Môn thể thao tự chọn

Chia sẻ bởi Vũ Trung Hiếu | Ngày 11/05/2019 | 170

Chia sẻ tài liệu: Môn thể thao tự chọn thuộc Thể dục 10

Nội dung tài liệu:


MÔN THỂ THAO
KÉO CO QUỐC TẾ

BIÊN SOẠN
ThS ĐOÀN CÔNG TUẤN
PHÓ TỔNG THƯ KÝ HỘI KÉO CO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIỚI THIỆU


CHÚNG TÔI CUNG CẤP TOÀN BỘ THÔNG TIN CƠ SỞ VỀ MÔN THỂ THAO KÉO CO, MỘT MÔN THỂ THAO MỚI.

CHÚNG TÔI CÓ NHỮNG BĂNG HÌNH VỚI HÌNH ẢNH THỰC, SỐNG ĐỘNG VỀ MÔN KÉO CO. NẾU BẠN THẬT SỰ QUAN TÂM ĐẾN KHỞI ĐẦU LÀ MỘT CÂU LẠC BỘ HAY MỘT TỔ CHỨC CẤP QUỐC GIA THÌ CHÚNG TÔI SẴN SÀNG HỖ TRỢ BẠN VỚI TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VÀ HUẤN LUYỆN CĂN BẢN CHO ĐỘI CỦA BẠN CŨNG NHƯ CHO TRỌNG TÀI.
LIÊN HỆ


VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NẾU BẠN THÍCH THÚ VỚI VẤN ĐỀ NÀY.

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
ĐOÀN CÔNG TUẤN
01 HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA, PHƯỜNG BẾN THÀNH – QUẬN 1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




NHƯ LÀ KHÁN GIẢ TẠI CUỘC THI KÉO CO HOẶC HƠN NỮA, BẠN LÀ THÀNH VIÊN CỦA MỘT ĐỘI KÉO CO, NHẤT ĐỊNH BẠN SẼ ĐẾN CUỘC THI ĐỂ ĐÁNH GIÁ CAO VỀ TÍNH THÂN THIỆN CỦA MÔN THỂ THAO ĐỒNG ĐỘI NÀY.

KÉO CO LÀ MỘT MÔN THỂ THAO KHÔNG ĐÒI HỎI NHIỀU ĐẾN NHỮNG DỤNG CỤ ĐẮT TIỀN CŨNG NHƯ ĐIỀU KIỆN ĐẶC BIỆT.

NHỮNG QUY ĐỊNH DÀNH CHO THI ĐẤU CŨNG DỄ HIỂU.

KÉO CO KHÔNG PHẢI LÀ MÔN THỂ THAO KHÓ ĐỂ KHỞI ĐẦU TẬP LUYỆN.
TUY NHIÊN, ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ Ở TÌNH TRẠNG SUNG SỨC CAO – SỨC BỀN – CŨNG NHƯ SỰ ĐIỀU CHỈNH HỢP LÝ CỦA KỸ NĂNG DÀNH RIÊNG TRONG THI ĐẤU, BẠN CẦN CÓ TÍNH KIÊN NHẪN.

CUỐI CÙNG, CHÚNG TA CŨNG NHÌN NHẬN RẰNG, MÔN THỂ THAO KÉO CO CŨNG ĐÒI HỎI PHẢI CÓ TRÍ LỰC TỐT ĐỂ TẠO THÀNH SỰ PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ.

TÔI HY VỌNG RẰNG, CHÚNG TÔI CÓ ĐỦ KHẢ NĂNG ĐỂ ĐÁP ỨNG NHỮNG THÔNG TIN MÀ BẠN ĐANG TÌM KIẾM.
LỜI NÓI ĐẦU
NGUỒN GỐC XA XƯA
CÁC CUỘC ĐUA TRANH KÉO ĐẨY TRÊN SỢI DÂY KHỞI NGUỒN TỪ CÁC NGHI LỄ HOẶC THỜ CÚNG TÔN GIÁO.
MÔN KÉO CO THỜI XƯA ĐƯỢC TRÌNH DIỄN THEO NHIỀU PHONG CÁCH KHÁC NHAU.

TẠI AFGHANISTAN, CÁC ĐỘI SỬ DỤNG CÂY CỌC GỖ KÉO – ĐẨY THAY VÌ SỬ DỤNG SỢI DÂY THỪNG.

TẠI HÀN QUỐC, NHỮNG ĐỨA TRẺ CHƠI KÉO CO THEO CÁCH KHÁC, CHÚNG TẠO THÀNH SỢI DÂY BỞI CHÍNH THÂN THỂ CỦA CHÚNG BẰNG CÁCH KHOÁ 2 TAY VÒNG QUA EO CỦA NGƯỜI PHÍA TRƯỚC VÀ ĐỘI TRƯỞNG CỦA 2 ĐỘI NỐI VỚI NHAU BỞI HAI BÀN TAY.
Hình ảnh về kéo co
Thi đấu kéo co năm 1888 - ảnh của Liên đoàn kéo co thế giới





Thi đấu kéo co tại Olympic năm 1904- ảnh của Liên đoàn kéo co thế giới

NGUỒN GỐC KÉO CO
NGƯỜI ESKIMO TRÌNH DIỄN KÉO CO NHƯ SAU: 2 VẬN ĐỘNG VIÊN NGỒI TRÊN ĐẤT, SỬ DỤNG MỘT SỢI DÂY NGẮN. NGƯỜI NÀO KÉO ĐƯỢC ĐỐI THỦ CỦA MÌNH VƯỢT QUA VỊ TRÍ ĐANG NGỒI LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG.
HY LẠP, ĐƯỢC COI LÀ CÁI NÔI CỦA CÁC MÔN THI OLYMPIC CÓ NGUỒN GỐC CỔ XƯA, VÀO KHOẢNG 500 NĂM SAU CÔNG NGUYÊN, MÔN KÉO CO ĐÃ ĐƯỢC LUYỆN TẬP BỞI CÁC LỰC SĨ ĐIỀN KINH HOẶC ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ MỘT BÀI TẬP THÂN THỂ CHO CÁC MÔN THỂ THAO KHÁC.
KÉO CO LÀ NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG CÁC CUỘC THI TẠI CÁC CUNG ĐIỆN DƯỚI THỜI HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA CŨNG NHƯ TRONG CÁC THỜI KỲ CỦA MÔNG CỔ & THỔ NHĨ KỲ.
THỜI KỲ THUỘC ĐẠI HỘI THỂ THAO OLYMPIC
Nét nổi bật của môn THỂ THAO KÉO CO trong các thời kỳ thuộc
ĐẠI HỘI THỂ THAO OLYMPIC từ năm 1900 – 1920.

Thời điểm VÀNG BẠC ĐỒNG

1900 tại Pháp Thuỵ Điển Mỹ Pháp
1904 tại Pháp Mỹ Mỹ Mỹ
1908 tại Anh Anh Anh Anh
1912 tại Thuỵ Điển Thuỵ Điển Anh
1920 tại Hà Lan Anh Hà Lan Bỉ
HIỆP HỘI KÉO CO QUỐC GIA
TRONG PHẠM VI CÁC HIỆP HỘI ĐIỀN KINH, THÌ MÔN KÉO CO VẪN LÀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN VÀ TẠI CÁC LỄ HỘI THỂ THAO THÌ MÔN KÉO CO VẪN LÀ MÔN THI ĐẤU THÔNG DỤNG. VÌ BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP NÀY LÀ “PHI – OLYMPIC” CHO NÊN NÓ KHÔNG PHẢI LÀ PHƯƠNG PHÁP ƯU VIỆT.
VÌ THẾ, CÁC ĐỘI KÉO CO HỢP LẠI ĐỂ THÀNH LẬP 1 HIỆP HỘI DÀNH CHO MÔN “THỂ THAO KÉO CO” ĐỘC LẬP & RIÊNG BIỆT.

HIỆP HỘI KÉO CO ĐƯỢC CHO LÀ THÀNH LẬP LÂU ĐỜI NHẤT LÀ Swenska Dragkamp Forbundet, thuộc THUỴ ĐIỂN, 1933.
HIỆP HỘI KÉO CO ANH QUỐC, 1958.
HIỆP HỘI KÉO CO HÀ LAN, 1959.
SỰ THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN KÉO CO QUỐC TẾ
Không lâu sau đó, môn KÉO CO nằm trong chương trình thi đấu của ĐẠI HỘI THỂ THAO OLYMPIC. Một cơ hội để tham gia thi đấu QUỐC TẾ.

Trong sự cộng tác với nhiều Đại diện từ HIỆP HỘI THUỴ ĐIỂN, sáng kiến thiết lập một LIÊN ĐOÀN KÉO CO QUỐC TẾ (TWIF) đã được thực hiện vào năm 1960 bởi GEOGRE HUTTON thuộc HIỆP HỘI ANH QUỐC.

Tug of War International Federation
T. W. I. F
CÁC CUỘC THI ĐẤU THUỘC LIÊN ĐOÀN
Cuộc thi QUỐC TẾ đầu tiên của LIÊN ĐOÀN được tổ chức tại ĐẠI HỘI THỂ THAO Baltic vào năm 1964 (Malmo, Thuỵ Điển) với 4 quốc gia: Anh – Thuỵ Điển – Hà Lan và Đan Mạch.

Giải VÔ ĐỊCH CHÂU ÂU lần đầu tiên tại Anh năm 1965.

Từ mỗi năm, với thời gian giữa 2 sự kiện, các giải VÔ ĐỊCH CHÂU ÂU đã được tổ chức cho đến năm 1975, khi các quốc gia ngoài Châu Âu được chấp nhận là Hội viên của TWIF thì kết quả của sự liên kết này là Giải VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI lần đầu tiên tại Hà Lan.

Hiện nay, cứ mỗi 2 năm thì TWIF tổ chức giải VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI.
Các giải VÔ ĐỊCH LỤC ĐỊA thì được tổ chức vào giữa năm.
SỰ SÁP NHẬP
TWIF là thành viên của TỔNG HIỆP HỘI CÁC LIÊN ĐOÀN THỂ THAO và HIỆP HỘI CÁC LIÊN ĐOÀN THỂ THAO ĐƯỢC TÍN NHIỆM.
Ngoài ra, TWIF còn là thành viên sáng lập của HIỆP HỘI THẾ GIỚI CÁC TRÒ CHƠI QUỐC TẾ.

TỔNG HIỆP HỘI CÁC LIÊN ĐOÀN THỂ THAO – GAISF
(General Association of International Sports Federation)

HIỆP HỘI CÁC LIÊN ĐOÀN THỂ THAO ĐƯỢC TÍN NHIỆM – ARISF
(Association of Recognised International Sports Federation)

HIỆP HỘI THẾ GIỚI CÁC TRÒ CHƠI QUỐC TẾ - IWGA
(International World Games Association)
SỰ CÔNG NHẬN
Môn Kéo co đã hiện diện trên chương trình của các sự kiện thuộc thế giới các trò chơi. Thành phần tham dự của TWIF với các hạng cân: 600kg, 640kg, 680kg, 720kg NAM và 560kg NỮ.

Các năm diễn ra sự kiện: 1981, 1985, 1989, 1993, 1997, 2001, 2005 tại các quốc gia: MỸ - ANH – ĐỨC – HÀ LAN – PHẦN LAN – NHẬT nhưng mãi đến năm 2005 mới có hạng cân NỮ 560kg tham gia.

Tháng 7, 1999 TWIF được công nhận tạm thời bởi UỶ BAN OLYMPIC QUỐC TẾ - IOC (International Olympic Committee) và đến tháng 02/2002 mới được công nhận chính thức chiếu theo quy định số 29 của HIẾN CHƯƠNG OLYMPIC.
THÀNH VIÊN CÁC HIỆP HỘI
1. Australia 2. Belgium 3. Brunei Darussalam 4. Cambodia
5. Cameroon 6. Canada 7. Channel Islands
8. People’s Republic of China 9. Czech Republic 10. England
11. France 12. German 13. Greece 14. Hongkong China
15. India 16. Iran 17. Ireland 18. Israel 19. Italy 20. Japan
21. Kenya 22. Korea 23. Laos 24. Latvia 25. Lithuania
26. Macau 27. Malta 28. Mauritius 29. Mongolia
30. Morocco 31. Namibia 32. Nepals 33. Netherlands
34. Nigeria 35. Northern Ireland 36. Pakistan 37. Philippines
38. Poland 39. Russia 40. South Africa 41. Scotland
42. Serbia 43. Singapore 44. Sri Lanka 45. Spain 46. Sweden
47. Switzerland 48. Chinese Taipei 49. Turkey 50. Ukraine
51. U.S.A 52. Viet Nam (2007) 53. Wales 54. Zambia
LỊCH SỬ KÉO CO VIỆT NAM
Kéo co là trò chơi dân gian truyền thống có từ lâu đời tại nước ta, là môn thể thao dể chơi và có tính đồng đội cao nên kéo co được các BTC lể hội, cơ quan ban ngành … chọn làm môn thi đấu trong các hoạt động tại đơn vị, kéo co có sức thu hút rất lớn đối với đông đảo người hâm mộ.

Hiện nay chưa có tài liệu nào thống kê và ghi nhận kéo co có mặt tại Việt Nam khi nào.

Đối với môn kéo co Quốc tế (tên gọi Quốc tế là Tug-of-war) được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2004 tại Cung văn hoá Lao động TP Hồ Chí Minh do các chuyên gia Đài Loan nhằm giới thiệu các kỹ thuật mới cho các đơn vị cơ quan ban ngành , công ty trên địa bàn thành phố …

Đến năm 2005, kéo co quốc tế được giới thiệu cho đối tượng đoàn viên thanh niên tại Nhà Văn hoá Thanh niên TP Hồ Chí Minh.
LỊCH SỬ KÉO CO VIỆT NAM
Năm 2006, thông qua tổ chức Hữu nghị TP. Hồ Chí Minh do Ông Trần Văn Tạo đại diện , Ngài Wuwenta – Chủ tịch Liên đoàn Kéo co Châu Á đã cùng các Ông Trần Văn Mui, Mai Bá Hùng, Khương Phước … thống nhất kế hoạch phát triển môn Kéo co Quốc tế và được chính thức giới thiệu cho 24 trung tâm TDTT Quận, Huyện cùng các đơn vị lực lượng vũ trang, công ty trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Khoá bồi dưỡng Huấn luyện viên, Trọng tài chính quy đầu tiên do chuyên gia Thẫm Huy Đường – Đài loan huấn luyện.

Tháng 5/2006 Giải Vô địch Kéo co Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần I - 2006 được tổ chức tại nhà thi đấu Nguyễn Du Quận 1 – TP.HCM có 54 đội tham dự, trong đó có 02 đội Quốc tế là HongKong - China và MaCau – China.
LỊCH SỬ KÉO CO VIỆT NAM
Trước thắng lợi bước đầu đó , năm 2007 , Ông Nguyễn Hoàng Năng – GĐ Sở TDTT TP HCM đã ký quyết định thành lập Hội Kéo co Tp HCM với 17 thành viên , do Ông Lê Hồng Triều – GĐ Cung VH lao động TP.HCM làm Chủ tịch , Ông Mai Bá Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký , Ông Đoàn Công Tuấn – Phó Tổng thư ký … Các Ông Trần Văn Tạo, Khương Phước, Trần Văn Mui và Tăng Bá Lể được mời làm cố vấn cho Hội. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Hội Kéo co Tp HCM được Ủy ban Olympic Việt nam ký ủy nhiệm thư cử làm đại diện chính thức của Kéo co Việt nam tại Liên đoàn Kéo co Thế giới – ITWF, và Việt nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 50 của Liên đoàn Kéo co Thế giới và được giới thiệu chính thức trong hội nghị cùng năm .
Năm 2008 là năm đánh dấu một số sự kiện thành công của Kéo co Việt nam, đầu tiên là Giải Kéo co Quốc tế TP.HCM mở rộng lần 3 có 04 nước tham dự: HongKong, MaCau, Brunei, Laos. Trong năm, đã có 2 khóa HLV, Trọng tài cho 02 khu vực Phía Bắc và Phía Nam để phát triển phong trào, Giải Vô địch kéo co quốc gia lần thứ 1 được tổ chức tại TP.HCM với 30 đội đến từ 05 đơn vị: Hà Nội, TP.HCM, Daklak, Sơn La, Bộ Công an. Và 02 đội tuyển nam, nữ Việt Nam được thành lập để tham dự Giải Vô địch Châu Á lần 8 tại MaCau, 2 đội tuyển đã thi đấu rất thành công, đội Nam hạng 4 giải Macau Mở rộng , hang 4/12 đội Giải vô địch Châu Á , và đội Nữ đã vượt qua 06 quốc gia đoạt HC Đồng Châu Á, gây kinh ngạc cho giới chuyên môn lúc đó, cùng thời gian, trong Hội nghị BCH Liên đoàn Kéo co Châu Á, ông Lê Hồng Triều – Chủ tịch Hội Kéo co Tp HCM được bầu vào BCH Liên đoàn Kéo co Châu Á .
LỊCH SỬ KÉO CO VIỆT NAM

Năm 2009, Kéo co Việt nam lại tiếp tục gặt hái thành công tại Giải Vô địch Kéo co Đông Nam Á lần 1 tại Singapore khi đạt HCV Nữ, HCB Nam và HCB Nam Nữ phối hợp, trong năm cũng đã tổ chức thành công Giải Vô địch quốc gia và Giải Vô địch Kéo co Tp HCM mở rộng, Tổng cục TDTT cũng đã có bước ngoặc quan trọng khi phối hợp cùng Bộ Giáo dục tổ chức khóa tập huấn cho Cán bộ, giáo viên thể dục của 63 Tỉnh thành và các trường Đại học trên toàn quốc tại Trung tâm HL Quốc gia III - Đà Nẳng và có 112 học viên tham dự, Giải Vô địch Học sinh khuyết tật Toàn quốc lần 1 tại Daklak là ghi nhận thành công đó với 19 đội Nam và 16 đội Nữ tham dự.

Năm 2010, Kéo co Việt Nam tiếp tục chứng tỏ vị trí của mình, khi đội Nữ giữ vững thành tích HC Đồng Giải Vô địch Châu Á tại Hàn Quốc, đồng thời đạt them 02 huy chương ở giải Hàn Quốc Mở rộng: HCB Nữ và HC Đồng Nam Nữ phối hợp. Trong năm 2010 diễn ra Giải Vô địch Kéo co học sinh lần 1 tại Cần Thơ (đây là giải thử nghiệm cho công tác tổ chức Hội khỏe Phù Đổng 2012), với sự tham dự của các đơn vị TP HCM , Long An, Tiền Giang, Cân Thơ … Giải Vô địch Học sinh Dân tộc nội trú Toàn quốc tại Quảng Ngãi có 20 đội Nam và 20 đội Nữ tham dự và Giải Vô địch Kéo co Toàn quốc lần 3 tại Daklak .
HƯỚNG DẪN CHUNG
Trong tuyển chọn NAM hoặc NỮ để hình thành một ĐỘI, các bạn nên ghi nhớ rằng KÉO CO là một bài tập đòi hỏi sự cố gắng, tích cực và huấn luyện cho các bài tập này có thể là một sự đơn điệu, buồn tẻ.
Cho nên, những người tham dự đã được TUYỂN CHỌN phải có TÍNH TÌNH DỨT KHOÁT, RẠCH RÒI, SIÊNG NĂNG và CÁ TÍNH MẠNH MẼ.

Mội đội có HUẤN LUYỆN VIÊN và TRỢ LÝ HUẤN LUYỆN.
HUẤN LUYỆN VIÊN của mỗi ĐỘI sẽ trực tiếp chỉ đạo cho ĐỘI của họ lúc THI ĐẤU.
Trách nhiệm của TRỢ LÝ HUẤN LUYỆN là chăm sóc cho ĐỘI của anh ta TRƯỚC và SAU khi THI ĐẤU.
HƯỚNG DẪN CHUNG
Huấn luyện cho KÉO CO không thể HẤP TẤP được vì sẽ gây ra những TỔN THẤT đến THÂN THỂ theo QUY LUẬT TỰ NHIÊN nếu những thành viên trong đội của bạn đã trải qua một ngày làm việc mệt nhọc rồi sau đó đến tham dự buổi huấn luyện.

SỨC CHỊU ĐỰNG sẽ được XÂY DỰNG dần dần, từ từ.

Các bài tập sẽ được bắt đầu từ DỄ đến KHÓ trong một thời gian.

Thông thường sẽ có kế hoạch huấn luyện theo một tiêu chuẩn hợp lý. Sau thời gian đó là giai đoạn nâng cao với nhiều áp lực của bài tập.

TRÁNH sử dụng ÁP LỰC này cho các TÂN BINH và các ĐỘI mới hình thành.
KỸ THUẬT CẦM DÂY
(SỢI DÂY ĐƯỢC ĐẶT BÊN PHẢI VĐV)

Nhặt sợi dây lên và ở TƯ THẾ đứng thẳng, hai bàn chân ngang nhau, sợi dây được LUỒN dưới nách bên phải bên cạnh cánh tay phải.

BÀN TAY phải NẰM DƯỚI sợi dây, LÒNG BÀN TAY hướng lên trên. Cánh tay trái mở rộng với bàn tay trái nắm chặt sợi dây, VỊ TRÍ của bàn tay trái BÊN TRÊN bàn tay phải.

Sợi dây phải nằm trên một ĐƯỜNG THẲNG, không chùng từ đầu đến cuối, cả hai bàn tay phải ở GẦN NHAU.
Các kỹ thuật khác ngoài kỹ thuật này cũng không thể làm cho sức mạnh toàn đội tăng lên, tư thế đứng lúc này giúp cho vận động viên KỀM GIỮ năng lượng chuẩn bị cho những yêu cầu kế tiếp.
KỸ THUẬT CĂNG DÂY
Đây là một tư thế KÉO – GIẬT bình thường của SỢI DÂY.

Nắm thật chặt sợi dây với HAI BÀN TAY ở GẦN NHAU, cho phép thân trên ngả ra phía sau một góc khoảng 45 độ.

Đây là TƯ THẾ cực kỳ quan trọng, là một TƯ THẾ để XỬ LÝ các TÌNH HUỐNG liên quan.
KỸ THUẬT NGÃ NGƯỜI


NGÃ NGƯỜI về sau với 1 góc < 45* là TƯ THẾ QUAN TRỌNG nhất trong Kỹ thuật Kéo co, GÓC NGÃ càng nhỏ thì LỰC CĂNG DÂY càng lớn, SỨC MẠNH sẽ chuyển về đội có GÓC NGÃ NHỎ NHẤT
HÌNH ẢNH
KỸ THUẬT DI CHUYỂN
DI CHUYỂN BƯỚC CHÂN

Là yếu tố quan trọng trong thi đấu Kéo co, đòi hỏi các yếu tố sau:

SỨC MẠNH của đôi chân

Sự PHỐI HỢP đồng đội

- Yếu tố CHIẾN THUẬT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trung Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)