Môi trường & Con người - P7 End

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Trung | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Môi trường & Con người - P7 End thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 7.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Những vấn đề môi trường toàn cầu
là những vấn đề môi trường mà ảnh hưởng và tác hại của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của quốc gia gây ra vấn nạn môi trường mà còn có thể xuyên biên giới và đạt đến mức độ toàn cầu. Người ta phân biệt 9 vấn đề chính như sau:
Sự nóng dần lên của trái đất,
Sự suy thoái tầng ozon,
Sự vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm,
Sự ô nhiễm biển và đại dương,
Sự hoang mạc hoá,
Sự suy giảm nhanh đa dạng sinh học,
Mưa acid,
Sự phá huỷ rừng nhiệt đới,
Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển
1. Những vấn đề môi trường toàn cầu
Khi đề cập đến những vấn đề MTTC, chúng ta cần chú ý đến ba đặc điểm sau:
Là những vấn đề MT lớn về mặt không gian và thời gian và tác động của chúng có thể kéo dài qua các thế hệ,
Những vấn đề này không phải tách biệt và độc lập nhưng có quan hệ với nhau rất phức tạp
Những vấn đề MT toàn cầu phần lớn do chính con người là thủ phạm gây ra và cũng chính họ là những nạn nhân của các ảnh hưởng và tác hại của chúng.
1.1. Sự nóng dần lên của trái đất
Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay nóng hơn gần 4oC so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13.000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ TB bề mặt Trái Đất tăng 0,6 - 0,7oC và dự báo sẽ tăng 1,4 - 5,8oC trong 100 năm tới.
2000
2050
2100
IPCC SRES

Dự báo sự gia tăng nhiệt độ TĐ
Nguyên nhân chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu là do sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, trong đó 55% là từ công nghiệp.
Các nước phát triển chiếm 78,8% tổng lượng phát thải. Riêng Hoa Kỳ chiếm 30,3% tổng lượng phát thải.

Góp phần vào việc ấm lên toàn cầu
Ấm lên toàn cầu có những tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội. Một trong những hệ qủa tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là sự gia tăng mực nước biển. Sự dâng cao mực nước biển cũng sẽ làm tăng sự nhiễm mặn của các vùng đất nằm sâu trong nội địa, làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và các loài sinh vật.
Tốc độ ấm lên toàn cầu ở thế kỷ XXI nhanh hơn so với sự thích ứng của các loài sinh vật, vì vậy một số loài có thể tuyệt chủng.
Ấm lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp. Các cây trồng mới có thể phát triển ở những vùng quá lạnh, tuy nhiên các loại dịch bệnh và sâu hại sẽ phát triển mạnh hơn. Tài nguyên nước cũng bị ảnh hưởng. Các hồ chứa có thể bị cạn khô khi nhiệt độ tăng lên đặc biệt khi lượng mưa cũng giảm.
Ấm lên toàn cầu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có nhiều bệnh liên quan đến nhiệt độ cao khi mùa hè nóng hơn. Gia tăng các vấn đề về hô hấp do sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các thành phố khi nhiệt độ cao. Các loài muỗi sốt rét lan rộng ở những vùng trước đây quá lạnh.
Bão lụt, hạn hán sẽ khốc liệt hơn và sẽ có những tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội, đặc biệt đối với người nghèo vốn có ít khả năng ứng phó với những tác động của ấm lên toàn cầu.
Sự hạ thấp của Sông băng
Gia tăng việc tan băng vào mùa hè ở Greenland
Greenland: Melting
Sông băng Grinnell
1938
1981
Coastal Megacities (>8 million people)
UN Forecast for 2010
Istanbul
Lagos
Lima
Buenos Aires
Rio de Janeiro
Madras
Karachi
Jakarta
Calcutta
Bombay
Bangkok
Manila
Shanghai
Osaka
Tokyo
Seoul
Tianjin
Dhaka
New York
Los Angeles
The Discovery
Team who discovered the hole 1985.
From left: Joe Farman, Brian Gardiner, and Jonathan Shanklin
British Atlantic Survey Research station, Holly Bay, Antarctic coast
In 1985, using satellites, balloons, and surface stations, a team of researchers had discovered a balding patch of ozone in the upper stratosphere, the size of the United States, over Antarctica.
1.2. Sự suy giảm tầng ozon
Lỗ thủng ozon được phát hiện từ năm 1985 ở Nam cực. Đến năm 1989, khả năng hủy hoại trên qui mô lớn tầng ozon ở Bắc cực và trên các vùng có mật độ dân số cao. Sự suy giảm nhanh tầng ozon có tác động nghiêm trọng lên phần lớn các dạng sống của hành tinh. Theo các nhà khoa học, nếu tầng ozôn giảm 10% thì mức tăng tia cực tím đến trái đất là 20%.
Nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái tầng ozon là do việc sử dụng nhóm chất Chloro - Floro - Carbon (CFCs) và các hóa chất khác như Halon và NOx do các hoạt động của con người thải ra
1979
1986
1991
Lỗ thủng ozôn ở Nam Cực
“Lỗ thủng Ozone”, Nam cực, Tháng 9, 2000
Nam Mỹ
Nam Cực
http://www.theozonehole.com/ozonehole2003.htm

Sự suy giảm tầng ozon vẫn tiếp tục, vì thế, sự lựa chọn đường lối chính sách cho tương lai được xem là một trong những biện pháp nhằm giảm thiểu và sửa chữa các thiệt hại đối với tầng ozon.
Giải pháp duy nhất hiện nay là giới hạn việc sản xuất và thải CFCs
Nghị định thư Montreal (1987) và các bổ sung sửa đổi sau đó là từng bước không sử dụng CFCs
Hơn 150 nước đã ký hiệp ước.
Tạo ra các hợp chất mới an toàn để thay thế CFC
Các nước Thế giới thứ 3 cần phải có hổ trợ về công nghệ để từng bước không sử dụng CFCs
1.3. Sự vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại
Ở các nước công nghiệp phát triển, do gặp khó khăn về xử lý chất thải nguy hại trong nước nên đã tìm cách "xuất khẩu" chất thải sang các nước nghèo.
Một lượng lớn chất thải hoá học chứa PCB và Dioxin tồn đọng ở cảng Klongtoy (Bangkok) vào năm 1985, phần lớn là của các đại lý chở hàng không rõ địa chỉ ở Singapore, Đức, Nhật, Mỹ.
Vào tháng 8/1986, 3.800 tấn chất thải hoá học của Châu Âu được đổ vào phía Nam cảng Kaka trên sông Niger của Nigeria với giá 100 USD/tấn, trong khi đó chi phí cho việc đổ các chất thải đó ở Châu Âu từ 380 - 1.750 USD/tấn.

Vào tháng 10/1987, tại Venezuela, 11.000 thùng chất thải hoá học được chuyển trả lại cho Italia sau khi một tập đoàn tư nhân Italia tìm cách đưa chúng vào cảng Puero Cabello.
Năm 2000, chính phủ Campuchia đã buộc tái xuất một lô hàng cập cảng Phnompenh vì phát hiện có chứa chất thải công nghiệp.
Tháng 5/2003, tổ chức Toxic Link của Ấn Độ cảnh báo rằng đất nước này cho nhập quá nhiều rác thải hàng điện tử là các máy vi tính đã qua sử dụng từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Trong máy tính có chứa 1 số kim loại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như chì, Cadimi, thuỷ ngân, v.v...
Trước những nguy cơ các chất thải nguy hại có khuynh hướng đổ dồn về các nước đang phát triển, năm 1989, cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước Basel ở Thụy Sĩ về kiểm soát sự vận chuyển và thải các chất thải nguy hiểm xuyên biên giới.
Vào tháng 5/2001, nhiều quốc gia đã ký Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững, tiến tới loại bỏ sản xuất, vận chuyển và sử dụng 12 chất hữu cơ nguy hiểm với môi trường.
1.4. Sự ô nhiễm đại dương và biển
Có 6 nguy cơ đe doạ môi trường đại dương và biển:
Gia tăng hoạt động vận tải biển, dẫn đến tăng lượng dầu thải, sự cố tràn dầu, chất thải từ các tàu và khu vực cảng biển;
Đổ thải trực tiếp xuống biển ngày càng gia tăng;
Dòng chảy mang chất thải và phát thải ô nhiễm từ đất liền;
Khai thác khoáng sản dưới đáy biển;
Sự phát triển tập trung của vùng ven bờ;
Ô nhiễm không khí cũng có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển.
1.5. Sự hoang mạc hóa
Hoang mạc hoá là quá trình suy thoái đất do những thay đổi về khí hậu và do tác động của con người.
Một trong những công cụ chống hoang mạc hoá hiện nay là việc trồng cây để có thể giữ nước và duy trì chất lượng đất.
Hoang mạc hóa
Hoang mạc hóa
Đừng từ bỏ các vùng đất khô cằn
Bình Thuận, Việt Nam, 2006
Đừng từ bỏ các vùng đất khô cằn
Bình Thuận, Việt Nam, 2006
Đấu tranh với hoang mạc hoá, các chính phủ phải:
Thực hiện các kế hoạch quốc gia sử dụng đất bền vững và quản lý lâu bền tài nguyên nước.
Trồng cây theo hướng trồng những loài phát triển nhanh, các cây địa phương có sức chịu hạn tốt.
Tạo điều kiện để làm giảm nhu cầu củi đốt.
Huấn luyện về việc bảo vệ đất và nước, nông lâm kết hợp và tưới tiêu thuỷ lợi qui mô nhỏ.
Cải tạo lại các vùng đất đã bị suy thoái và hướng dẫn cho dân về các lối sinh sống thay thế.
Thiết lập một hệ thống quốc tế ứng phó khẩn cấp hạn hán với trang bị đầy đủ về lương thực thực phẩm, y tế, giao thông vận tải,...
2. Những áp lực đối với môi trường toàn cầu
2.1. Dân số
Sự gia tăng dân số và sự phân bố dân số không đều đang tiếp tục đè nặng lên môi trường ở nhiều nước. Trong các yếu tố đó, sự gia tăng dân số nhanh lại làm cho người dân càng nghèo thêm.
2.2. Lương thực và nông nghiệp
Việc thiếu lương thực ở nhiều nước đang phát triển đã tạo ra tình trạng thiếu an toàn và đe dọa cho môi trường. Những huỷ hoại cho môi trường gồm:
Suy thoái và cạn kiệt dưới hình thức mất đất và mất rừng, hạn hán và hoang mạc hoá
Mất và suy thoái tài nguyên nước mặt và nước ngầm
Giảm tính đa dạng di truyền và tài nguyên thuỷ sản
Huỷ hoại thềm đáy biển
Mặn hoá, bồi lấp vực nước.
Ô nhiễm không khí, nước, đất.
2. Những áp lực đối với môi trường toàn cầu
2.3. Năng lượng
Các nhu cầu thúc đẩy mức tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số đã đòi hỏi phải phát triển nhanh việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Về vấn đề này hiện đang còn những tồn tại là: cạn kiệt các nguồn cung cấp năng lượng, củi đun nấu không đủ, những tác động môi trường xấu do sản xuất, chuyển hoá và sử dụng năng lượng hoá thạch như việc axit hoá môi trường, tích luỹ "khí nhà kính" và hậu quả là làm thay đổi khí hậu.
2.4. Công nghiệp
Các mô hình công nghiệp hoá dẫn đến mất cân bằng tài nguyên khai thác và chất lượng môi trường. Do vậy, triển vọng phát triển nhanh công nghiệp trong điều kiện bảo vệ được môi trường là rất mỏng manh, hơn nữa lại thiếu hiểu biết về công nghệ cũng như hợp tác quốc tế.
2. Những áp lực đối với môi trường toàn cầu
2.5. Sức khoẻ và định cư
Thiếu nhà ở và tiện nghi tối thiểu, nông thôn kém phát triển, thành phố quá đông người, đô thị xuống cấp, nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt thiếu và kém chất lượng, điều kiện vệ sinh tồi tàn, các điều kiện môi trường suy thoái, bệnh dịch tiếp tục hoành hành, sức khoẻ giảm, tỷ lệ tử vong tăng... Nghèo, suy dinh dưỡng và ngu dốt là tổng hợp của những vấn đề này.
2.6. Quan hệ kinh tế quốc tế
Sự bất bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế với các chính sách kinh tế không thích hợp ở nhiều nước đã phát triển và đang phát triển khiến các vấn đề môi trường thêm trầm trọng.
3. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ. Có 9 nguyên tắc để xây dựng một xã hội phát triển bền vững:
Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng
Cải thiện chất lượng cuộc sống con người
Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái Đất
Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo
Giữ hoạt động trong khả năng chịu đựng được của Trái Đất
Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân
Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình
Đưa ra một khuôn mẫu quốc gia cho sự phát triển tổng hợp và bảo vệ
Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
4. Thực trạng và bảo vệ môi trường Việt nam
4.1. Thực trạng môi trường nước ta những năm gần đây
Môi trường đất: Thoái hoá đất là xu thế phổ biến. Thoái hoá đất dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá.
Việc lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, một số vùng đất bị nhiễm độc chất da cam điôxin do hậu quả của chiến tranh.
Môi trường nước: Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm.
Nước ven biển đã có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm.
4.1. Thực trạng môi trường nước ta những năm gần đây
Môi trường không khí: ở các đô thị và khu công nghiệp ô nhiễm bụi đang trở thành vấn đề cấp bách. Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở nhiều nơi
Bên cạnh đó, nhiều vụ cháy rừng lớn trong thời gian gần đây đã làm suy giảm chất lượng môi trường không khí.
Rừng và độ che phủ thảm thực vật: theo số liệu thống kê, nước ta hiện có khoảng 11.575.400 ha đất có rừng, trong đó có khoảng 9.700.000 ha rừng tự nhiên và 1.600.000 ha rừng trồng.
Từ năm 1990 đến nay, độ che phủ rừng đã tăng lên đáng kể, từ 27,2% năm 1990 lên 33,2% năm 2001 và trên 35% năm 2003. Mặc dù vậy, chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn còn bị tàn phá nghiêm trọng.
4.1. Thực trạng môi trường nước ta những năm gần đây
Đa dạng sinh học: Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao trên Thế giới với các hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị kinh tế và nhiều nguồn gen quý hiếm.
Hiện nay danh sách các khu bảo tồn ở Việt Nam đã lên đến 126 khu, với tổng diện tích khoảng 2,54 triệu ha chiếm 7,7% diện tích lãnh thổ.
Trong những năm gần đây đa dạng sinh học ở nước ta bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới thu hẹp nơi cư trú của các giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán trái phép động, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường.
4.1. Thực trạng môi trường nước ta những năm gần đây
Môi trường đô thị và khu công nghiệp: Môi trường ở nhiều đô thị nước ta bị ô nhiễm do hệ thống tiêu nước, thoát nước lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu; năng lực thu gom chất thải rắn còn thấp kém. Trong khi đó, bụi, khí thải, tiếng ồn,... do hoạt động giao thông vận tải và mạng lưới các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, cùng với hạ tầng cơ sở yếu kém là nguyên nhân làm cho vấn đề môi trường ở nhiều đô thị đang ở mức báo động.
Việc phát triển hạ tầng đô thị không theo kịp với sự gia tăng dân số ở nhiều thành phố làm nảy sinh các vấn đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.
4.1. Thực trạng môi trường nước ta những năm gần đây
Môi trường nông thôn và miền núi: Nước ta có hơn 75% dân số sinh sống ở nông thôn, miền núi. Việc đảm bảo nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đang là vấn đề lớn. Nhiều hủ tục lạc hậu, cách sống thiếu vệ sinh còn phổ biến ở nhiều địa phương cũng đang là nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Môi trường biển và ven bờ: Việc nuôi trồng thuỷ sản ven biển tràn lan đi liền với nạn phá rừng ngập mặn đã làm suy thoái mạnh các hệ sinh thái ven biển. Phát triển công nghiệp trên bờ và các lưu vực sông lớn làm cho vùng biển ven bờ và cửa sông ở nước ta bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Sự cố tràn dầu và các hoạt động kinh tế trên biển đang gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển và đa dạng sinh học vùng biển ven bờ.
4.1. Thực trạng môi trường nước ta những năm gần đây
Môi trường lao động: Môi trường lao động trong những năm gần đây đã được cải thiện một bước, có tác động tích cực đến sức khoẻ người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Tuy vậy, còn nhiều khu vực sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động. Tình trạng ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, tiếng ồn, nhiệt độ đã làm gia tăng tỷ lệ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp, nhất là các ngành hoá chất, luyện kim, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ,...
4.2. Nguyên nhân ô nhiễm và suy thoái môi trường Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng ở Việt Nam. Các nguyên nhân chủ yếu là:
1.Hậu quả chiến tranh:
Nhiều chất độc hại dùng trong chiến tranh có thời gian phân huỷ chậm như các hợp chất clo, dioxin và các kim loại nặng,... đến nay vẫn còn tồn tại. Đặc biệt tại các khu căn cứ lưu giữ vật tư khí tài chiến tranh trước đây như: Bình Long, Đồng Nai, Đà Nẵng,... hoặc các vùng xảy ra chiến tranh ác liệt như vùng giới tuyến Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,...Tình hình sức khoẻ và bệnh tật đặc thù ở một số vùng hiện nay có thể có liên quan đến các hậu quả này.
4.2. Nguyên nhân ô nhiễm và suy thoái môi trường Việt Nam
2. Các hoạt động kinh tế:
Bản thân nền sản xuất hàng hoá dựa vào nguyên liệu tự nhiên luôn kèm theo một phần chất thải không sử dụng được và trong nhiều trường hợp là chất độc. Nền sản xuất càng phát triển theo hướng mở rộng thì càng có nhiều chất thải, còn phát triển theo chiều sâu thì sẽ hạn chế bớt chất thải. Trong thời gian qua, quy mô sản xuất ở Việt Nam được phát triển chủ yếu là theo hướng phát triển chiều rộng, phần lớn với thiết bị và công nghệ lạc hậu, cho nên có nhiều chất thải hơn. Trong công nghệ hoá chất, luyện kim, chế biến lương thực, thực phẩm,... phế liệu trong nhiều trường hợp là rất lớn và rất độc.
4.2. Nguyên nhân ô nhiễm và suy thoái môi trường Việt Nam
3. Sự thiếu thông tin và hiểu biết:
Môi trường là một lĩnh vực mới không chỉ đối với Việt Nam mà cả thế giới. Nhiều thông tin về lĩnh vực này còn thiếu. Vấn đề cơ bản trong bảo vệ môi trường là phải nắm được nhân tố nào là nhân tố "không điều khiển được" và nhân tố nào là "điều khiển được" để hoạch định chính sách đúng ở tầm vĩ mô.
4.2. Nguyên nhân ô nhiễm và suy thoái môi trường Việt Nam
4. Quản lý môi trường yếu kém:
Đội ngũ chuyên gia còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng và còn ít kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn.
Yếu kém trong quản lý, hệ thống thể chế còn chồng chéo, thiếu và chưa cụ thể. Bộ máy chưa đồng bộ và hoạt động còn yếu kém chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Nhiều sự cố môi trường xảy ra chưa có khả năng đánh giá và ứng xử kịp thời.
Phương tiện, công cụ thiếu thốn chưa đủ khả năng phát hiện, đánh giá thực trạng và dự báo diễn biến chất lượng môi trường để hoạch định các giải pháp quản lý hữu hiệu.
4.2. Nguyên nhân ô nhiễm và suy thoái môi trường Việt Nam
5. Quá trình mở cửa còn thiếu hợp lý:
Xu thế chuyển dịch ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước chậm phát triển đang diễn ra trên thế giới. Với mục tiêu lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng mặt bằng môi trường còn thấp ở nước ta để chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu, có nhiều khả năng gây ô nhiễm. Chuyển giao công nghệ sinh học, nhập các nguồn gen không bảo đảm an toàn sinh học đã gây các hậu quả sinh thái nghiêm trọng, các dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng.
4.2. Nguyên nhân ô nhiễm và suy thoái môi trường Việt Nam
6. Tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế của nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi theo một cơ cấu mà tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu, công nghiệp lạc hậu, dân số tăng nhanh, đói nghèo còn nhiều, nguồn tài chính còn hạn chế. Thêm vào đó ngân sách đầu tư cho môi trường là quá ít. Đó là những nguyên nhân tác động đến việc giải quyết những vấn đề môi trường ở Việt Nam
4.3. Những thách thức đối với môi trường nuớc ta trong thời gian tới
4.3.1. Nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết, trong khi dự báo ô nhiễm tiếp tục gia tăng
4.3.2. Thách thức trong việc lựa chọn các lợi ích trước mắt về kinh tế và lâu dài về môi trường và phát triển bền vững
4.3.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực bảo vệ môi trường của nhà nước và các doanh nghiệp đều bị hạn chế
4.3.4. Sự gia tăng dân số di dân tự do và đói nghèo
4.3.5. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn thấp
4.3.6. Tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu
4.3.7. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra các vấn đề ngày càng cao về môi trường
4.3.8. Tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu, khu vực ngày càng lớn và phức tạp hơn
4.4. Các mục tiêu bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
Các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo
Việt Nam xác định rằng bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở nước ta với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới.
Chỉ thị 36-CP/TW thể hiện đường lối, chủ trương về bảo vệ môi trường trong phát triển ở nước ta trong thời gian tới .
Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị 36 - CP/TW của Đảng, việc xây dựng chiến lược BVMT giai đoạn 2001 - 2010 phải quán triệt các nguyên tắc cụ thể sau:
không tách rời chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, mà là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển đất nước.
phải dựa trên việc phân tích hiện trạng và xu thế môi trường đất nước trong bối cảnh của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước diễn ra trong thập niên đầu của thế kỷ 21.
phải phù hợp với nguồn lực của quốc gia.
được xây dựng trên cơ sở tiếp thu các bài học kinh nghiệm của các nước.
phải là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các kế hoạch môi trường quốc gia trung hạn, ngắn hạn và thu hút đầu tư nước ngoài.
Chiến lược bảo vệ môi trường
Các mục tiêu của chiến lược
a. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 là bảo đảm môi trường phục vụ yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
b. Các mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, Chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2001 - 2010 xác định các mục tiêu cụ thể sau:
Phòng ngừa ô nhiễm
Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Cải thiện môi trường đô thị, khu công nghiệp và nông thôn
Nâng cao nhận thức môi trường
Các ưu tiên của chiến lược
Các vấn đề ưu tiên cần xem xét và có biện pháp hữu hiệu là:
Các vấn đề môi trường liên quan đến sự gia tăng qui mô và tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa.
Các vấn đề về môi trường có liên quan đến thâm canh nông nghiệp với việc mở rộng diện tích canh tác, sử dụng phân hóa học, thuốc sát trùng, thuốc kích thích sinh trưởng,...
Các vấn đề môi trường có liên quan đến tăng cường khai thác vùng biển và thềm lục địa, nguồn gây ô nhiễm tại chỗ, đặc biệt là tràn dầu và kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu, các nguồn ô nhiễm từ đất liền đổ ra biển và từ các dòng hải lưu từ xa mang đến.
Các hệ sinh thái có giá trị đặc biệt, các vùng bảo vệ, các khu bảo tồn đa dạng sinh học.
Các vấn đề môi trường có liên quan đến sức khỏe môi trường, duy trì sự sống của con người, các nguồn gây ra bệnh tật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)