MOLDUN3 CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Chia sẻ bởi Bùi Thị Tiến |
Ngày 14/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: MOLDUN3 CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
Mô-đun 3
ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GVTH
MỤC TIÊU
Giúp người học có hiểu biết về:
Mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (gọi tắt là đánh giá theo chuẩn)
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại theo chuẩn
Quy trình đánh giá theo chuẩn
Cách thức (kỹ thuật) đánh giá theo chuẩn (tự đánh giá, đánh giá của tổ và của hiệu trưởng; ghi kết quả đánh giá vào phiếu dự giờ, phiếu đánh giá xếp loại giáo viên…)
Một phương án gợi ý: “Xác định mức độ điểm đánh giá tiêu chí của chuẩn”(qua các minh chứng)
1. Quan niệm
Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
Năng lực nghề nghiệp GVTH được hiểu là khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục và dạy học đảm bảo cho hoạt động có kết quả theo mục tiêu của giáo dục tiểu học. Năng lực nghề nghiệp GVTH biểu hiện ở phẩm chất nghề; kiến thức nghề; kỹ năng nghề (hay ở ba lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm)
Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình thu thập đầy đủ các minh chứng thích hợp về năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
1. Quan niệm (tiếp)
Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện theo thứ tự:
“ Tìm minh chứng -> xác định mức độ tiêu chí -> xác định mức độ yêu cầu -> xác định mức độ lĩnh vực -> xác định mức độ xếp loại chung”
* Đánh giá giáo viên theo chuẩn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục. Đánh giá giáo viên theo chuẩn không nhằm vào việc bình xét danh hiệu thi đua, hay chạy theo thành tích (nhằm đạt các tỉ số % cao) mà dựa vào năng lực nghề nghiệp mà giáo viên thể hiện, tức là xem xét những gì mà GV phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì GV có thể thực hiện được.
2. Mục đích đánh giá GVTH theo chuẩn nghề nghiệp
Đưa ra các khuyến nghị cho GV được đánh giá và các cấp quản lý giáo dục về việc tự bồi dưỡng (của GV) và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên (khắc phục các yếu kém, động viên phát triển các mặt mạnh của GV)
Cung cấp những thông tin xác thực làm cơ sở cho việc xét GV dạy giỏi; đánh giá, xếp loại GVTH hằng năm, lưu hồ sơ phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GVTH (theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV); hướng tới là một trong các tiêu chí để xem xét về lương, xếp ngạch giáo viên theo các chức danh: giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp
3. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại
4. Quy trình đánh giá
Đánh giá GV theo chuẩn gồm hai phần việc chủ yếu:
Tự đánh giá theo chuẩn do bản thân giáo viên thực hiện
Đánh giá giáo viên theo chuẩn do người tham gia đánh giá thực hiện (trong Quy định về chuẩn, người tham gia đánh giá đó là tổ chuyên môn, đồng nghiệp và hiệu trưởng, khi cần thiết có thể tham khảo học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng)
Quy trình ba bước:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá
Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp đánh giá
Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá
(yêu cầu cụ thể của từng bước ghi ở Điều 10 - Quy định về chuẩn)
5. Một số lưu ý về kỹ thuật đánh giá
Giáo viên tự đánh giá:
Đây là khâu chủ yếu trong đánh giá GV theo chuẩn. GV tự khẳng định năng lực nghề nghiệp của bản thân, tự tìm ra mặt mạnh, mặt yếu theo các yêu cầu của chuẩn. Từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp (trên cả ba lĩnh vực của chuẩn)
GV cần đưa ra được các minh chứng cụ thể để tự đánh giá, xếp loại theo mức điểm quy định trong Quy định chuẩn, rồi ghi điểm vào phiếu đánh giá theo chuẩn
Chỉ khi nào khâu “tự đánh giá” hoàn thành tốt mới chuyển sang đánh giá ở bước tiếp theo
5. Một số lưu ý về kỹ thuật đánh giá (tiếp)
Tổ chuyên môn, đồng nghiệp tham gia đánh giá:
Tổ chuyên môn, đồng nghiệp (còn gọi là bên thứ ba) tham gia đánh giá thể hiện ở nhận xét, góp ý kiến (nhất trí hoặc chưa nhất trí với tự đánh giá của GV), Đó là những góp ý chân thành, động viên, phân tích giúp đỡ GV phát triển năng lực nghề nghiệp
Tổ trưởng có trách nhiệm thống nhất ý kiến giữa người được đánh giá với thành viên trong tổ, rồi ghi kết quả đánh giá của tổ vào phiếu đánh giá, xếp loại (trường hợp cần lấy ý kiến của tập thể GV trong trường, tổ trưởng làm danh sách riêng gửi hiệu trưởng để giải quyết chung với các trường hợp của tổ khác)
5. Một số lưu ý về kỹ thuật đánh giá (tiếp)
Hiệu trưởng thực hiện đánh giá:
Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong đánh giá GV theo chuẩn. Hiệu trưởng có trách nhiệm cao trong việc đảm bảo sự đánh giá giáo viên chính xác, khách quan theo đúng quy định của chuẩn. Qua đó nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà nhà trường đề ra.
Hiệu trưởng thực hiện ghi kết quả vào phiếu đánh giá cho mỗi giáo viên của trường
Hiệu trưởng cần thông qua kết quả đánh giá với Lãnh đạo nhà trường (bộ tứ). Sau đó công khai kết quả đánh giá trước tập thể nhà trường. Lưu kết quả vào hồ sơ giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên
6. Phiếu đánh giá tiết dạy
Phiếu đánh giá tiết dạy thể hiện tinh thần của chuẩn nghề nghiệp GVTH, bao gồm 4 thành tố (lĩnh vực) đánh giá : I. Kiến thức (6 tiêu chí, cho 5 điểm); II. Kỹ năng sư phạm (7 tiêu chí, cho 7 điểm); III. Thái độ sư phạm (3 tiêu chí, cho 3 điểm); IV. Hiệu quả (3 tiêu chí, cho 5 điểm). Điểm tối đa (cộng cả 4 lĩnh vực) của tiết dạy là: 20. Tiết dạy được phân loại thành 4 mức độ : Tốt (18-> 20); Khá (14->17,5); Trung bình (10->13,5); Chưa đạt (dưới 10).
Khi dự giờ, người tham gia đánh giá cần ghi lại những nội dung chính của tiết dạy vào trang hai của phiếu.
Khi đánh giá cho điểm cần có cách nhìn tổng hợp cả tiết, xét theo xu hướng phát triển năng lực của GV (tránh sa vào chi tiết máy móc, thiếu linh hoạt).
7. Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên
Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên thể hiện nội dung chuẩn và có các cột ghi điểm tương ứng với từng tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực và xếp loại chung cuối năm (các mức độ xếp loại trong quy định chuẩn phù hợp với các mức độ xếp loại ghi trong Quyết định 06/2006/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
Yêu cầu mỗi GV được đánh giá, tổ chuyên môn, hiệu trưởng phải ghi đầy đủ nội dung quy định vào các cột mục trong phiếu đánh giá .
GV ký tên, Hiệu trưởng ký tên và đóng dấu vào phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên. (Ghi bảo lưu ý kiến của GV nếu có)
8. Xác định mức độ điểm đánh giá tiêu chí của Chuẩn NN GVTH
Mỗi tiêu chí có bốn mức độ đánh giá (tốt, khá, TB, kém), phản ánh các cấp độ (nấc thang) về một khía cạnh nào đó của năng lực nghề nghiệp của GV khi thực hiện tiêu chí đó.Tổng hợp mức độ các tiêu chí sẽ là mức độ của yêu cầu (gồm các tiêu chí đó).Tổng hợp mức độ các yêu cầu sẽ là mức độ của lĩnh vực (gồm các yêu cầu đó). Tổng hợp mức độ các lĩnh vực sẽ là mức độ xếp loại chung GV cuối năm. Điều cơ bản nhất là làm thế nào để xác định chính xác, khách quan các mức độ của tiêu chí?
Trong Quy định Chuẩn NNGVTH các mức độ được lượng hóa thành thang điểm: tốt (9-10), khá (7-8), TB (5-6), kém (<5). Đó là thang điểm 10 quen thuộc để dễ vận dụng, mỗi nấc thang gồm hai mức điểm với chênh lệch một điểm (riêng mức kém có thể cho từ 1 đến 4). Tuy nhiên việc cho điểm này để đánh giá năng lực cũng mang tính ước lệ tương đối . Khi đánh giá cần kết hợp cả yếu tố định tính và định lượng.
8. Xác định mức độ điểm đánh giá tiêu chí của Chuẩn NN GVTH (tiếp)
Cần đưa ra được các minh chứng để xác định mức độ tiêu chí
Minh chứng (hay chỉ số đánh giá) trong đánh giá năng lực là các dấu hiệu có thể nhận biết, quan sát, đo đếm được phản ánh một nhận thức hay một hoạt động giáo dục, giảng dạy cụ thể mà GV đã thực hiện để đạt tiêu chí của chuẩn ở mức độ nào đó .
Tìm minh chứng thường ở các nguồn sau: + Hồ sơ giáo dục và giảng dạy của GV; + Dự giờ GV; + Ý kiến của đồng nghiệp, tổ chuyên môn, HS, cha mẹ học sinh, cộng đồng (nếu cần); + Phỏng vấn (trao đổi) trực tiếp với GV)
9. Ví dụ về xác định mức độ điểm của tiêu chí
Tiêu chí b)-Yêu cầu 1- lĩnh vực 1: Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dụchọc sinh
Yên tâm với nghề dạy học (5-6)
Tích cực tham gia các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp (7-8)
Say mê với công việc dạy học, luôn cải tiến, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề (9-10)
Không thấy có biểu hiện trên hoặc còn nhiều hạn chế (dưới 5)
9. Ví dụ về xác định mức độ điểm của tiêu chí
Tiêu chí a)- yêu cầu 1- lĩnh vực 2: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy
Có tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học ở lớp được phân công giảng dạy (5-6)
Có tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa ở tất cả các khối lớp đối với các môn học ở lớp được phân công giảng dạy (7-8)
Có tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ giữa các môn học để có thể tích hợp vào bài giảng của các môn học ở lớp được phân công giảng dạy (9-10)
Không thấy có biểu hiện trên hoặc còn nhiều hạn chế (dưới 5)
9. Ví dụ về xác định mức độ điểm của tiêu chí
Tiêu chí d)- yêu cầu 1- lĩnh vực 3: Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động tích cực của thầy và trò
Soạn được giáo án theo quy định như hướng dẫn của cấp chỉ đạo (soạn đầy đủ lần đầu; sử dụng giáo án có điều chỉnh sau một năm giảng dạy) (5-6)
Soạn được giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện rõ các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của trường (7-8)
Soạn được giáo án có nhiều phương án phù hợp đối tượng, thể hiện chủ động trong việc phát huy tính năng động sáng tạo của HS. Hoặc có ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn bài theo hướng phát triển nhận thức của học sinh (9-10)
Không thấy có biểu hiện trên hoặc còn nhiều hạn chế (dưới 5)
9. Lưu ý về minh chứng
Minh chứng (chỉ số đánh giá) trong văn bản Chuẩn được hiểu như là các “chứng cứ” để “chứng minh” (chứng tỏ) một nhận thức hoặc một hoạt động giáo dục (cụ thể, bản chất) mà giáo viên đã thực hiện để đạt tiêu chí của Chuẩn, đồng thời minh chứng cũng được xây dựng phản ánh mức độ năng lực nghề nghiệp theo hướng từ thấp đến cao (của tiêu chí đó). Mức độ sau bao hàm các chỉ số đánh giá của mức độ trước và có thêm các chỉ số đánh giá cao hơn.
Bản xác định mức độ tiêu chí (kèm theo) chỉ là một phương án “gợi ý”. Khi thực hiên, cần căn cứ vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể của GV và trường lớp, địa phương để xác định các minh chứng thích hợp (tương đương, không làm thay đổi thang điểm quy định), từ đó có cách đánh giá GV theo Chuẩn NNGVTH có hiệu quả, thiết thực.
HẾT
ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GVTH
MỤC TIÊU
Giúp người học có hiểu biết về:
Mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (gọi tắt là đánh giá theo chuẩn)
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại theo chuẩn
Quy trình đánh giá theo chuẩn
Cách thức (kỹ thuật) đánh giá theo chuẩn (tự đánh giá, đánh giá của tổ và của hiệu trưởng; ghi kết quả đánh giá vào phiếu dự giờ, phiếu đánh giá xếp loại giáo viên…)
Một phương án gợi ý: “Xác định mức độ điểm đánh giá tiêu chí của chuẩn”(qua các minh chứng)
1. Quan niệm
Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
Năng lực nghề nghiệp GVTH được hiểu là khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục và dạy học đảm bảo cho hoạt động có kết quả theo mục tiêu của giáo dục tiểu học. Năng lực nghề nghiệp GVTH biểu hiện ở phẩm chất nghề; kiến thức nghề; kỹ năng nghề (hay ở ba lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm)
Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình thu thập đầy đủ các minh chứng thích hợp về năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
1. Quan niệm (tiếp)
Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện theo thứ tự:
“ Tìm minh chứng -> xác định mức độ tiêu chí -> xác định mức độ yêu cầu -> xác định mức độ lĩnh vực -> xác định mức độ xếp loại chung”
* Đánh giá giáo viên theo chuẩn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục. Đánh giá giáo viên theo chuẩn không nhằm vào việc bình xét danh hiệu thi đua, hay chạy theo thành tích (nhằm đạt các tỉ số % cao) mà dựa vào năng lực nghề nghiệp mà giáo viên thể hiện, tức là xem xét những gì mà GV phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì GV có thể thực hiện được.
2. Mục đích đánh giá GVTH theo chuẩn nghề nghiệp
Đưa ra các khuyến nghị cho GV được đánh giá và các cấp quản lý giáo dục về việc tự bồi dưỡng (của GV) và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên (khắc phục các yếu kém, động viên phát triển các mặt mạnh của GV)
Cung cấp những thông tin xác thực làm cơ sở cho việc xét GV dạy giỏi; đánh giá, xếp loại GVTH hằng năm, lưu hồ sơ phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GVTH (theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV); hướng tới là một trong các tiêu chí để xem xét về lương, xếp ngạch giáo viên theo các chức danh: giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp
3. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại
4. Quy trình đánh giá
Đánh giá GV theo chuẩn gồm hai phần việc chủ yếu:
Tự đánh giá theo chuẩn do bản thân giáo viên thực hiện
Đánh giá giáo viên theo chuẩn do người tham gia đánh giá thực hiện (trong Quy định về chuẩn, người tham gia đánh giá đó là tổ chuyên môn, đồng nghiệp và hiệu trưởng, khi cần thiết có thể tham khảo học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng)
Quy trình ba bước:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá
Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp đánh giá
Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá
(yêu cầu cụ thể của từng bước ghi ở Điều 10 - Quy định về chuẩn)
5. Một số lưu ý về kỹ thuật đánh giá
Giáo viên tự đánh giá:
Đây là khâu chủ yếu trong đánh giá GV theo chuẩn. GV tự khẳng định năng lực nghề nghiệp của bản thân, tự tìm ra mặt mạnh, mặt yếu theo các yêu cầu của chuẩn. Từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp (trên cả ba lĩnh vực của chuẩn)
GV cần đưa ra được các minh chứng cụ thể để tự đánh giá, xếp loại theo mức điểm quy định trong Quy định chuẩn, rồi ghi điểm vào phiếu đánh giá theo chuẩn
Chỉ khi nào khâu “tự đánh giá” hoàn thành tốt mới chuyển sang đánh giá ở bước tiếp theo
5. Một số lưu ý về kỹ thuật đánh giá (tiếp)
Tổ chuyên môn, đồng nghiệp tham gia đánh giá:
Tổ chuyên môn, đồng nghiệp (còn gọi là bên thứ ba) tham gia đánh giá thể hiện ở nhận xét, góp ý kiến (nhất trí hoặc chưa nhất trí với tự đánh giá của GV), Đó là những góp ý chân thành, động viên, phân tích giúp đỡ GV phát triển năng lực nghề nghiệp
Tổ trưởng có trách nhiệm thống nhất ý kiến giữa người được đánh giá với thành viên trong tổ, rồi ghi kết quả đánh giá của tổ vào phiếu đánh giá, xếp loại (trường hợp cần lấy ý kiến của tập thể GV trong trường, tổ trưởng làm danh sách riêng gửi hiệu trưởng để giải quyết chung với các trường hợp của tổ khác)
5. Một số lưu ý về kỹ thuật đánh giá (tiếp)
Hiệu trưởng thực hiện đánh giá:
Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong đánh giá GV theo chuẩn. Hiệu trưởng có trách nhiệm cao trong việc đảm bảo sự đánh giá giáo viên chính xác, khách quan theo đúng quy định của chuẩn. Qua đó nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà nhà trường đề ra.
Hiệu trưởng thực hiện ghi kết quả vào phiếu đánh giá cho mỗi giáo viên của trường
Hiệu trưởng cần thông qua kết quả đánh giá với Lãnh đạo nhà trường (bộ tứ). Sau đó công khai kết quả đánh giá trước tập thể nhà trường. Lưu kết quả vào hồ sơ giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên
6. Phiếu đánh giá tiết dạy
Phiếu đánh giá tiết dạy thể hiện tinh thần của chuẩn nghề nghiệp GVTH, bao gồm 4 thành tố (lĩnh vực) đánh giá : I. Kiến thức (6 tiêu chí, cho 5 điểm); II. Kỹ năng sư phạm (7 tiêu chí, cho 7 điểm); III. Thái độ sư phạm (3 tiêu chí, cho 3 điểm); IV. Hiệu quả (3 tiêu chí, cho 5 điểm). Điểm tối đa (cộng cả 4 lĩnh vực) của tiết dạy là: 20. Tiết dạy được phân loại thành 4 mức độ : Tốt (18-> 20); Khá (14->17,5); Trung bình (10->13,5); Chưa đạt (dưới 10).
Khi dự giờ, người tham gia đánh giá cần ghi lại những nội dung chính của tiết dạy vào trang hai của phiếu.
Khi đánh giá cho điểm cần có cách nhìn tổng hợp cả tiết, xét theo xu hướng phát triển năng lực của GV (tránh sa vào chi tiết máy móc, thiếu linh hoạt).
7. Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên
Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên thể hiện nội dung chuẩn và có các cột ghi điểm tương ứng với từng tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực và xếp loại chung cuối năm (các mức độ xếp loại trong quy định chuẩn phù hợp với các mức độ xếp loại ghi trong Quyết định 06/2006/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
Yêu cầu mỗi GV được đánh giá, tổ chuyên môn, hiệu trưởng phải ghi đầy đủ nội dung quy định vào các cột mục trong phiếu đánh giá .
GV ký tên, Hiệu trưởng ký tên và đóng dấu vào phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên. (Ghi bảo lưu ý kiến của GV nếu có)
8. Xác định mức độ điểm đánh giá tiêu chí của Chuẩn NN GVTH
Mỗi tiêu chí có bốn mức độ đánh giá (tốt, khá, TB, kém), phản ánh các cấp độ (nấc thang) về một khía cạnh nào đó của năng lực nghề nghiệp của GV khi thực hiện tiêu chí đó.Tổng hợp mức độ các tiêu chí sẽ là mức độ của yêu cầu (gồm các tiêu chí đó).Tổng hợp mức độ các yêu cầu sẽ là mức độ của lĩnh vực (gồm các yêu cầu đó). Tổng hợp mức độ các lĩnh vực sẽ là mức độ xếp loại chung GV cuối năm. Điều cơ bản nhất là làm thế nào để xác định chính xác, khách quan các mức độ của tiêu chí?
Trong Quy định Chuẩn NNGVTH các mức độ được lượng hóa thành thang điểm: tốt (9-10), khá (7-8), TB (5-6), kém (<5). Đó là thang điểm 10 quen thuộc để dễ vận dụng, mỗi nấc thang gồm hai mức điểm với chênh lệch một điểm (riêng mức kém có thể cho từ 1 đến 4). Tuy nhiên việc cho điểm này để đánh giá năng lực cũng mang tính ước lệ tương đối . Khi đánh giá cần kết hợp cả yếu tố định tính và định lượng.
8. Xác định mức độ điểm đánh giá tiêu chí của Chuẩn NN GVTH (tiếp)
Cần đưa ra được các minh chứng để xác định mức độ tiêu chí
Minh chứng (hay chỉ số đánh giá) trong đánh giá năng lực là các dấu hiệu có thể nhận biết, quan sát, đo đếm được phản ánh một nhận thức hay một hoạt động giáo dục, giảng dạy cụ thể mà GV đã thực hiện để đạt tiêu chí của chuẩn ở mức độ nào đó .
Tìm minh chứng thường ở các nguồn sau: + Hồ sơ giáo dục và giảng dạy của GV; + Dự giờ GV; + Ý kiến của đồng nghiệp, tổ chuyên môn, HS, cha mẹ học sinh, cộng đồng (nếu cần); + Phỏng vấn (trao đổi) trực tiếp với GV)
9. Ví dụ về xác định mức độ điểm của tiêu chí
Tiêu chí b)-Yêu cầu 1- lĩnh vực 1: Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dụchọc sinh
Yên tâm với nghề dạy học (5-6)
Tích cực tham gia các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp (7-8)
Say mê với công việc dạy học, luôn cải tiến, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề (9-10)
Không thấy có biểu hiện trên hoặc còn nhiều hạn chế (dưới 5)
9. Ví dụ về xác định mức độ điểm của tiêu chí
Tiêu chí a)- yêu cầu 1- lĩnh vực 2: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy
Có tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học ở lớp được phân công giảng dạy (5-6)
Có tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa ở tất cả các khối lớp đối với các môn học ở lớp được phân công giảng dạy (7-8)
Có tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ giữa các môn học để có thể tích hợp vào bài giảng của các môn học ở lớp được phân công giảng dạy (9-10)
Không thấy có biểu hiện trên hoặc còn nhiều hạn chế (dưới 5)
9. Ví dụ về xác định mức độ điểm của tiêu chí
Tiêu chí d)- yêu cầu 1- lĩnh vực 3: Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động tích cực của thầy và trò
Soạn được giáo án theo quy định như hướng dẫn của cấp chỉ đạo (soạn đầy đủ lần đầu; sử dụng giáo án có điều chỉnh sau một năm giảng dạy) (5-6)
Soạn được giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện rõ các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của trường (7-8)
Soạn được giáo án có nhiều phương án phù hợp đối tượng, thể hiện chủ động trong việc phát huy tính năng động sáng tạo của HS. Hoặc có ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn bài theo hướng phát triển nhận thức của học sinh (9-10)
Không thấy có biểu hiện trên hoặc còn nhiều hạn chế (dưới 5)
9. Lưu ý về minh chứng
Minh chứng (chỉ số đánh giá) trong văn bản Chuẩn được hiểu như là các “chứng cứ” để “chứng minh” (chứng tỏ) một nhận thức hoặc một hoạt động giáo dục (cụ thể, bản chất) mà giáo viên đã thực hiện để đạt tiêu chí của Chuẩn, đồng thời minh chứng cũng được xây dựng phản ánh mức độ năng lực nghề nghiệp theo hướng từ thấp đến cao (của tiêu chí đó). Mức độ sau bao hàm các chỉ số đánh giá của mức độ trước và có thêm các chỉ số đánh giá cao hơn.
Bản xác định mức độ tiêu chí (kèm theo) chỉ là một phương án “gợi ý”. Khi thực hiên, cần căn cứ vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể của GV và trường lớp, địa phương để xác định các minh chứng thích hợp (tương đương, không làm thay đổi thang điểm quy định), từ đó có cách đánh giá GV theo Chuẩn NNGVTH có hiệu quả, thiết thực.
HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Tiến
Dung lượng: 116,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)