Môi trường & Con người - P1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Trung | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Môi trường & Con người - P1 thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

“Chúng ta học được. . .
10% những gì chúng ta đọc
20% những gì chúng ta nghe
30% những gì chúng ta thấy
50% những gì chúng ta nghe và thấy
70% những gì chúng ta thảo luận
80% những gì chúng ta tiếp thu
95% những gì chúng ta dạy cho người khác”
-William Glasser
MỤC ĐÍCH
-Trang bÞ cho sinh viªn c¸c kiÕn thøc vÒ m«i tr­êng, c¸c chøc n¨ng vµ thµnh phÇn cña m«i tr­êng vµ c¸c nguyªn lý sinh th¸i häc;
- HiÖn tr¹ng vÒ d©n sè vµ mèi quan hÖ h÷u c¬ gi÷a d©n sè víi tµi nguyªn thiªn nhiªn, c¸c ho¹t ®éng cña con ng­êi vµ c¸c t¸c ®éng ®Õn m«i tr­êng.
- NhËn thøc ®­îc c¸c nguyªn t¾c b¶o vÖ m«i tr­êng, gi¸o dôc b¶o vÖ m«i tr­êng vµ trªn c¬ së ®ã x¸c lËp ®­îc ý thøc, tr¸ch nhiÖm hµnh ®éng ®éng BVMT còng nh­ gãp phÇn gi¸o dôc ý thøc BVMT cho thÕ hÖ häc sinh mai sau.
Mở đầu
Chương 1.
1. Khái niệm về Môi trường và Khoa học Môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. ”
(Luật BVMT Việt Nam, 2005).
Các thành phần của môi trường
bao gồm:
Thạch quyển (lithosphere) hay còn gọi là địa quyển hay môi trường đất
Sinh quyển (biosphere) còn gọi là môi trường sinh học.
Khí quyển (atmosphere) hay môi trường không khí
Thủy quyển (hydrosphere) hay môi trường nước
Các chức năng cơ bản của môi trường

là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người
là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất
giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật.
lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người.
Khái niệm về KHMT
Khoa học môi trường là một ngành khoa học trẻ, liên ngành nghiên cứu những tác động qua lại giữa con người và môi trường sống.
2. Nhiệm vụ của Khoa học môi trường
Nhiệm vụ của Khoa học môi trường là:
Nghiên cứu các đặc điểm của các thành phần môi trường có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi con người. Tập trung nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống.
Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ môi trường: nguyên nhân và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, các công nghệ xử lý nước thải, khí thải, rác thải,..
Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Nghiên cứu về phương pháp mô hình hóa, phân tích hóa học, vật lý, sinh vật phục vụ cho 3 nội dung nói trên.
3. Các phân môn của Khoa học môi trường
Các phân môn của Khoa học môi trường gồm Sinh học môi trường, Địa học môi trường, Hóa học môi trường, Kinh tế xã hội môi trường, Y học môi trường,...
4. Mối quan hệ của Khoa học môi trường với các ngành khoa học khác
Khoa học môi trường là một khoa học liên ngành. Giải quyết các vấn đề môi trường cần đến rất nhiều ngành khoa học khác nhau, do đó Khoa học môi trường cần có quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học khác.
5. Khoa học môi trường ở trên Thế giới và ở nước ta
Kể từ sau Hội nghị quốc tế về Môi trường và Con người ở Stockholm (Thuỵ Điển) 1972, Khoa học Môi trường ở trên Thế giới đã phát triển mạnh mẽ.
Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững ở Rio de Janeiro (Brazil) 1992 đã thảo ra bản Hiến chương 21 (Agenda 21).
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững 2002, tại Johannesburg, Nam Phi. Có 100 nguyên thủ quốc gia và khoảng 50.000 đại biểu đến từ hơn 180 nước. Hội nghị tập trung thảo luận nhiệm vụ phát triển, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và giải quyết 5 vấn đề chủ chốt:
Cung cấp nước sạch và xử lý nước thải
Cung cấp nguồn năng lượng mới để thay thế năng lượng từ dầu mỏ, than đá
Phòng chống các loại dịch bệnh
Phát triển sản xuất nông nghiệp, chống sa mạc hoá
Bảo vệ đa dạng sinh học và cải tạo hệ thống sinh thái
Ở Việt Nam, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993; sau đó đã hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Ngày 26 tháng 8 năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể thiếu trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)