Một bài kiểm tra được 2 môn rất hay

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 10/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Một bài kiểm tra được 2 môn rất hay thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Một bài thử sức HS tiểu học thông minh với 2 môn học

I.-Giới thiệu:
Cuối năm học (lớp 5) hoặc đầu năm học mới (lớp 6) GV muốn kiểm tra đánh giá hoặc phát hiện HS Giỏi ( thông minh ) cần những Bài tập ngắn gọn sâu sắc để thử sức HS. Dưới đây giới thiệu 1 bài ngắn ( chỉ cần 45’ ) đánh giá HS được cả môn Toán và Tiếng Việt.

II.-Bài tập mẫu :
1/-Đầu bài: 1 cuốn sách có tiêu đề là 4 từ ; “BÀI LÀM VĂN MẪU”. Nếu sắp xếp thay đổi vị trí các từ này thành cụm từ mới thì có tất cả bao nhiêu cách ? trong đó bao nhiêu cách có ý nghĩa với tiếng Viêt ? Hãy giải thích và đặt câu ví dụ cho mỗi cụm từ .

2/- Bài giải:
a/-Phần toán học;
Đây là bài toán có nhiều cách giải. Với HS đã học “lý thuyết kết hợp” , học về “Giai thừa” thì không khó; nhưng với HS lớp 5 & HS mới bước vào lớp 6 muốn làm tốt bài (không được dùng công thức có sẵn của THPT) thì cần trí thông minh và tư duy tổng hợp. sau đây là các cách giải tùy theo trình độ tư duy của HS

*Cách 1:
Đặt ký hiệu B= bài; L=làm, V = Văn; M = Mẫu ,
với cụm từ “BÀI LÀM VĂN MẪU” = BLVM.
Liệt kê lần lượt tất cả cách thay đổi vị trí các từ để thành cụm từ ghép rồi đếm số cụm từ lập được. ta có bảng sau:
BLVM
BVML
BMLV
BVLM
BMVL
BLMV

LVMB
LMBV
LBVM
LMVB
LBMV
LVBM

VMBL
VBLM
VLMB
VBML
VLBM
VMLB

MBLV
MLVB
MVBL
MLBV
MVLB
MBVL


Kết quả có thể ghép thành 24 cách (ĐS)
( Cách này đơn giản nhất nhưng không có suy luận vì thế đáp số khó chính xác- có thể HS liệt kê thiếu. Vì thế nếu chỉ dừng ở đây thì chỉ cho điểm tối thiểu; Nếu HS ghi thêm “Không còn cách nào khác” bên cạnh ĐS thì cho điểm trung bình)

*Cách 2: suy luận như sau
Nếu có 3 từ thì có 6 cách thay đổi vị trí; Nếu có 4 từ thì :
Mỗi từ có thể ghép với 3 từ còn lại theo 6 cách;
4 từ lần lượt sẽ ghép được: 4 x 6 = 24 cách Đáp số 24 (cách)
(HS làm theo cách này chứng tỏ đã biết suy luận, nên cho điểm khá)
*Cách 3: suy luận và tổng quát như sau
Nếu có 2 từ thì có 2 cách thay đổi vị trí;
Nếu có 3 từ thì có: 2 x 3 = 6 cách thay đổi vị trí;
Nếu có 4 từ thì có: 2 x 3 x 4 = 24 cách thay đổi vị trí
......... ........... ............
Nếu có n từ thì có: 2 x 3 x 4 x .... x n cách thay đổi vị trí
Trong bài n = 4 Vậy trả lời có 2 x 3 x 4 = 24 cách (ĐS)

(HS làm theo cách này chứng tỏ mặc dù chưa dùng đến kiến thức “giai thừa” đã biết suy luận và tổng quát hóa, nên cho điểm giỏ tối đa- hoăc điểm thưởng)

b/- Phần văn học:
Cách kết hợp toán học trên có thể nhận được 10 kết quả sắp xếp tạo cụm từ có ý nghĩa với tiếng Việt. Đó là các cụm từ sau
BLVM; 2- BMLV; 3- BVLM ; 4- LMBV; 5- LBVM;
6- LVBM; 7- VBLM; 8- MBLV; 9-; 10- MVLB

Nhận xét:
- Trong 4 từ đã cho tại đầu bài, từ “LÀM” vồn trong tiếng Việt là Động từ nên không thể đứng cuối 1 cụm từ mà chỉ có thể ghép với 1 danh từ khác thành danh từ ghép như “Bài làm”, hoăc cụm động-danh từ như “làm văn”, “làm bài”, “làm mẫu”
- Trong 10 cụm từ có nghĩa trên, tùy khía cạnh ý nghĩa/(Ngữ nghĩa) mà ngắt/tách thành tiểu phấn nhỏ. Thí dụ:
BLVM= Bài làm văn …mẫu; MLBV = mẫu…làm bài văn; (3-1 hoặc 1-3 )
BVLM = Bài văn…làm mẫu; MBLV= Mẫu bài…làm văn. ( 2-2 )

Đất câu:
với cụm BVLM: Giáo viên cho em “bài văn làm mẫu”
với cụm BMLV: Em mượn của bạn “Bài mẫu làm văn”
với cụm BLVM: Sách ‘Những bài làm văn mẫu” là tài liệu tham khảo
với cụm MLBV: Em có “Mẫu làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 7,76KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)