Môi trường & Con người - P3

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Trung | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Môi trường & Con người - P3 thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 3.
DÂN SỐ
1. Các thông số cơ bản của dân số học
1.1. Tỷ lệ sinh: là số lượng con sinh ra trên 1.000 người dân trong 1 năm.
1.2. Tỷ lệ tử: là số người chết tính trên 1.000 người dân trong 1 năm.
1.3. Tỷ lệ tăng dân số: là hiệu số giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử (r = b - d).
Bảng 3.1. Mối tương quan giữa % tăng dân số hằng năm và thời gian tăng gấp đôi dân số
Các tỷ lệ sinh tử như đã nói ở trên được gọi là tỷ lệ sinh tử thô, do nó không thông tin gì về sự khác nhau giữa các nhóm tuổi. Do vậy, các nhà dân số học đưa thêm một số chỉ số nữa đó là:
Tỷ lệ sinh sản chung GFR: thông số này chỉ số lượng con đẻ ra của 1.000 phụ nữ ở độ tuổi từ 15 - 44, tức là nhóm tuổi sinh đẻ của nữ giới.
Tỷ lệ sinh sản nguyên NRR: là số con gái do một phụ nữ (hay nhóm phụ nữ) sinh ra trong suốt đời sống của mình.
Tổng tỷ suất sinh TFR: số con sinh ra tính cho một phụ nữ.
Số con trung bình của một phụ nữ ở một số vùng Thế giới
Số con trung bình của một phụ nữ Thế giới
Dự báo dân số Thế giới đến năm 2150
2. Thành phần tuổi và tháp tuổi

Chúng ta mới chỉ đề cập đến số lượng người dân trên thế giới hay ở từng nước mà chưa để ý đến cấu trúc thành phần nội tại của số dân ấy: thành phần tuổi và tỷ lệ giới tính. Chính những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến biến động dân số.
Mối tương quan giữa số dân ở các lớp tuổi khác nhau của dân số ta gọi là tháp tuổi. Hình dạng của tháp tuổi thể hiện cấu trúc thành phần tuổi của dân số. Nhìn tháp tuổi ta có thể thấy xuất hiện thế biến động của dân số.
Tháp tuổi
Nam
Nữ
Dân số (triệu)
Trong quốc gia này có tỷ lệ sinh cao
Và tỷ lệ tử cũng cao
Đây là tháp dân số điển hình của các nước nghèo (LEDCs)
Nam
Nữ
Dân số (triệu)
Nhóm tuổi lớn nhất là 40.
Quốc gia này có tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ tử thấp
Đây là tháp dân số điển hình của các nước giàu (MEDCs.)
Dân số (triệu)
Nữ
Quốc gia này có tỷ lệ sinh giảm
Trong tương lai người lớn tuổi sẽ chiếm tỷ lệ lớn
Đây là tháp dân số ngày càng nhiều ở các nước giàu.
Nam
Cộng đồng những người hưu trí ở Sun City (Arizona)

3. Sự phân bố và sự di chuyển dân cư

Dân cư trên thế giới phân bố không đều. Hơn thế, sự phân bố ấy cũng đã thay đổi theo thời gian liên tục bằng sự di cư và thay đổi tỷ lệ tăng dân số.
Đặc trưng của loài người Homo sapiens là sự di cư. Từ một nguồn gốc lúc đầu ở Châu Phi, các nhóm người đã toả đi chiếm cứ tất cả các vùng đất của hành tinh.
Sự lan tỏa của loài người khắp Thế giới
Origins:
7 million BC
Nguyên nhân của sự di cư thường là do thừa dân số: sức ép dân số quá lớn và thiếu tài nguyên cơ bản. Sự sai khác giữa các dân tộc về trình độ công nghệ và kinh tế cũng dẫn đến di cư.
4. Lịch sử gia tăng dân số thế giới
Vào năm 8000 trước công nguyên, dân số thế giới chỉ khoảng 5 triệu người.
Kể từ thời đó đến nay, khi đã có những số liệu thống kê đầu tiên, ta đã ước tính được sự biến động dân số trong thời gian này
1500
80
200
45
Bảng 3.2. Dân số và thời gian tăng gấp đôi dân số thế giới
4.1. Giai đoạn từ khởi thuỷ đến cuộc cách mạng nông nghiệp (7000 - 5500 BC)
Tổ tiên loài người xuất hiện vài triệu năm trước đây ước tính khoảng 125.000 người và tập trung sống ở Châu Phi. Ngay từ khi ấy, tổ tiên của chúng ta đã có một nền văn hoá “sáng tạo” được gọi là “cách mạng văn hóa” thời nguyên thuỷ, truyền từ đời trước đến đời sau.
Sự tiến hoá về văn hoá đã có một số tác động phụ tới sự gia tăng dân số. Dân số thời kỳ này có tỷ lệ sinh khoảng 40/1000-60/1000. Tiến bộ về văn hoá làm giảm nhiều tỷ lệ tử. Tỷ lệ tử dưới mức tỷ lệ sinh một chút và tỷ lệ tăng dân số thời kỳ này được tính là 0,0004%.
4.2. Giai đoạn cách mạng nông nghiệp (từ năm 7000 - 5500 BC đến năm 1650)
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy canh nông đã xuất hiện vào khoảng 7000 - 5500 B.C. Đây là bước ngoặt quyết định đến lịch sử tiến hoá của nhân loại. Kết quả là tỷ lệ sinh tăng lên trong khi tỷ lệ tử giảm đi. Lập luận có lý ở đây là do tự túc được lương thực, thực phẩm, nguồn dinh dưỡng phong phú hơn.
Việc sản xuất được lương thực tại chỗ đã cho phép con người định cư. Con người đã có dự trữ thức ăn, mức sống được cải thiện đã thúc đẩy gia tăng dân số.
4.3. Sự gia tăng dân số vào giai đoạn tiền công nghiệp (1650 - 1850)
Cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp ở Châu Âu thì cuộc cách mạng thương mại cũng đang trở thành động lực chính. Nó đã phát triển nhanh chóng ở thế kỷ XVIII. Giá nông sản tăng và nhu cầu cung cấp cho các thành phố tăng đã làm cho nông nghiệp càng phát triển. Hàng loạt cây, con, nuôi trồng đã xuất hiện. Trồng trọt và chăn nuôi đã phát triển, nạn đói bị đẩy lùi, dịch bệnh ít xảy ra. Kết quả là dân số trên thế giới trước hết là Châu Âu tăng vọt.
4.4. Sự chuyển tiếp dân số
Sự chuyển tiếp dân số là quá trình chuyển đổi dân số của một số quốc gia từ việc có tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cao sang tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử thấp. Quá trình bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: có tỷ lệ sinh và tử cao. Tỷ lệ sinh cao do nhu cầu đông con để lao động trong các nông trại, còn tỷ lệ tử cao do bệnh tật và thiếu vệ sinh.
Giai đoạn 2: vào giữa thế kỷ XVIII, tỷ lệ tử giảm xuống thấp nhờ vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt do cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra. Tuy nhiên tỷ lệ sinh vẫn còn cao, điều đó làm cho dân số ở Châu Âu tăng vọt trong thời gian này.
Giai đoạn 3: vào cuối thế kỷ XX, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử đều ở mức thấp. Sự di dân từ các nước kém phát triển vào các nước phát triển trong giai đoạn này đã góp phần vào việc gia tăng dân số đối với các nước phát triển.
Sự chuyển tiếp dân số
5. Sự gia tăng dân số thế giới ở thế kỷ XX
Từ năm 1850 - 1930 dân số thế giới tăng từ 1 tỷ lên 2,5 tỷ người. Tỷ lệ tăng bình quân là 0,8%.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện sinh sống được cải thiện, tỷ lệ sinh tăng cao hơn tỷ lệ tử để bù đắp tổn thất về người trong chiến tranh.
Dân số thế giới bước vào giai đoạn mới: chuyển tỷ lệ sinh và tử cao sang tỷ lệ sinh cao còn tỷ lệ tử thấp. Ta có giai đoạn bùng nổ dân số. Nếu quãng thời gian 1940 -1950 tỷ lệ tăng dân số hàng năm của thế giới là 0,9% thì từ năm 1950 -1960 con số này là 1,8% và từ những năm 1960 đến cuối thế kỷ trước tỷ lệ tăng dân số hàng năm dao động trong khoảng 1,7% đến 2,1%.
Dân số thế giới khoảng 6,555 tỷ người (2006) với tỷ lệ sinh tăng dân số hàng năm là 1,2%. Trong số 237 nước được thống kê, thì các nước đang phát triển có chiếm một tỷ lệ dân số đáng kể. Dự kiến từ nay đến năm 2030 dân số thế giới sẽ tăng thêm 3,6 tỷ người, trong đó 96% thuộc về các nước đang phát triển, với tỷ lệ tăng dân số là 2,1%. Châu Phi tăng nhanh nhất, dự kiến sẽ gấp đôi trong vòng 23 năm, Châu Mỹ La tinh là 30 năm và Châu Á là 35 năm.
Năm 2007
Thế giới 1.14%
Các nước phát triển 0.1%
Các nước đang phát triển 1.7%
Châu Phi 2.4%
Châu Mỹ La tinh/Caribea 1.8%
Châu Á (trừ Trung Quốc) 1.7%
Trung Quốc 0.9%
Bắc Mỹ 0.6%
Châu Âu – 0.1%
Sự gia tăng dân số Thế giới (%/năm)
Dân số thế giới 1804-2054 (tỷ người)
15 quốc gia đông nhất Thế giới 2005, 2050 (triệu người)
6. Dân số Việt Nam
Tính đến năm 2006 dân số VN là 84,4 triệu người, tỷ lệ sinh là 19 0/00 tỷ lệ tử là 6 0/00 tăng trưởng hàng năm là 1,3%, đứng hàng thứ 13 trên thế giới; hàng thứ 3 ở Đông Nam Á, sau Indonesia khoảng 245 triệu người và Philippines khoảng 89 triệu người. (TFR = 2,09)
Tuổi thọ bình quân năm 2006 là 72 tuổi; trong đó nam giới là 70 còn nữ giới là 73. Dân số Việt Nam tập trung chủ yếu vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
Việt Nam là nước có cấu trúc dân số trẻ. Dân số từ 0 đến 14 tuổi chiếm khoảng 29% tổng số dân, từ 15 đến 64 chiếm 62% và 65 tuổi trở lên chiếm 9%.
Cộng đồng dân tộc Việt Nam gồm 54 dân tộc, trong đó người Việt (Kinh) chiếm đa số, (87%). Các dân tộc còn lại chiếm 13% dân số toàn quốc.
Mật độ dân số trung bình của Việt Nam năm 2006 khoảng 256 người/km2, cao hơn mật độ dân số trung bình của thế giới khoảng 6 lần.
Mặc dù mức sinh giảm, nhưng qui mô dân số Việt Nam ngày một lớn do dân số tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao. Từ nay đến năm 2010, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu người.
Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010

Tiếp tục giảm sức ép của sự gia tăng dân số
Giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm từng yếu tố của chất lượng, cơ cấu dân số và phân bố dân cư để nguồn nhân lực thực sự trở thành thế mạnh và tài sản vô giá của đất nước.
Xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tận dụng thế mạnh của yếu tố dân số và lồng ghép yếu tố dân số trong việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010 là "Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước".


7.1. Tác động môi trường của sự gia tăng dân số
I = PAT (Ehrlich và Holdren)
I = (Environmental Impact) Tác động Môi trường của quốc gia
P = Dân số (Population)
A = (Affluence) Của cải vật chất (phản ảnh sự tiêu thụ/đầu người)
T = (Technology) Công nghệ (phản ảnh sự ô nhiễm trong việc tiêu thụ)
7. Mối quan hệ giữa dân số-tài nguyên và môi trường

Dân số – Tác động môi trường

I = PAT (Ehrlich and Holdren)
I đối với 1 người Mỹ tương đương
20 người Costa Rica
70 người Bangladesh
Một trẻ em Mỹ sinh ra ngày nay, trong suốt đời sống của mình tác động gấp 250 lần một trẻ em ở vùng cận sa mạc Sahara-Châu Phi
Hằng năm dân số của Mỹ tăng = 2.9 triệu
58 triệu người Costa Rica (ds 4.1 triệu)
203 triệu người Bangladesh (ds 150 triệu)
Dân số – Tác động môi trường

I = PAT
Sử dụng năng lượng - 1 người Mỹ =
2 Japanese
6 Mexicans
13 Chinese
32 Indians
372 Ethiopians
Hằng năm dân số của Mỹ tăng = 2.9 triệu
Tương đương với việc sử dụng năng lượng
92.8 triệu người Ấn Độ
1,079 tỷ người Ethiopia!
Các nước đang phát triển
Dân số (P)
Tiêu thụ/ đầu người
(affluence, A)
Tác động công nghệ/đơn vị
tiêu thụ (T)
Tác động Môi trường (I)
Các nước phát triển
X
X
X
X
X
X
=
=
=

Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên.
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa.
Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu đô thị, làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Sự bất bình đẳng giữa giàu và nghèo
Các nước phát triển chiếm 21% dân số nhưng chiếm 80% của cải vật chất
Các nước đang phát triển chiếm 79% dân số nhưng chỉ chiếm 20% của cải vật chất
10-15% dân số ở các nước phát triển “nghèo”
90% dân số trong các nước đang phát triển “nghèo”
Ba thế giới
Sự phân chia thế giới Bắc/Nam
Bắc
Nam
Tiêu thụ tài nguyên theo đầu người ở một số nước, 1997
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
Nhật
Pháp
Mỹ
Mexico
Ấn Độ
Giấy (kg/người.)
Thịt (kg/người.)
Nhiên liệu ô tô (lit/người.)
Tiêu thụ và dân số ở một số vùng trên Thế giới, 2000
7.2. Quan hệ giữa dân số và tài nguyên
Dân số và tài nguyên đất đai: hằng năm trên thế giới có gần 70.000 km2 đất canh tác bị hoang mạc hóa do sự gia tăng dân số. Hoang mạc hóa đang đe dọa gần 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đến cuộc sống của ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn và không còn khả năng trồng trọt do tác động gián tiếp của con người.
Dân số và tài nguyên rừng: thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái,...
Dân số và tài nguyên nước: tác động chính của việc gia tăng dân số đối với tài nguyên nước như sau:
+ làm giảm diện tích bề mặt ao, hồ và sông
+ làm ô nhiễm các nguồn nước do chất thải, các loại thuốc BV thực vật
+ làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy sông suối
Dân số và khí quyển: việc tăng dân số ở các nước phát triển và đang phát triển chịu gần 2/3 trách nhiệm trong việc gia tăng lượng CO2.
8. Các học thuyết, chính sách và chương trình dân số
8.1. Các học thuyết về dân số
Học thuyết Mantuyt: dân số tăng theo cấp số nhân, nhưng lương thực thực phẩm, phương tiện sinh hoạt tăng theo cấp số cộng dẫn đến nghèo đói, khai phá quá mức tài nguyên thiên nhiên, phá hoại môi trường,... Do vậy thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh có thể hạn chế dân số.
Học thuyết Mác Lê: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mỗi quốc gia có trách nhiệm xác định số dân tối ưu để đảm bảo sự hưng thịnh của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
8.2. Các chính sách và chương trình dân số

8.2.1. Chính sách dân số: là toàn bộ mục tiêu và định hướng nhằm thay đổi tỷ lệ tăng trưởng dân số của một nước. Chính sách dân số được phân ra thành 3 nhóm chính:
Chính sách duy trì dân số ổn định ở các nước phát triển: Đan Mạch, Thuỵ Điển,...
Chính sách hạn chế gia tăng dân số ở các nước đang phát triển.
Chính sách gia tăng dân số ở các nước đã và đang phát triển.
8.2.2. Chương trình dân số: là hoạt động đưa ra để thực hiện các nội dung của chính sách dân số trong một nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)