Moi truong sinh thai

Chia sẻ bởi Tu Tram | Ngày 26/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: moi truong sinh thai thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NHÓM LÍU LO
1. Nguyễn Thị Xuân Mai MSSV: 0662
2. Đặng Thị Tú Trâm MSSV: 0662056
3. Phùng Thị Lệ MSSV: 0662
4. Hồ Thị Thắm MSSV: 0662
5. Hứa Trọng Hiếu MSSV: 0662
6. Nguyễn Thị Lê Na MSSV: 0662
7. Cáp Thị Bích MSSV: 0662
8.
9.
1. Dân số:
_ Dân số ngày càng tăng ?
Hàng năm trên thế giới có thêm gần 90 triệu người.
Tháng 10. 1999, số dân trên thế giới đã tăng khoảng 6 tỷ người, gấp đôi năm 1960.
_ Mật độ dân cư không đều, cụ thể:
Việt Nam: Diện tích: 329314 (km vuông)
Dân số: 78,7 (triệu người)
Trung Quốc: Diện tích: 9597000 (km vuông)
Dân số: 1273,3 (triệu người)
In-đô-nê-xi-a: Diện tích: 1919000 (km vuông)
Dân số: 206,1 (triệu người)
_ Phân bố:
Dân cư phân bố không đồng đều trên thế giới. Số liệu về mật độ dân số cho chúng ta biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước...
2. Môi trường tài nguyên:
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội lòai người và các thể chế.
3. Hệ sinh thái:
Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
Hệ sinh thái có thể chia thành: hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương)…
4. Sự cân bằng sinh thái:
Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi cao nhất của điều kiện sống.
Cân bằng sinh thái chỉ tồn tại khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ thống được đảm bảo và ổn định.
MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Dân số ảnh hưởng đến môi trường
Môi trường ảnh hưởng đến dân số
Dân số ảnh hưởng đến môi trường:

Thế giới:
Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất giữ nguyên nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. Muốn tồn tại, con người phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi gia súc.
Từ năm 1950 – 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha xuống 0,13 ha.
Năm 1996, lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn, đến năm 1999, con số này chỉ còn lại 86 triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi trồng thủy sản phát triển và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị ô nhiễm.
Đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải.
Năm 1999, số dân thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với năm 1950.
Tốc độ đô thị hóa nhanh, những vấn đề môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường nước đang trở nên tồi tệ.
Trong nước:
Ở nước ta, nếu năm 1975, tổng dân số là xấp xỉ 47 triệu người thì đến năm 2003, con số này là 80 triệu người. Diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000, mỗi năm chúng ta mất đi từ 120.000 – 150.000 ha rừng.
Chất lượng đất cũng giảm rõ rệt. Diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên.
Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các thành phố, thị xã.
Môi trường ảnh hưởng đến dân số:
Trong hoàn cảnh một nước nghèo, kinh tế - xã hội và trinh độ dân trí chưa phát triển, tâm lý muốn có nhiều con và phải có con trai còn khá nặng ở nhiều người nên nguy cơ bùng nổ dân số trở lại vẫn còn.
Tàu chở dầu của Singapore đã đâm vào cầu tàu ở cảng Cát Lái trên sông Sài Gòn (vào tháng 10 năm 1994), làm tràn ra hơn 1700 tấn dầu gasoil.
Cám ơn Cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tu Tram
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)