Môn Công Nghệ

Chia sẻ bởi Vũ Thị Hà Trang | Ngày 27/04/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Môn Công Nghệ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đe cuong hoc ki
Môn : Công Nghê
Câu 1 :
*Vai trò , vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:
- Nghề điện dân dụng rất đa dạng , hoạt động chủ yếu trong lĩnh lực sử dụng điện năng phuc vụ cho đời sống , sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu thụ điện
- Người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan . xí nghiệp , nhà máy , công trường , … để làm các công việc về điện . Nghề điện nói chung , điện dân dụng nói riêng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước .
* Nội dung lao động của nghề điện dân dụng:
- Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
+ Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà
+ Lắp đặt đường dây hạ áp
- Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
+ Lắp đặt điều hòa không khí
+ Lắp đặt máy bơm nước
-Vận hành phải bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện , thiết bị và đồ dùng điện
+ Sửa chữa quạt điện
+ bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt
Câu 2 :
* Công dụng đồng hồ đo điện:
- Nhờ có đồng hồ đo điện , chúng ta có thể biết đc tình trạng làm việc của các thiết bị điện , phán đoán đc những nguyên nhân , những hư hỏng , sự cố kĩ thuật , hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện
* Khi lắp đặt và bảo quản công tơ cần phải :
- Khi vận chuyển tránh rung , xóc , va đập mạnh
- Lắp đặt ở nơi khô ráo , ránh bụi , hóa chất ăn mòn kim loại , ở nơi có chất dễ cháy nổ
- Khi lắp đặt phải đặt công tơ điện ở vị trí thẳng đứng , góc lệch về các phía không quá 3°
- Phải đấu dây theo đúng sơ đồ có ở bên trong lắp che ở đấu dây
* Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
- Đồng hồ vạn năng phối hợp các chức năng của ba loại dụng cụ đo : Ampe kế , vôn kê , ôm kế . Trước khi sử dụng cần tìm hiểu kĩ cách sử dụng của từng núm điều chỉnh để lựa chọn đại lượng cần đo ( dòng điện , điện áp một chiều hay xoay chiều , điện trở ) với thang đo thích hợp
Câu 3:
* Yêu cầu của mối nối dây dẫn điện :
- Dẫn điện tốt : điện trở mỗi nối nhỏ để dòng điện chuyền qua dễ dàng . Muốn vậy , các mặt tiếp xúc phải đẹp , phải sạch , diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt ( tốt nhất là mối nối phải đc hàn thiếc lại )
- Có độ bền cơ học cao , phải chịu được sức kéo , cắt và sự rung chuyển
- An toàn điện : được cách điện tốt , mối nối không sắc để tránh làm thủng lớp cách điện .
- Đảm bảo về mặt mĩ thuật ; Mối nối phải gọn và đẹp
* Những yêu cầu đó đc thể hiện trong các bước của quy trình:
- Dẫn điện tôt :
+ Khi bóc vở cách điện k đc cắt vào lõi
+ Phải dùng giấy giáp làm sạch lõi dây dẫn để mỗi nối tiếp xúc tốt
- Có độ bền cơ học cao:
+ Phải hàn mối nối để nó chắc chắn, chịu đc sức kéo, cắt và sự rung chuyển.
+ Khi nối dây phải dùng kìm siết mối nối đủ chặt.
- An toàn điện:
+ Phải cuốn băng cách điện để mối nối cách điện tốt.
+ Khi nối dây phải lấy kìm vặn chặt cả vòng ngoài cùng, không đê thừa để tránh làm thủng lớp băng cách điện.
- Đảm bảo về mặt mĩ thuật:
+ Khi nối dây phải dùng kìm siết chặt sao cho mối nối gọn và đẹp
+ Các mối nối dây dẫn điện ngoài các kiểu nối đặc biệt đều cần phải hàn sau khi nối để mối nối tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không rỉ.
Câu 4:
Sơ đồ lắp đặt mạch điện:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Hà Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)