Môi trường & Con người - P4
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Trung |
Ngày 18/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: Môi trường & Con người - P4 thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG 4.
CÁC NHU CẦU VÀ HOẠT ĐỘNG NHẰM THỎA MÃN NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI
1. Nhu cầu lương thực và thực phẩm
1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người
Có khoảng 45 hợp chất và nguyên tố có trong các loại lương thực và thực phẩm được coi là các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho con người. Các chất dinh dưỡng này nằm trong 5 nhóm:
Glucit, chất béo, Protêin, chất khoáng, Vitamin
Để bảo đảm sự sống thì lượng lương thực, thực phẩm và khẩu phần ăn hằng ngày có ý nghĩa quyết định. Nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho một đầu người, thường qui về số kcal/ngày. Trung bình nam giới cần 3.000 kcal/ngày, nữ giới cần khoảng 2.200 kcal/ngày.
Bảng 4.1. Mức calori cần thiết hàng ngày và sự thiếu dinh dưỡng ở các nước nghèo
1.2. Lương thực và thực phẩm chủ yếu của con người
Loài người đã sử dụng khoảng 3.000 loài thực vật để làm lương thực; có 150 loài thực vật và 20 loài động vật đã trở thành hàng hoá.
Về lương thực chủ yếu có 5 loài cung cấp đến 80% năng lượng thế giới
Lúa mì- Có nguồn gốc từ Trung Đông
Lúa- Có nguồn gốc từ Đông Nam Á (là lương thực chính của hơn 50% dân số Thé giới)
Ngô (Corn)- Có nguồn gốc từ Mexico
Sắn (Cassava, Manioc)- Có nguồn gốc từ Amazon
Khoai tây – Có nguồn gốc từ dãy Andes
Phân bố địa lý của 3 loại lương thực chủ yếu
Mì
Ngô
Lúa
Các thực phẩm chủ yếu có rau, quả, thịt, cá,... bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà ở hạt cốc không có đủ.
Về rau củ có khoai tây, khoai lang, sắn,... là những cây vừa làm lương thực vừa làm thực phẩm.
Về rau hạt, quan trọng nhất là đổ tương và lạc.
Thịt cá là loại thực phẩm có vai trò quan trọng trong khẩu phần, bảo đảm lượng protêin cần thiết cho cơ thể. Trừ cá ra, 9 loài động vật nuôi là trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngỗng, gà, vịt, gà tây đã cung cấp phần lớn protêin nuôi sống con người.
1.3. Các nền sản xuất nông nghiệp
1. Nền nông nghiệp hái lượm và săn bắt, đánh cá
Nền nông nghiệp này kéo dài lâu nhất từ khi có loài người cho đến thời gian cách đây khoảng 1 vạn năm. Ở thời kỳ này, con người không khác gì con vật là mấy. Bằng lao động cơ bản đơn giản, công cụ lao động bằng đá, cành cây, còn lửa thì lấy từ các đám cháy tự nhiên. Sản phẩm thu hoạch được không nhiều, nạn đói cũng thường xuyên đe dọa, lương thực dự trữ không có, tỷ lệ tử vong cao.
Cách đây khoảng 10.000 năm, xã hội loài người thay thế các hoạt động hái lượm và săn bắt ngoài tự nhiên bằng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
Nền nông nghiệp này bao gồm hai loại hình là du canh và định canh. Du canh là một hệ thống nông nghiệp trong đó nương rẫy được phát đốt và gieo trồng cây nông nghiệp từ một đến hai năm.
Nền nông nghiệp du canh dần dần được thay thế bằng nền nông nghiệp định canh: trồng trọt và chăn nuôi trên những diện tích đất cố định.
2. Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống
3. Nền nông nghiệp công nghiệp hoá
Đặc trưng bởi việc sử dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật của giai đoạn công nghiệp. Giống cây trồng và vật nuôi được sản xuất và chọn lọc từ các thành tựu của di truyền học.
Điển hình của nền nông nghiệp này là “cách mạng xanh”.
Nhờ cách mạng xanh mà nền nông nghiệp này đã thoả mãn cho một dân số thế giới gia tăng như hiện nay
Những hạn chế của nền nông nghiệp công nghiệp hóa là:
Coi thường bản tính sinh học của thế giới sinh vật.
Coi thường các hoạt động sinh học của đất.
Các sản phẩm của nền nông nghiệp này kém chất lượng.
Làm mất đi và lãng quên dần các cây trồng và vật nuôi gốc địa phương.
Làm xuống cấp chất lượng môi trường.
Sự phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng mạnh, tính chất ổn định của xã hội ngày càng mong manh.
4. Nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững
Trước khi định hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững, các nhà khoa học nông nghiệp có chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp sinh học. Xuất phát điểm của nó là:
Sinh vật kể cả cây, con nuôi trồng, con người đều tồn tại và phát triển theo những quy luật sinh học.
Không được biến cây trồng và vật nuôi thành cổ máy sống dựa vào các điều kiện nhân tạo. Làm sao để các sản phẩm sản xuất ra giống như chúng được sản xuất từ các hệ sinh thái tự nhiên.
Chất lượng sản phẩm của nền nông nghiệp sinh học tốt hơn hẳn so với nền nông nghiệp công nghiệp hoá nhưng năng suất và nhất là tổng sản lượng thu được cũng như giá thành không đáp ứng được với điều kiện kinh tế xã hội ở nhiều nước hiện nay.
Nền nông nghiệp sinh thái không loại trừ việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giống chọn lọc nhân tạo,... mà là sử dụng một cách hợp lý nhất, tiếp tục phát huy nền nông nghiệp truyền thống, tránh những giải pháp kỹ thuật công nghệ đem đến sự hủy hoại môi trường.
Các kết quả nghiên cứu về nền nông nghiệp sinh thái học rất đáng khích lệ. Ví dụ như chương trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), chương trình nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp hay nông - lâm kết hợp,.... Có thể nói nền nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp kết hợp cái tích cực, cái đúng đắn của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp công nghiệp hóa và nông nghiệp sinh học.
4. Nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững
Nền nông nghiệp bền vững
Nền nông nghiệp bền vững tích hợp 3 mục tiêu: môi trường health, có lợi về kinh tế và công bằng về mặt xã hội và kinh tế;
Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tạo ra các sản phẩm có chất lượng, trong khi vẫn bảo vệ được sự phong phú của thế giới tự nhiên và các dạng khác của đa dạng sinh học.
1.4. Sản xuất lương thực trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Sản xuất lương thực trên thế giới
An ninh lương thực luôn là vấn đề được thế giới quan tâm.
Mặc dù sản xuất lương thực tính trên đầu người gia tăng và năng suất cũng tăng, nhưng nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn xảy ra.
Cứ 10 người có một người đang bị đói. Trong số 60 triệu người chết hàng năm, thì chết do đói ăn là 10 - 20 triệu. Thường xuyên có khoảng 850 triệu người thiếu ăn.
Đến năm 2025, thế giới cần một sản lượng lương thực là 3 tỷ tấn/năm để nuôi sống khoảng 8,5 tỷ người trong khi sản lượng lương thực mấy năm cuối thế kỷ XX mới đạt 1,9 tỷ tấn/năm và tính theo đầu người mới khoảng 350 kg. Theo tiêu chuẩn của FAO, bình quân lương thực phải là 500 kg/người/năm mới đạt được điều kiện cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực.
Để có thể có đủ số lương thực và thực phẩm cho dân số hiện nay, phải tăng thêm 40% số lương thực và thực phẩm đang sản xuất cũng như phải tăng năng suất cây trồng lên 26%.
Định nghĩa về an toàn lương thực
“Bảo đảm sử dụng đủ lương thực vào mọi lúc” (Maxwell và Frankenberger, UN Children’s Fund and International Fund for Agricultural Development, 1992).
“Food security exists when all people, at all times, have physical and economic access to sufficient, safe and nutritious food to meet their dietary needs and food preferences for an active and healthy life.” (Hội Nghị thượng đỉnh lương thực thế giới, 1996).
An toàn lương thực
(4 khía cạnh)
Bảo đảm rằng các loại lương thực thực phẩm chủ yếu được sản xuất đều kiếm được lợi tức (sức mua, giá trị hàng hóa);
Bảo đảm rằng việc cung cấp là ổn định (sustainable over time);
Bảo đảm rằng toàn bộ dân số tiếp cận được với lương thực (sự phân phối);
Bảo đảm rằng the food supply is safe (an toàn lương thực).
1.4.2. Sản xuất lương thực ở Việt Nam
Nếu năm 1989 (năm bắt đầu tự túc lương thực), sản lượng đạt 21,51 triệu tấn, đến năm 1994 là 26,19 triệu tấn thì đến năm 1999 đã là 31,3 triệu tấn. Năng suất lúa năm 1985 là 28 tạ/ha, đến năm 1990 là 32 tạ/ha và đến năm 1999 là 41 tạ/ha.
Năm 2000 bình quân lương thực đầu người ở nước ta đã tăng lên 444 kg. Năm 2005 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 37 triệu tấn và phấn đấu đến năm 2010 là 40 triệu tấn. Năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% hộ nghèo.
Sản xuất nông nghiệp và sản xuất lương thực nước ta về lâu dài tất yếu sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên cơ sở bảo vệ môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
1.5. Các giải pháp giải quyết vấn đề lương thực
1.5.1 Cách mạng xanh
Cách mạng xanh bắt đầu hưng thịnh từ những năm 60 của thế kỷ XX. Cách mạng xanh có hai kết quả vượt bậc:
Tạo ra được giống mới có năng suất cao mà đối tượng chính là cây lương thực.
Dùng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết khả năng của giống mới: thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,...
Những hạn chế:
Phải có đầy đủ phân bón, thuốc trừ sâu và công tác thủy lợi tốt.
Các giống cây trồng địa phương đã bị đào thải, lãng quên.
Ô nhiễm môi trường, đất đai kém màu mỡ.
1.5.2. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản
Cá và các sản phẩm biển khác là những thức ăn có chất lượng cao vì trong protein của chúng chứa các loại acid amin không thay thế được và dễ tiêu hoá.
Song song với việc đánh bắt, việc nuôi trồng thuỷ sản cũng đang được phát triển mạnh mẽ. Trong tương lai nuôi trồng thuỷ sản sẽ đóng góp tích cực trong việc đa dạng hoá khẩu phần thức ăn hàng ngày và là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng ở các nước đang phát triển do xuất khẩu những đặc sản tôm, cua,....
Thu hoạch và sử dụng nghề cá Thế giới
China 16,9
Peru 9,6
3. USA 5,0
4. Chile 4,9
5. Indonesia 4,8
6. Japan 4,4
7. India 3,6
8. Russian Fed 2,9
9. Thailand 2,8
10. Norway 2,5
Mười quốc gia đánh bắt thủy sản hàng đầu thế giới năm 2004 (triệu tấn)
Đánh bắt
Nuôi trồng
Tổng = 141,6 triệu tấn
47,86 triệu tấn
93,8 triệu tấn
Thu hoạch nghề cá năm 2005
Tổng sản lượng = 141,60 triệu tấn
Con người tiêu thụ = 75 %
Thức ăn chăn nuôi = 25 %
106,20 triệu tấn
35,40 triệu tấn
Sử dụng nghề cá thế giới 2005
Tiêu thụ hải sản theo đầu người/năm (2003)
Tiêu thụ hải sản theo đầu người/năm (2001-2003)
1.5.3. Sự phát triển của công nghệ sinh học
Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học gồm:
Công nghệ lên men sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản.
Công nghệ tế bào thực vật để nhân nhanh và phục tráng các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Công nghệ enzym để sản xuất acid amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, lên men rượu, chế tạo các cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc.
Công nghệ gen quyết định sự thành công của cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Nhiều loại thực phẩm biến đổi gen đã xuất hiện. Sinh vật biến đổi gen cho năng suất cao, đem lại lợi ích cho người sản xuất.
Chất lượng, dư lượng chất hoá học để lại trong sản phẩm và đặc biệt những ảnh hưởng của các sản phẩm này đến sức khoẻ con người và môi trường còn chưa được làm rõ.
GM crops in developing countries
27% of GM crops are viruses resistant
26% insect resistance
12% have agronomic properties such as drought tolerance
10% fungal resistance
8% product quality such as longer shelf life
5% herbicide tolerance
5% other such as vaccines
3% bacterial resistance
4% multiple genes.
Over half of the 201 transformation events involve single genes that confer biotic resistance to either viral or insect stresses to the host plant.
most plant transformations have occurred in cereal and staple crops like rice, potatoes, maize, cotton, and papaya
progress in indigenous crops including mung beans, beans, chickpeas, cowpeas, lupin, cacao and coffee
2. Nhu cầu về nhà ở, văn hoá, xã hội, du lịch của con người
2.1. Nhu cầu về văn hoá, xã hội
2.1.1. Diễn trình lịch sử nền văn hóa thế giới và ở nước ta
Diễn trình lịch sử xã hội, văn hoá của loài người được chia thành:
Thời kỳ thu lượm tương ứng với thời đại đá cũ trong khảo cổ học, từ khởi thủy đến cách đây khoảng 1 vạn năm.
Thời kỳ nông nghiệp tương ứng với thời đại đá mới và thời đại kim khí cách đây khoảng một vạn năm đến khoảng thế kỷ XVI - XVII.
Thời kỳ công nghiệp từ cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Châu Âu (thế kỷ XVI - XVII) đến khoảng trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945).
Thời kỳ hậu công nghiệp từ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và cuộc cách mạng tin học ở nửa sau thế kỷ XX và có thể kéo dài sang thế kỷ XXI.
Diễn trình lịch sử Việt Nam có thể giới thiệu tóm tắt như sau
Cách đây khoảng hơn 10.000 năm, người Việt Nam cổ đã biết chạm khắc trên vách đá hang động trên một số đá cuội thuộc văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn.
Vào thời đại Âu Lạc (cách đây 2.000 - 3.000 năm) xuất hiện các huyền thoại, các nghi thức nông nghiệp, văn chương truyền miệng, trống đồng Đồ Sơn, đồ gốm,...
Thời kỳ Bắc thuộc (khoảng 1.000 năm) văn hoá Việt Nam có tính “tiếp xúc cưỡng bức” và giao thoa với văn hóa Trung Quốc.
Trong các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn, từ thế kỷ XI - XIX văn hoá Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hệ tư tưởng Phật, Đạo và Nho, văn vần Hán Nôm, âm nhạc bát âm thời Lý, Trần và ca nhạc dân gian, ca nhạc cung đình thời Lê, Nguyễn.
Thời Pháp thuộc có sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hoá Việt Pháp, Việt Âu. Chữ quốc ngữ xuất hiện kéo theo sự xuất hiện một số ngành nghệ thuật hiện đại như: sơn dầu, sơn mài, lụa, cải lương, kịch nói, âm nhạc hiện đại, điện ảnh.
2.1.2. Nhu cầu về đời sống xã hội - văn hoá - văn minh
Về diễn trình lịch sử, các quan hệ xã hội của con người ngày càng phức tạp và đa dạng hóa nhưng trên đại thể từ ngàn xưa cho đến nay, con người có những nhu cầu và quan hệ xã hội cơ bản sau đây:
Quan hệ cùng dòng giống: đó là gia đình, bao gồm gia đình hạt nhân (vợ, chồng và các con chưa trưởng thành) và gia đình mở rộng mà ta thường gọi là họ hàng.
Quan hệ cùng nơi cư trú: mà ta thường gọi là quan hệ láng giềng.
Quan hệ cùng lợi ích: ví dụ như quan hệ cùng giai cấp, nghề nghiệp, cùng giới tính,...
2.2. Nhu cầu về du lịch, giải trí, của con người
Du lịch có 4 chức năng chính:
Chức năng xã hội thể hiện trong vai trò phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho nhân dân,...
Chức năng kinh tế thể hiện trong việc tăng khả năng lao động của nhân dân và tạo ra công việc làm ăn mới cho xã hội,...
Chức năng sinh thái thể hiện trong việc tạo ra môi trường sống ổn định về mặt sinh thái,...
Chức năng chính trị thể hiện trong vai trò cũng cố hòa bình và tình đoàn kết của các dân tộc,...
Các tác động của du lịch đến môi trường
a. Tác động tích cực
Bảo tồn thiên nhiên. Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các điểm văn hoá.
Tăng cường chất lượng môi trường. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường.
Đề cao môi trường. Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.
Cải thiện hạ tầng cơ sở. Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay được cải thiện.
Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua đề cao các giá trị về văn hóa và thiên nhiên của các điểm du lịch.
b. Tác động tiêu cực
Ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên các hoạt động giải trí ở các vùng biển có thể ảnh hưởng tới các rạn san hô, nghề cá. Các nhu cầu về năng lượng, thực phẩm, và các loại thức ăn tươi sống khác ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch làm cho đất bị thoái hóa, nơi ở của các loài hoang dã bị mất đi, làm giảm giá trị của cảnh quan.
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân địa phương.
Làm giảm tính đa dạng sinh học do xáo trộn nơi ở của các loài hoang dã, khai hoang để phát triển du lịch, gia tăng áp lực đối với những loài bị đe dọa do các hoạt động buôn bán và săn bắt, tăng nhu cầu về chất đốt, cháy rừng
Ảnh hưởng đến văn hóa xã hội của cộng đồng các hoạt động du lịch sẽ làm xáo trộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của cộng đồng địa phương và có thể có những tác động chống lại các hoạt động truyền thống trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
Nước thải nước thải khách sạn, nhà hàng sẽ ngấm xuống nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận, làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh hoặc làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản
Rác thải vứt rác bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội
Du lịch bền vững
Theo UNWTO, WTTC du lịch bền vững là:
“Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội đó cho các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được thoả mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hoá, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lý trong sự hài hoà với môi trường, cộng đồng và các nền văn hoá địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du lịch” .
Các loại hình của du lịch bền vững
1) Du lịch vì người nghèo
Loại hình du lịch này tăng cường sự liên kết giữa các công ty kinh doanh du lịch và người nghèo nhằm tăng thêm sự đóng góp của du lịch cho việc xoá đói giảm nghèo, đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo tham gia hiệu quả hơn các hoạt động du lịch.
Du lịch vì người nghèo còn giúp cư dân ở các địa phương gìn giữ môi trường tự nhiên, văn hoá, đồng thời khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao.
Du lịch bền vững vì người nghèo chủ yếu được tiến hành ở vùng nông thôn, miền núi, nơi thu nhập người dân còn thấp và điều kiện sinh hoạt còn hạn chế.
2. Du lịch dựa vào cộng đồng
Là loại hình du lịch tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý du lịch và phân phối lợi nhuận. Loại hình du lịch này được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương. Các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng nhằm các mục đích:
a. Bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hoá và thiên nhiên,
b. Tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho các cộng đồng,
c. Thúc đẩy và trao quyền cho các cộng đồng nhằm xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên,
d. Đảm bảo chất lượng thoả mãn cho du khách,
e. Đảm bảo sự quản lý bền vững.
3. Du lịch sinh thái
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên tương đối còn hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hoá kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương”
Trong hơn 15 năm qua, du lịch sinh thái phát triển mạnh mẽ như một ngành công nghiệp đặc biệt và là một hình thức riêng của phát triển bền vững. Hiện nay, du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững thông dụng nhất.
3. Công nghiệp hóa và đô thị hóa
3.1. Nguồn gốc của công nghiệp hóa và đô thị hóa
Công nghiệp hóa và đô thị hóa là quá trình tiến hóa và phát triển kinh tế xã hội của loài người. Khi những làng xóm bắt đầu phân hóa trở thành những trung tâm thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán thì những làng xóm và cộng đồng đó đã dần dần phát triển thành những trung tâm công nghiệp và đô thị.
Đời sống và sản xuất ở các đô thị và khu công nghiệp đòi hỏi phải cải tiến giao thông, đường sá, nhà ở, khu vệ sinh, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước,... Công nghiệp phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật gia tăng, đặc biệt là các công trình xây dựng đã làm cho đô thị, khu công nghiệp có nhiều sắc thái riêng khác hẳn nông thôn.
Tóm lại công nghiệp hóa và đô thị hóa là sự tập trung và phát triển kinh tế xã hội ở mức cao hơn so với nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, kèm theo là sự phát triển dân số.
3.2. Đô thị hoá ở thế kỷ XIX và hiện nay
Đầu thế kỷ XIX, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp. Đặc biệt quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa bùng phát mạnh trong khoảng 25 năm cuối thế kỷ XX.
Đô thị chỉ chiếm 0,3% diện tích bề mặt trái đất, nhưng tỷ lệ dân số đã tăng lên rất nhiều, từ 19% năm 1920 lên 25% năm 1940, 33% năm 1960, tới 46 % vào năm 1990 và 51% năm 2000. Dự kiến đến năm 2025 dân số thế giới sẽ là 8,5 tỷ người và tỷ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 60%.
Tốc độ đô thị hoá ở các nước đang phát triển nhanh hơn các nước phát triển. So với năm 1950, tốc độ đô thị hóa năm 2000 ở các nước phát triển là 2,2 lần, ở các nước đang phát triển là 6,6 lần. Theo dự báo, đến năm 2025 các con số tương ứng sẽ là 2,6 lần và 13 lần.
Về công nghiệp, xu hướng gần đây là hình thành các khu công nghiệp tập trung: năm 1995, Liên Hiệp Quốc đã thống kê thế giới có khoảng 12.000 khu công nghiệp với diện tích nhỏ nhất là 1 ha, lớn nhất đến 10.000 ha.
Urban Population
Percent
Source: United Nations, World Urbanization Prospects: The 2001 Revision (medium scenario), 2002.
Xu hướng đô thị hóa trên thế giới
3.3. Chất lượng môi trường ở các siêu đô thị
Trên thế giới nếu chỉ tính riêng số thành phố có qui mô dân số trên 5 triệu người thì năm 1950 có 10 và tới năm 2000 con số đó đã là 27 thành phố. Đáng chú ý là trong số đó chỉ có 4 thành phố là của các nước công nghiệp phát triển, còn lại 23 thành phố thuộc các nước đang phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, các thành phố lớn có xu hướng phát triển thành các đô thị khổng lồ do tăng qui mô về dân số và diện tích, gọi là xu hướng siêu đô thị hóa.
Theo UNDIESA (1986), một thành phố được coi là siêu đô thị khi số dân tối thiểu là 8 triệu dân. Còn theo World Bank (1991), thành phố phải có số dân trên 10 triệu người. Trong khi đó, theo Dogan và Kasarda (1998) thì chỉ cần trên 4 triệu dân là đã trở thành siêu đô thị.
World`s Largest Cities 1975
(Source: United Nations)
1. Tokyo 19.8 million
2. New York 15.9 million
3. Shanghai 11.4 million
4. México 11.2 million
5. São Paulo 9.9 million
6. Osaka 9.8 million
7. Buenos Aires 9.1 million
8. Los Angeles 8.9 million
9. Paris 8.9 million
10. Beijing 8.5 million
World`s Largest Cities 2015
(Source: United Nations)
1. Tokyo 28.7 million
2. Bombay 27.4 million
3. Lagos 24.4 million
4. Shanghai 23.4 million
5. Jakarta 21.2 million
6. São Paulo 20.8 million
7. Karachi 20.6 million
8. Beijing 19.4 million
9. Dhaka 19.0 million
10. México 18.8 million
20 siêu đô thị trên thế giới
3.4. Các vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến đô thị hoá -công nghiệp hoá
1. Đô thị hoá và nghèo đói
Năm 1980, ước tính có 40 triệu hộ gia đình đô thị nghèo đói so với 80 triệu hộ nghèo đói ở nông thôn. Vào năm 2000 các hộ nghèo đói tuyệt đối ở đô thị tăng lên 76% chiếm 72 triệu hộ, trong khi số các hộ nghèo ở nông thôn giảm xuống 29% với 56 triệu hộ.
Theo số liệu điều tra của Uỷ ban kinh tế châu Mỹ Latinh và Caribe thì 22% dân Panama City (1983), 25% dân đô thị Costa Rica (1982), 64% dân Guatemala City (1983), 45% dân Santiago de Chile (1985) nghèo đói (UNDP, 1989)
Những cố gắng xoá đói giảm nghèo cho dân đô thị lại càng thu hút sự di cư từ nông thôn ra thành thị và làm tiêu tán hết các thành quả tạo ra.
2. Suy dinh dưỡng và dịch bệnh ở đô thị
Suy dinh dưỡng lan tràn trong đô thị của thế giới thế ba. Ở Columbia, Costa Rica, Guatemala, El Sanvador, Tunisia, Morocco bữa ăn của người dân nông thôn còn khá hơn của người đô thị đặc biệt là số lượng calo. Ở rất nhiều thành phố, số trẻ suy dinh dưỡng (ở các vùng thu nhập thấp của đô thị) còn lớn hơn cả ở nông thôn.
3. Chất lượng môi trường ở đô thị
Dân số tăng nhanh thường gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước xử lý nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom xử lý rác) sẽ làm tăng các chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị, đặc biệt làm tăng lượng nước thải và rác thải, vệ sinh môi trường suy giảm
4. Vấn đề nhà ở
Khu vực xây dựng nhà ở chính thức ít khi cung cấp nổi 20% nhu cầu nhà ở. Sự di cư trái phép vào đô thị góp phần làm gia tăng các xóm lều và các ổ chuột.
Bên cạnh những tác động tích cực về kinh tê - xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn minh - dân trí, cải thiện đời sống người dân,... quá trình ĐTH - CNH đã tạo ra những tác động tiêu cực về môi trường.
Các nhà sinh thái đô thị bắt đầu nói đến “đô thị bền vững” hay “đô thị sinh thái”, theo đó khi phát triển đô thị và khu công nghiệp cần chú ý:
Quan tâm kích cỡ đô thị.
Phải có quy hoạch khi cần mở rộng đô thị.
Phải dành một diện tích đủ lớn cho cây xanh (12 - 15 m2/người); có hệ thống quản lý tốt chất thải rắn, nước thải; hạn chế ách tắc giao thông, ....
3.5. Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp ở nước ta
Đến giữa năm 2004, Việt Nam có 656 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn. Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt, 2 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 13 đô thị loại III, 59 đô thị loại IV và 570 đô thị loại V.
Tỷ lệ dân số đô thị năm 1960 là 15%, năm 1988 là 20% và năm 1992 là 20,2% và 1999 là 23,5%. Theo dự báo (phương án trung bình) đến năm 2010 và 2020 tỷ lệ dân số đô thị nước ta sẽ là 33% và 45%.
Số lượng các đô thị của Việt Nam có qui mô dân số từ 1 vạn trở lên là trên 500 đô thị.
Đô thị có dân số lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2004 dân số Hà Nội là 3,082 triệu và Tp. Hồ Chí Minh 6,378 triệu.
Về công nghiệp hóa, tính đến tháng 6/2004 cả nước đã hình thành nên 96 khu công nghiệp và khu chế xuất, trong đó có 68 khu đang hoạt động, 28 khu đang trong quá trình xây dựng cơ bản. Tổng diện tích của các KCN và KCX là 18.599 ha.
Nhìn chung các cơ sở công nghiệp do trong nước đầu tư có qui mô nhỏ, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, chỉ có khoảng 20% xí nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ. Vì vậy, ô nhiễm môi trường do công nghiệp từ các nhà máy cũ ở nước ta là rất trầm trọng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nằm xen kẻ trong các khu dân cư.
Ô nhiễm Môi trường ở các đô thị & khu công nghiệp Việt Nam
Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn (trong sinh hoạt, bệnh viện).
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như chất rắn lơ lững, BOD, COD nitơrit, nitơrat... gấp từ 2-5 lần, thậm chí tới 10-20 lần tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số E Côli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần.
Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và chất độc hại như là chì, thuỷ ngân, arsen, clor, phenol...
Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm bụi. Các nơi bị ô nhiễm nặng nhất là khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy Vicasa Biên Hoà, KCN Tân Bình,... Ở một số khu dân cư gần các KCN nồng độ khí sulffure vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
Tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra ở các thành phố lớn từ 0,6 – 0,8 kg/người/ngày, chất thải rắn trong bệnh viện (cơ sở y tế) được thải ra ước tính từ 50-70 tấn/ngày. Chất thải rắn này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị,...
Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 KCX-KCN tập trung. Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn, tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây nên.
Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản.
CÁC NHU CẦU VÀ HOẠT ĐỘNG NHẰM THỎA MÃN NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI
1. Nhu cầu lương thực và thực phẩm
1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của con người
Có khoảng 45 hợp chất và nguyên tố có trong các loại lương thực và thực phẩm được coi là các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho con người. Các chất dinh dưỡng này nằm trong 5 nhóm:
Glucit, chất béo, Protêin, chất khoáng, Vitamin
Để bảo đảm sự sống thì lượng lương thực, thực phẩm và khẩu phần ăn hằng ngày có ý nghĩa quyết định. Nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho một đầu người, thường qui về số kcal/ngày. Trung bình nam giới cần 3.000 kcal/ngày, nữ giới cần khoảng 2.200 kcal/ngày.
Bảng 4.1. Mức calori cần thiết hàng ngày và sự thiếu dinh dưỡng ở các nước nghèo
1.2. Lương thực và thực phẩm chủ yếu của con người
Loài người đã sử dụng khoảng 3.000 loài thực vật để làm lương thực; có 150 loài thực vật và 20 loài động vật đã trở thành hàng hoá.
Về lương thực chủ yếu có 5 loài cung cấp đến 80% năng lượng thế giới
Lúa mì- Có nguồn gốc từ Trung Đông
Lúa- Có nguồn gốc từ Đông Nam Á (là lương thực chính của hơn 50% dân số Thé giới)
Ngô (Corn)- Có nguồn gốc từ Mexico
Sắn (Cassava, Manioc)- Có nguồn gốc từ Amazon
Khoai tây – Có nguồn gốc từ dãy Andes
Phân bố địa lý của 3 loại lương thực chủ yếu
Mì
Ngô
Lúa
Các thực phẩm chủ yếu có rau, quả, thịt, cá,... bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà ở hạt cốc không có đủ.
Về rau củ có khoai tây, khoai lang, sắn,... là những cây vừa làm lương thực vừa làm thực phẩm.
Về rau hạt, quan trọng nhất là đổ tương và lạc.
Thịt cá là loại thực phẩm có vai trò quan trọng trong khẩu phần, bảo đảm lượng protêin cần thiết cho cơ thể. Trừ cá ra, 9 loài động vật nuôi là trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngỗng, gà, vịt, gà tây đã cung cấp phần lớn protêin nuôi sống con người.
1.3. Các nền sản xuất nông nghiệp
1. Nền nông nghiệp hái lượm và săn bắt, đánh cá
Nền nông nghiệp này kéo dài lâu nhất từ khi có loài người cho đến thời gian cách đây khoảng 1 vạn năm. Ở thời kỳ này, con người không khác gì con vật là mấy. Bằng lao động cơ bản đơn giản, công cụ lao động bằng đá, cành cây, còn lửa thì lấy từ các đám cháy tự nhiên. Sản phẩm thu hoạch được không nhiều, nạn đói cũng thường xuyên đe dọa, lương thực dự trữ không có, tỷ lệ tử vong cao.
Cách đây khoảng 10.000 năm, xã hội loài người thay thế các hoạt động hái lượm và săn bắt ngoài tự nhiên bằng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
Nền nông nghiệp này bao gồm hai loại hình là du canh và định canh. Du canh là một hệ thống nông nghiệp trong đó nương rẫy được phát đốt và gieo trồng cây nông nghiệp từ một đến hai năm.
Nền nông nghiệp du canh dần dần được thay thế bằng nền nông nghiệp định canh: trồng trọt và chăn nuôi trên những diện tích đất cố định.
2. Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống
3. Nền nông nghiệp công nghiệp hoá
Đặc trưng bởi việc sử dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật của giai đoạn công nghiệp. Giống cây trồng và vật nuôi được sản xuất và chọn lọc từ các thành tựu của di truyền học.
Điển hình của nền nông nghiệp này là “cách mạng xanh”.
Nhờ cách mạng xanh mà nền nông nghiệp này đã thoả mãn cho một dân số thế giới gia tăng như hiện nay
Những hạn chế của nền nông nghiệp công nghiệp hóa là:
Coi thường bản tính sinh học của thế giới sinh vật.
Coi thường các hoạt động sinh học của đất.
Các sản phẩm của nền nông nghiệp này kém chất lượng.
Làm mất đi và lãng quên dần các cây trồng và vật nuôi gốc địa phương.
Làm xuống cấp chất lượng môi trường.
Sự phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng mạnh, tính chất ổn định của xã hội ngày càng mong manh.
4. Nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững
Trước khi định hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững, các nhà khoa học nông nghiệp có chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp sinh học. Xuất phát điểm của nó là:
Sinh vật kể cả cây, con nuôi trồng, con người đều tồn tại và phát triển theo những quy luật sinh học.
Không được biến cây trồng và vật nuôi thành cổ máy sống dựa vào các điều kiện nhân tạo. Làm sao để các sản phẩm sản xuất ra giống như chúng được sản xuất từ các hệ sinh thái tự nhiên.
Chất lượng sản phẩm của nền nông nghiệp sinh học tốt hơn hẳn so với nền nông nghiệp công nghiệp hoá nhưng năng suất và nhất là tổng sản lượng thu được cũng như giá thành không đáp ứng được với điều kiện kinh tế xã hội ở nhiều nước hiện nay.
Nền nông nghiệp sinh thái không loại trừ việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giống chọn lọc nhân tạo,... mà là sử dụng một cách hợp lý nhất, tiếp tục phát huy nền nông nghiệp truyền thống, tránh những giải pháp kỹ thuật công nghệ đem đến sự hủy hoại môi trường.
Các kết quả nghiên cứu về nền nông nghiệp sinh thái học rất đáng khích lệ. Ví dụ như chương trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), chương trình nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp hay nông - lâm kết hợp,.... Có thể nói nền nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp kết hợp cái tích cực, cái đúng đắn của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp công nghiệp hóa và nông nghiệp sinh học.
4. Nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững
Nền nông nghiệp bền vững
Nền nông nghiệp bền vững tích hợp 3 mục tiêu: môi trường health, có lợi về kinh tế và công bằng về mặt xã hội và kinh tế;
Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tạo ra các sản phẩm có chất lượng, trong khi vẫn bảo vệ được sự phong phú của thế giới tự nhiên và các dạng khác của đa dạng sinh học.
1.4. Sản xuất lương thực trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Sản xuất lương thực trên thế giới
An ninh lương thực luôn là vấn đề được thế giới quan tâm.
Mặc dù sản xuất lương thực tính trên đầu người gia tăng và năng suất cũng tăng, nhưng nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn xảy ra.
Cứ 10 người có một người đang bị đói. Trong số 60 triệu người chết hàng năm, thì chết do đói ăn là 10 - 20 triệu. Thường xuyên có khoảng 850 triệu người thiếu ăn.
Đến năm 2025, thế giới cần một sản lượng lương thực là 3 tỷ tấn/năm để nuôi sống khoảng 8,5 tỷ người trong khi sản lượng lương thực mấy năm cuối thế kỷ XX mới đạt 1,9 tỷ tấn/năm và tính theo đầu người mới khoảng 350 kg. Theo tiêu chuẩn của FAO, bình quân lương thực phải là 500 kg/người/năm mới đạt được điều kiện cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực.
Để có thể có đủ số lương thực và thực phẩm cho dân số hiện nay, phải tăng thêm 40% số lương thực và thực phẩm đang sản xuất cũng như phải tăng năng suất cây trồng lên 26%.
Định nghĩa về an toàn lương thực
“Bảo đảm sử dụng đủ lương thực vào mọi lúc” (Maxwell và Frankenberger, UN Children’s Fund and International Fund for Agricultural Development, 1992).
“Food security exists when all people, at all times, have physical and economic access to sufficient, safe and nutritious food to meet their dietary needs and food preferences for an active and healthy life.” (Hội Nghị thượng đỉnh lương thực thế giới, 1996).
An toàn lương thực
(4 khía cạnh)
Bảo đảm rằng các loại lương thực thực phẩm chủ yếu được sản xuất đều kiếm được lợi tức (sức mua, giá trị hàng hóa);
Bảo đảm rằng việc cung cấp là ổn định (sustainable over time);
Bảo đảm rằng toàn bộ dân số tiếp cận được với lương thực (sự phân phối);
Bảo đảm rằng the food supply is safe (an toàn lương thực).
1.4.2. Sản xuất lương thực ở Việt Nam
Nếu năm 1989 (năm bắt đầu tự túc lương thực), sản lượng đạt 21,51 triệu tấn, đến năm 1994 là 26,19 triệu tấn thì đến năm 1999 đã là 31,3 triệu tấn. Năng suất lúa năm 1985 là 28 tạ/ha, đến năm 1990 là 32 tạ/ha và đến năm 1999 là 41 tạ/ha.
Năm 2000 bình quân lương thực đầu người ở nước ta đã tăng lên 444 kg. Năm 2005 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 37 triệu tấn và phấn đấu đến năm 2010 là 40 triệu tấn. Năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% hộ nghèo.
Sản xuất nông nghiệp và sản xuất lương thực nước ta về lâu dài tất yếu sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên cơ sở bảo vệ môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
1.5. Các giải pháp giải quyết vấn đề lương thực
1.5.1 Cách mạng xanh
Cách mạng xanh bắt đầu hưng thịnh từ những năm 60 của thế kỷ XX. Cách mạng xanh có hai kết quả vượt bậc:
Tạo ra được giống mới có năng suất cao mà đối tượng chính là cây lương thực.
Dùng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết khả năng của giống mới: thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,...
Những hạn chế:
Phải có đầy đủ phân bón, thuốc trừ sâu và công tác thủy lợi tốt.
Các giống cây trồng địa phương đã bị đào thải, lãng quên.
Ô nhiễm môi trường, đất đai kém màu mỡ.
1.5.2. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản
Cá và các sản phẩm biển khác là những thức ăn có chất lượng cao vì trong protein của chúng chứa các loại acid amin không thay thế được và dễ tiêu hoá.
Song song với việc đánh bắt, việc nuôi trồng thuỷ sản cũng đang được phát triển mạnh mẽ. Trong tương lai nuôi trồng thuỷ sản sẽ đóng góp tích cực trong việc đa dạng hoá khẩu phần thức ăn hàng ngày và là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng ở các nước đang phát triển do xuất khẩu những đặc sản tôm, cua,....
Thu hoạch và sử dụng nghề cá Thế giới
China 16,9
Peru 9,6
3. USA 5,0
4. Chile 4,9
5. Indonesia 4,8
6. Japan 4,4
7. India 3,6
8. Russian Fed 2,9
9. Thailand 2,8
10. Norway 2,5
Mười quốc gia đánh bắt thủy sản hàng đầu thế giới năm 2004 (triệu tấn)
Đánh bắt
Nuôi trồng
Tổng = 141,6 triệu tấn
47,86 triệu tấn
93,8 triệu tấn
Thu hoạch nghề cá năm 2005
Tổng sản lượng = 141,60 triệu tấn
Con người tiêu thụ = 75 %
Thức ăn chăn nuôi = 25 %
106,20 triệu tấn
35,40 triệu tấn
Sử dụng nghề cá thế giới 2005
Tiêu thụ hải sản theo đầu người/năm (2003)
Tiêu thụ hải sản theo đầu người/năm (2001-2003)
1.5.3. Sự phát triển của công nghệ sinh học
Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học gồm:
Công nghệ lên men sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản.
Công nghệ tế bào thực vật để nhân nhanh và phục tráng các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Công nghệ enzym để sản xuất acid amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, lên men rượu, chế tạo các cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc.
Công nghệ gen quyết định sự thành công của cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Nhiều loại thực phẩm biến đổi gen đã xuất hiện. Sinh vật biến đổi gen cho năng suất cao, đem lại lợi ích cho người sản xuất.
Chất lượng, dư lượng chất hoá học để lại trong sản phẩm và đặc biệt những ảnh hưởng của các sản phẩm này đến sức khoẻ con người và môi trường còn chưa được làm rõ.
GM crops in developing countries
27% of GM crops are viruses resistant
26% insect resistance
12% have agronomic properties such as drought tolerance
10% fungal resistance
8% product quality such as longer shelf life
5% herbicide tolerance
5% other such as vaccines
3% bacterial resistance
4% multiple genes.
Over half of the 201 transformation events involve single genes that confer biotic resistance to either viral or insect stresses to the host plant.
most plant transformations have occurred in cereal and staple crops like rice, potatoes, maize, cotton, and papaya
progress in indigenous crops including mung beans, beans, chickpeas, cowpeas, lupin, cacao and coffee
2. Nhu cầu về nhà ở, văn hoá, xã hội, du lịch của con người
2.1. Nhu cầu về văn hoá, xã hội
2.1.1. Diễn trình lịch sử nền văn hóa thế giới và ở nước ta
Diễn trình lịch sử xã hội, văn hoá của loài người được chia thành:
Thời kỳ thu lượm tương ứng với thời đại đá cũ trong khảo cổ học, từ khởi thủy đến cách đây khoảng 1 vạn năm.
Thời kỳ nông nghiệp tương ứng với thời đại đá mới và thời đại kim khí cách đây khoảng một vạn năm đến khoảng thế kỷ XVI - XVII.
Thời kỳ công nghiệp từ cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Châu Âu (thế kỷ XVI - XVII) đến khoảng trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945).
Thời kỳ hậu công nghiệp từ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và cuộc cách mạng tin học ở nửa sau thế kỷ XX và có thể kéo dài sang thế kỷ XXI.
Diễn trình lịch sử Việt Nam có thể giới thiệu tóm tắt như sau
Cách đây khoảng hơn 10.000 năm, người Việt Nam cổ đã biết chạm khắc trên vách đá hang động trên một số đá cuội thuộc văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn.
Vào thời đại Âu Lạc (cách đây 2.000 - 3.000 năm) xuất hiện các huyền thoại, các nghi thức nông nghiệp, văn chương truyền miệng, trống đồng Đồ Sơn, đồ gốm,...
Thời kỳ Bắc thuộc (khoảng 1.000 năm) văn hoá Việt Nam có tính “tiếp xúc cưỡng bức” và giao thoa với văn hóa Trung Quốc.
Trong các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn, từ thế kỷ XI - XIX văn hoá Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hệ tư tưởng Phật, Đạo và Nho, văn vần Hán Nôm, âm nhạc bát âm thời Lý, Trần và ca nhạc dân gian, ca nhạc cung đình thời Lê, Nguyễn.
Thời Pháp thuộc có sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hoá Việt Pháp, Việt Âu. Chữ quốc ngữ xuất hiện kéo theo sự xuất hiện một số ngành nghệ thuật hiện đại như: sơn dầu, sơn mài, lụa, cải lương, kịch nói, âm nhạc hiện đại, điện ảnh.
2.1.2. Nhu cầu về đời sống xã hội - văn hoá - văn minh
Về diễn trình lịch sử, các quan hệ xã hội của con người ngày càng phức tạp và đa dạng hóa nhưng trên đại thể từ ngàn xưa cho đến nay, con người có những nhu cầu và quan hệ xã hội cơ bản sau đây:
Quan hệ cùng dòng giống: đó là gia đình, bao gồm gia đình hạt nhân (vợ, chồng và các con chưa trưởng thành) và gia đình mở rộng mà ta thường gọi là họ hàng.
Quan hệ cùng nơi cư trú: mà ta thường gọi là quan hệ láng giềng.
Quan hệ cùng lợi ích: ví dụ như quan hệ cùng giai cấp, nghề nghiệp, cùng giới tính,...
2.2. Nhu cầu về du lịch, giải trí, của con người
Du lịch có 4 chức năng chính:
Chức năng xã hội thể hiện trong vai trò phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho nhân dân,...
Chức năng kinh tế thể hiện trong việc tăng khả năng lao động của nhân dân và tạo ra công việc làm ăn mới cho xã hội,...
Chức năng sinh thái thể hiện trong việc tạo ra môi trường sống ổn định về mặt sinh thái,...
Chức năng chính trị thể hiện trong vai trò cũng cố hòa bình và tình đoàn kết của các dân tộc,...
Các tác động của du lịch đến môi trường
a. Tác động tích cực
Bảo tồn thiên nhiên. Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các điểm văn hoá.
Tăng cường chất lượng môi trường. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường.
Đề cao môi trường. Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.
Cải thiện hạ tầng cơ sở. Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay được cải thiện.
Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua đề cao các giá trị về văn hóa và thiên nhiên của các điểm du lịch.
b. Tác động tiêu cực
Ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên các hoạt động giải trí ở các vùng biển có thể ảnh hưởng tới các rạn san hô, nghề cá. Các nhu cầu về năng lượng, thực phẩm, và các loại thức ăn tươi sống khác ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch làm cho đất bị thoái hóa, nơi ở của các loài hoang dã bị mất đi, làm giảm giá trị của cảnh quan.
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân địa phương.
Làm giảm tính đa dạng sinh học do xáo trộn nơi ở của các loài hoang dã, khai hoang để phát triển du lịch, gia tăng áp lực đối với những loài bị đe dọa do các hoạt động buôn bán và săn bắt, tăng nhu cầu về chất đốt, cháy rừng
Ảnh hưởng đến văn hóa xã hội của cộng đồng các hoạt động du lịch sẽ làm xáo trộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của cộng đồng địa phương và có thể có những tác động chống lại các hoạt động truyền thống trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
Nước thải nước thải khách sạn, nhà hàng sẽ ngấm xuống nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận, làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh hoặc làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản
Rác thải vứt rác bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội
Du lịch bền vững
Theo UNWTO, WTTC du lịch bền vững là:
“Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội đó cho các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được thoả mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hoá, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lý trong sự hài hoà với môi trường, cộng đồng và các nền văn hoá địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du lịch” .
Các loại hình của du lịch bền vững
1) Du lịch vì người nghèo
Loại hình du lịch này tăng cường sự liên kết giữa các công ty kinh doanh du lịch và người nghèo nhằm tăng thêm sự đóng góp của du lịch cho việc xoá đói giảm nghèo, đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo tham gia hiệu quả hơn các hoạt động du lịch.
Du lịch vì người nghèo còn giúp cư dân ở các địa phương gìn giữ môi trường tự nhiên, văn hoá, đồng thời khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao.
Du lịch bền vững vì người nghèo chủ yếu được tiến hành ở vùng nông thôn, miền núi, nơi thu nhập người dân còn thấp và điều kiện sinh hoạt còn hạn chế.
2. Du lịch dựa vào cộng đồng
Là loại hình du lịch tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý du lịch và phân phối lợi nhuận. Loại hình du lịch này được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương. Các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng nhằm các mục đích:
a. Bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hoá và thiên nhiên,
b. Tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho các cộng đồng,
c. Thúc đẩy và trao quyền cho các cộng đồng nhằm xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên,
d. Đảm bảo chất lượng thoả mãn cho du khách,
e. Đảm bảo sự quản lý bền vững.
3. Du lịch sinh thái
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên tương đối còn hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hoá kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương”
Trong hơn 15 năm qua, du lịch sinh thái phát triển mạnh mẽ như một ngành công nghiệp đặc biệt và là một hình thức riêng của phát triển bền vững. Hiện nay, du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững thông dụng nhất.
3. Công nghiệp hóa và đô thị hóa
3.1. Nguồn gốc của công nghiệp hóa và đô thị hóa
Công nghiệp hóa và đô thị hóa là quá trình tiến hóa và phát triển kinh tế xã hội của loài người. Khi những làng xóm bắt đầu phân hóa trở thành những trung tâm thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán thì những làng xóm và cộng đồng đó đã dần dần phát triển thành những trung tâm công nghiệp và đô thị.
Đời sống và sản xuất ở các đô thị và khu công nghiệp đòi hỏi phải cải tiến giao thông, đường sá, nhà ở, khu vệ sinh, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước,... Công nghiệp phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật gia tăng, đặc biệt là các công trình xây dựng đã làm cho đô thị, khu công nghiệp có nhiều sắc thái riêng khác hẳn nông thôn.
Tóm lại công nghiệp hóa và đô thị hóa là sự tập trung và phát triển kinh tế xã hội ở mức cao hơn so với nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, kèm theo là sự phát triển dân số.
3.2. Đô thị hoá ở thế kỷ XIX và hiện nay
Đầu thế kỷ XIX, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp. Đặc biệt quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa bùng phát mạnh trong khoảng 25 năm cuối thế kỷ XX.
Đô thị chỉ chiếm 0,3% diện tích bề mặt trái đất, nhưng tỷ lệ dân số đã tăng lên rất nhiều, từ 19% năm 1920 lên 25% năm 1940, 33% năm 1960, tới 46 % vào năm 1990 và 51% năm 2000. Dự kiến đến năm 2025 dân số thế giới sẽ là 8,5 tỷ người và tỷ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 60%.
Tốc độ đô thị hoá ở các nước đang phát triển nhanh hơn các nước phát triển. So với năm 1950, tốc độ đô thị hóa năm 2000 ở các nước phát triển là 2,2 lần, ở các nước đang phát triển là 6,6 lần. Theo dự báo, đến năm 2025 các con số tương ứng sẽ là 2,6 lần và 13 lần.
Về công nghiệp, xu hướng gần đây là hình thành các khu công nghiệp tập trung: năm 1995, Liên Hiệp Quốc đã thống kê thế giới có khoảng 12.000 khu công nghiệp với diện tích nhỏ nhất là 1 ha, lớn nhất đến 10.000 ha.
Urban Population
Percent
Source: United Nations, World Urbanization Prospects: The 2001 Revision (medium scenario), 2002.
Xu hướng đô thị hóa trên thế giới
3.3. Chất lượng môi trường ở các siêu đô thị
Trên thế giới nếu chỉ tính riêng số thành phố có qui mô dân số trên 5 triệu người thì năm 1950 có 10 và tới năm 2000 con số đó đã là 27 thành phố. Đáng chú ý là trong số đó chỉ có 4 thành phố là của các nước công nghiệp phát triển, còn lại 23 thành phố thuộc các nước đang phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, các thành phố lớn có xu hướng phát triển thành các đô thị khổng lồ do tăng qui mô về dân số và diện tích, gọi là xu hướng siêu đô thị hóa.
Theo UNDIESA (1986), một thành phố được coi là siêu đô thị khi số dân tối thiểu là 8 triệu dân. Còn theo World Bank (1991), thành phố phải có số dân trên 10 triệu người. Trong khi đó, theo Dogan và Kasarda (1998) thì chỉ cần trên 4 triệu dân là đã trở thành siêu đô thị.
World`s Largest Cities 1975
(Source: United Nations)
1. Tokyo 19.8 million
2. New York 15.9 million
3. Shanghai 11.4 million
4. México 11.2 million
5. São Paulo 9.9 million
6. Osaka 9.8 million
7. Buenos Aires 9.1 million
8. Los Angeles 8.9 million
9. Paris 8.9 million
10. Beijing 8.5 million
World`s Largest Cities 2015
(Source: United Nations)
1. Tokyo 28.7 million
2. Bombay 27.4 million
3. Lagos 24.4 million
4. Shanghai 23.4 million
5. Jakarta 21.2 million
6. São Paulo 20.8 million
7. Karachi 20.6 million
8. Beijing 19.4 million
9. Dhaka 19.0 million
10. México 18.8 million
20 siêu đô thị trên thế giới
3.4. Các vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến đô thị hoá -công nghiệp hoá
1. Đô thị hoá và nghèo đói
Năm 1980, ước tính có 40 triệu hộ gia đình đô thị nghèo đói so với 80 triệu hộ nghèo đói ở nông thôn. Vào năm 2000 các hộ nghèo đói tuyệt đối ở đô thị tăng lên 76% chiếm 72 triệu hộ, trong khi số các hộ nghèo ở nông thôn giảm xuống 29% với 56 triệu hộ.
Theo số liệu điều tra của Uỷ ban kinh tế châu Mỹ Latinh và Caribe thì 22% dân Panama City (1983), 25% dân đô thị Costa Rica (1982), 64% dân Guatemala City (1983), 45% dân Santiago de Chile (1985) nghèo đói (UNDP, 1989)
Những cố gắng xoá đói giảm nghèo cho dân đô thị lại càng thu hút sự di cư từ nông thôn ra thành thị và làm tiêu tán hết các thành quả tạo ra.
2. Suy dinh dưỡng và dịch bệnh ở đô thị
Suy dinh dưỡng lan tràn trong đô thị của thế giới thế ba. Ở Columbia, Costa Rica, Guatemala, El Sanvador, Tunisia, Morocco bữa ăn của người dân nông thôn còn khá hơn của người đô thị đặc biệt là số lượng calo. Ở rất nhiều thành phố, số trẻ suy dinh dưỡng (ở các vùng thu nhập thấp của đô thị) còn lớn hơn cả ở nông thôn.
3. Chất lượng môi trường ở đô thị
Dân số tăng nhanh thường gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước xử lý nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom xử lý rác) sẽ làm tăng các chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị, đặc biệt làm tăng lượng nước thải và rác thải, vệ sinh môi trường suy giảm
4. Vấn đề nhà ở
Khu vực xây dựng nhà ở chính thức ít khi cung cấp nổi 20% nhu cầu nhà ở. Sự di cư trái phép vào đô thị góp phần làm gia tăng các xóm lều và các ổ chuột.
Bên cạnh những tác động tích cực về kinh tê - xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn minh - dân trí, cải thiện đời sống người dân,... quá trình ĐTH - CNH đã tạo ra những tác động tiêu cực về môi trường.
Các nhà sinh thái đô thị bắt đầu nói đến “đô thị bền vững” hay “đô thị sinh thái”, theo đó khi phát triển đô thị và khu công nghiệp cần chú ý:
Quan tâm kích cỡ đô thị.
Phải có quy hoạch khi cần mở rộng đô thị.
Phải dành một diện tích đủ lớn cho cây xanh (12 - 15 m2/người); có hệ thống quản lý tốt chất thải rắn, nước thải; hạn chế ách tắc giao thông, ....
3.5. Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp ở nước ta
Đến giữa năm 2004, Việt Nam có 656 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn. Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt, 2 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 13 đô thị loại III, 59 đô thị loại IV và 570 đô thị loại V.
Tỷ lệ dân số đô thị năm 1960 là 15%, năm 1988 là 20% và năm 1992 là 20,2% và 1999 là 23,5%. Theo dự báo (phương án trung bình) đến năm 2010 và 2020 tỷ lệ dân số đô thị nước ta sẽ là 33% và 45%.
Số lượng các đô thị của Việt Nam có qui mô dân số từ 1 vạn trở lên là trên 500 đô thị.
Đô thị có dân số lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2004 dân số Hà Nội là 3,082 triệu và Tp. Hồ Chí Minh 6,378 triệu.
Về công nghiệp hóa, tính đến tháng 6/2004 cả nước đã hình thành nên 96 khu công nghiệp và khu chế xuất, trong đó có 68 khu đang hoạt động, 28 khu đang trong quá trình xây dựng cơ bản. Tổng diện tích của các KCN và KCX là 18.599 ha.
Nhìn chung các cơ sở công nghiệp do trong nước đầu tư có qui mô nhỏ, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, chỉ có khoảng 20% xí nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ. Vì vậy, ô nhiễm môi trường do công nghiệp từ các nhà máy cũ ở nước ta là rất trầm trọng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nằm xen kẻ trong các khu dân cư.
Ô nhiễm Môi trường ở các đô thị & khu công nghiệp Việt Nam
Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sulfure, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn (trong sinh hoạt, bệnh viện).
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như chất rắn lơ lững, BOD, COD nitơrit, nitơrat... gấp từ 2-5 lần, thậm chí tới 10-20 lần tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số E Côli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần.
Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và chất độc hại như là chì, thuỷ ngân, arsen, clor, phenol...
Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm bụi. Các nơi bị ô nhiễm nặng nhất là khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy Vicasa Biên Hoà, KCN Tân Bình,... Ở một số khu dân cư gần các KCN nồng độ khí sulffure vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
Tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra ở các thành phố lớn từ 0,6 – 0,8 kg/người/ngày, chất thải rắn trong bệnh viện (cơ sở y tế) được thải ra ước tính từ 50-70 tấn/ngày. Chất thải rắn này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị,...
Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 KCX-KCN tập trung. Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn, tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây nên.
Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Trung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)