Moi truong nuoc
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Thu Hiền |
Ngày 23/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: moi truong nuoc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tiểu luận môi trường
Ô nhiễm môi trường nước
Đề Tài:
Sinh viên thực hiện
Ô nhiễm nguồn nước
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Hậu quả việc ô nhiễm nguồn nước
Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước
1.1.Khái niệm:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước,có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người,bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật.
1. Ô nhiễm nguồn nước:
Phân bố và dạng của nước trên Trái Đất:
1.2.Các loại ô nhiễm của nước:
Ô nhiễm sinh học của nước: trong nước có nhiều loại sinh vật sinh sống,ngoài các nhóm sinh vật có lợi còn có rất nhiều sinh vật có hại gây bệnh hoặc truyền nhiễm cho người và sinh vật như các vi khuẩn,siêu vi khuẩn,ký sinh trùng gây bệnh:bệnh tả,lị,thương hàn,sốt rét…..
Ô nhiễm do các chất vô cơ: trong nước chứa hàm lượng các chất như: Zn, Mn, Cu, Hg, Pb…. cao.
Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: do các hidrocacbon, các chất tẩy rửa, các nông dược thải bỏ ra nguồn nước.
Ô nhiễm vật lý: do các chất thải rắn không tan khi thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng,làm tăng độ đục của nước hay nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu làm giảm giá trị của nước.
Nói tới ô nhiễm nguồn nước có thể ô nhiễm nước ngầm,ô nhiễm nước mặt,ô nhiễm đại dương.
Ô nhiễm nguồn nước mặt: nước mặt gồm nước mưa,nước ao hồ,đồng ruộng và nước các sông,suối,kênh mương.Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải,các hồ khu vực đô thị,KCN và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao.
Các dạng ô nhiễm thường gặp là phú dưỡng,ô nhiễm do kim loại nặng và hóa chất độc hại,ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm do hóa chất độc hại và kim loại nặng:
Hình ảnh các thùng hóa chất trôi dạt
Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:
Ô nhiễm nước ngầm:
Ô nhiễm đại dương:
2.Nguồn gốc gây ô nhiễm nước:
2.1.Nguồn gốc tự nhiên:
Do lũ lụt rửa,trôi đất đá,rửa trôi đất đá,sạt lở đất,mưa tuyết tan.
2.2.Nguồn gốc nhân tạo:
Do hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản:khi khai thác cần sử dụng nước để rửa khoáng sản sau đó nước thải ra chứa nhiều tạp chất chảy ra sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước hay hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi…
Ở nơi khai thác vàng:
Chặt phá rừng bừa bãi
Khai thác quặng bừa bãi
Do khai thác và sử dụng nguồn nước không hợp lý.
Do việc xây dựng các hệ thống công trình nhà ở,giao thông.
Do thải bỏ các nguồn nước thải không qua xử lý.
Do phong tục tập quán như chôn cất người chết.
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.
Con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Gia tăng dân số quá nhanh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, bởi nhu cầu sử dụng nguồn nước là rất lớn.
Trong công nghiệp chỉ có 10% chất thải được xử lý.Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và các bệnh viện chỉ có khoảng 30% là được xử lý.
Gia tăng nhiều nhà máy xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng.
Các chất thải công nghiệp như khói bụi tạo mưa axit làm ảnh hưởng tới chất lượng nươc.
Hệ thống kênh rạch không được nạo vét ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nguồn nước.
Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Sử dụng bừa bãi các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây…
3.Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước:
Tỉ lệ người chết do các bệnh ô nhiễm nước như viêm màng kết,tiêu chảy,ung thư càng tăng.Tỉ lệ trẻ em tử vong tại khu vực ô nhiễm nguồn nước là rất cao.
Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu sẽ không sử dụng được nên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất.
Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trong môi trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khoẻ con người. Một số dịch hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừ sâu.
Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S…
Ô nhiễm nước làm chết hàng loạt các sinh vật sống trong môi trường nước, hủy hoại môi trường sinh thái.
Các Hydrocarbons gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đắm tàu dầu gây ô nhiễm cho sinh vật biển bởi sản phẩm dầu. Cá, tôm, cua bị chết hầu hết. Chim biển là những nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu.
Ngày nay, biển và đại dương đầy những cặn bả của tai nạn dầu.
Làm cho con người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
4.Cách khắc phục và một số biện pháp xử lý:
Nạo vét sông rạch để khơi thông dòng chảy.Không lấn chiếm lòng sông,kênh rạch để xây nhà,chăn nuôi thủy sản.Việc nuôi thủy sản trên các dòng nước phải theo quy hoạch.
Trong công nghiệp phải có chế độ tưới nước phù hợp. Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây, tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các biện pháp sinh học để tiêu trừ sâu bọ côn trùng.
Sử dụng nước mặt, nước từ các công trình cấp nước công cộng để hạn chế khai thác nước dưới đất, và tránh ô nhiễm nguồn nước.
Nếu có công trình khai thác nước dưới đất thì phải khai thác đúng kỹ thuật, sủ dụng tiết kiệm và hợp lý.
Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước do khai khoáng, các mỏ cần có hệ thống xử lý các nguồn gây ô nhiễm cụ thể với từng trường hợp, có như vậy mới giải quyết tận gốc việc ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm. Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ, nước ngầm từ bãi chứa chất thải rắn thì cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học, vật lý, sinh học sau đó kiểm tra độ pH, một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được đổ thải ra môi trường.
Tích cực tuyên truyền ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước.
Một số phương pháp xử lý:
Phương pháp xử lý theo nguyên tắc sinh học:
Các phương pháp hiếu khí
Các phương pháp thiếu khí
Các phương pháp kị khí
Tuỳ điều kiện cụ thể mà người ta xử dụng một hay kết hợp các phương pháp với nhau.
)
Các phương pháp vật lý và hóa học
Phương pháp hấp phụ
Phương pháp lắng và đông tụ
Phương pháp trung hòa
Phương pháp clo hóa
Xử lý 1 số chất trong nước:
Xử lý Hydrogen sulfite H2S:
Nước có chứa hàm lượng H2S thấp có thể được xử lý bằng cách cho lọc qua than. H2S được hấp phụ trên bề mặt của các hạt than. Chúng ta phải định kỳ thay các hạt than trong bể lọc (tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của than và hàm lượng H2S trong nước).
Xử lý nước cứng:
Nước cứng là nước có chứa hàm lượng lớn các ion như Ca2+, Mg2+ ; loại nước này thường ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị sử dụng nước hằng ngày. Các cách xử lý đơn giản:
Cách 1: Đun sôi nước sẽ làm các ion này kết tủa.
Cách 2: Dùng thiết bị có ngăn chứa các hạt lọc cationit. Theo quá trình trao đổi ion, hạt cationit tích điện âm sẽ hút các thành phần đá vôi trong nước, làm sạch nước.
Khử trùng nước sinh hoạt:
Để đạt tiêu chuẩn của bộ y tế, nước sinh hoạt bắt buộc phải khử trùng. Phương pháp khả thi rẻ tiền là dùng nước javen. Cách xử lý khác là sục clo khí hoặc pha chế bột clorine vào nước. Cũng có thể khử trùng nước bằng ozone hay tia cực tím, nhưng không phù hợp với việc nước sau khử trùng phải tiếp tục lưu chuyển trong đường ống và bể chứa.
Ô nhiễm môi trường nước
Đề Tài:
Sinh viên thực hiện
Ô nhiễm nguồn nước
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Hậu quả việc ô nhiễm nguồn nước
Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước
1.1.Khái niệm:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước,có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người,bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật.
1. Ô nhiễm nguồn nước:
Phân bố và dạng của nước trên Trái Đất:
1.2.Các loại ô nhiễm của nước:
Ô nhiễm sinh học của nước: trong nước có nhiều loại sinh vật sinh sống,ngoài các nhóm sinh vật có lợi còn có rất nhiều sinh vật có hại gây bệnh hoặc truyền nhiễm cho người và sinh vật như các vi khuẩn,siêu vi khuẩn,ký sinh trùng gây bệnh:bệnh tả,lị,thương hàn,sốt rét…..
Ô nhiễm do các chất vô cơ: trong nước chứa hàm lượng các chất như: Zn, Mn, Cu, Hg, Pb…. cao.
Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: do các hidrocacbon, các chất tẩy rửa, các nông dược thải bỏ ra nguồn nước.
Ô nhiễm vật lý: do các chất thải rắn không tan khi thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng,làm tăng độ đục của nước hay nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu làm giảm giá trị của nước.
Nói tới ô nhiễm nguồn nước có thể ô nhiễm nước ngầm,ô nhiễm nước mặt,ô nhiễm đại dương.
Ô nhiễm nguồn nước mặt: nước mặt gồm nước mưa,nước ao hồ,đồng ruộng và nước các sông,suối,kênh mương.Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải,các hồ khu vực đô thị,KCN và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao.
Các dạng ô nhiễm thường gặp là phú dưỡng,ô nhiễm do kim loại nặng và hóa chất độc hại,ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm do hóa chất độc hại và kim loại nặng:
Hình ảnh các thùng hóa chất trôi dạt
Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:
Ô nhiễm nước ngầm:
Ô nhiễm đại dương:
2.Nguồn gốc gây ô nhiễm nước:
2.1.Nguồn gốc tự nhiên:
Do lũ lụt rửa,trôi đất đá,rửa trôi đất đá,sạt lở đất,mưa tuyết tan.
2.2.Nguồn gốc nhân tạo:
Do hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản:khi khai thác cần sử dụng nước để rửa khoáng sản sau đó nước thải ra chứa nhiều tạp chất chảy ra sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước hay hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi…
Ở nơi khai thác vàng:
Chặt phá rừng bừa bãi
Khai thác quặng bừa bãi
Do khai thác và sử dụng nguồn nước không hợp lý.
Do việc xây dựng các hệ thống công trình nhà ở,giao thông.
Do thải bỏ các nguồn nước thải không qua xử lý.
Do phong tục tập quán như chôn cất người chết.
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.
Con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Gia tăng dân số quá nhanh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, bởi nhu cầu sử dụng nguồn nước là rất lớn.
Trong công nghiệp chỉ có 10% chất thải được xử lý.Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và các bệnh viện chỉ có khoảng 30% là được xử lý.
Gia tăng nhiều nhà máy xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng.
Các chất thải công nghiệp như khói bụi tạo mưa axit làm ảnh hưởng tới chất lượng nươc.
Hệ thống kênh rạch không được nạo vét ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nguồn nước.
Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Sử dụng bừa bãi các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây…
3.Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước:
Tỉ lệ người chết do các bệnh ô nhiễm nước như viêm màng kết,tiêu chảy,ung thư càng tăng.Tỉ lệ trẻ em tử vong tại khu vực ô nhiễm nguồn nước là rất cao.
Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu sẽ không sử dụng được nên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất.
Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trong môi trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khoẻ con người. Một số dịch hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừ sâu.
Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S…
Ô nhiễm nước làm chết hàng loạt các sinh vật sống trong môi trường nước, hủy hoại môi trường sinh thái.
Các Hydrocarbons gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đắm tàu dầu gây ô nhiễm cho sinh vật biển bởi sản phẩm dầu. Cá, tôm, cua bị chết hầu hết. Chim biển là những nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu.
Ngày nay, biển và đại dương đầy những cặn bả của tai nạn dầu.
Làm cho con người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
4.Cách khắc phục và một số biện pháp xử lý:
Nạo vét sông rạch để khơi thông dòng chảy.Không lấn chiếm lòng sông,kênh rạch để xây nhà,chăn nuôi thủy sản.Việc nuôi thủy sản trên các dòng nước phải theo quy hoạch.
Trong công nghiệp phải có chế độ tưới nước phù hợp. Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây, tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các biện pháp sinh học để tiêu trừ sâu bọ côn trùng.
Sử dụng nước mặt, nước từ các công trình cấp nước công cộng để hạn chế khai thác nước dưới đất, và tránh ô nhiễm nguồn nước.
Nếu có công trình khai thác nước dưới đất thì phải khai thác đúng kỹ thuật, sủ dụng tiết kiệm và hợp lý.
Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước do khai khoáng, các mỏ cần có hệ thống xử lý các nguồn gây ô nhiễm cụ thể với từng trường hợp, có như vậy mới giải quyết tận gốc việc ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm. Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ, nước ngầm từ bãi chứa chất thải rắn thì cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học, vật lý, sinh học sau đó kiểm tra độ pH, một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được đổ thải ra môi trường.
Tích cực tuyên truyền ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước.
Một số phương pháp xử lý:
Phương pháp xử lý theo nguyên tắc sinh học:
Các phương pháp hiếu khí
Các phương pháp thiếu khí
Các phương pháp kị khí
Tuỳ điều kiện cụ thể mà người ta xử dụng một hay kết hợp các phương pháp với nhau.
)
Các phương pháp vật lý và hóa học
Phương pháp hấp phụ
Phương pháp lắng và đông tụ
Phương pháp trung hòa
Phương pháp clo hóa
Xử lý 1 số chất trong nước:
Xử lý Hydrogen sulfite H2S:
Nước có chứa hàm lượng H2S thấp có thể được xử lý bằng cách cho lọc qua than. H2S được hấp phụ trên bề mặt của các hạt than. Chúng ta phải định kỳ thay các hạt than trong bể lọc (tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của than và hàm lượng H2S trong nước).
Xử lý nước cứng:
Nước cứng là nước có chứa hàm lượng lớn các ion như Ca2+, Mg2+ ; loại nước này thường ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị sử dụng nước hằng ngày. Các cách xử lý đơn giản:
Cách 1: Đun sôi nước sẽ làm các ion này kết tủa.
Cách 2: Dùng thiết bị có ngăn chứa các hạt lọc cationit. Theo quá trình trao đổi ion, hạt cationit tích điện âm sẽ hút các thành phần đá vôi trong nước, làm sạch nước.
Khử trùng nước sinh hoạt:
Để đạt tiêu chuẩn của bộ y tế, nước sinh hoạt bắt buộc phải khử trùng. Phương pháp khả thi rẻ tiền là dùng nước javen. Cách xử lý khác là sục clo khí hoặc pha chế bột clorine vào nước. Cũng có thể khử trùng nước bằng ozone hay tia cực tím, nhưng không phù hợp với việc nước sau khử trùng phải tiếp tục lưu chuyển trong đường ống và bể chứa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Thu Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)