đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn, quá trình dạy học đã hình thành đến mức độ nào về kiến thức, kỹ năng và trình độ tư duy cho học sinh
Kiểm tra không chỉ là để cho điểm.Kiểm tra đánh giá học sinh là hoạt động bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Kiểm tra đánh giá học sinh là hoạt động bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp. Nhưng phần lớn các giáo viên đều quan niệm, việc ra đề kiểm tra cho học sinh đơn giản là có điểm số ghi vào sổ điểm. Từ đó, có căn cứ để cuối học kỳ, cuối năm đánh giá học sinh. Còn các cán bộ quản lý giáo dục thì cho rằng, đó là công việc của giáo viên chứ không phải của hiệu trưởng.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.
Mặt khác, kiểm tra, đánh giá không còn hoạt động của riêng giáo viên mà phải là của hiệu trưởng các trường học. Hiệu trưởng sử dụng việc đánh giá thường xuyên (không chỉ thông qua các bài kiểm tra) để hướng dẫn học sinh học tập, giáo viên giảng dạy và giám sát, nâng cao chất lượng trường học.
Bên cạnh đó, năng lực của đa số giáo viên nhìn chung còn hạn chế, khó ra được những đề kiểm tra có căn cứ khoa học. Hơn nữa, điều kiện làm việc của giáo viên còn khó khăn. Mỗi giáo viên phải đảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoàn
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)