Môi trường 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thoa | Ngày 23/10/2018 | 155

Chia sẻ tài liệu: môi trường 9 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC
TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC
Các thành viên thực hiện:
1-Hoàng Công Hòa_Trưởng nhóm
2-Nguyễn Trung Hiển
3-Nguyễn Hoàng Trọng Hiếu
4-Lê Thanh Hoa
5-Trần Thị Hoài
Phần 1: Tài nguyên Đất
I-Khái niệm về đất:
Đất là vật thể thiên nhiên, có cấu tạo lâu đời do kết quả của qua trình hoạt động tổng hợp của 6 yếu tố hình thành gồm:Đá, thực vật,động vật,khí hậu, địa hình và thời gian.
Như vậy , các loại đá cấu tạo nên vỏ quả đất dưới tác đọng của khí hậu, sinh vật và địa hình sau một thời gian dần dần bị phá hủy, vụn nát rồi sinh ra đất.
II-Vai trò của đất đối với cuộc sông con người
-Đất là môi trường sống của con người và hầu hết các sinh vật ở cạn. Nó cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho cuộc sống, đồng thời còn là nền móng cho toàn bộ các công trình xây dựng.
-Đất là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và gia súc.
Ngoài ra,đất còn có ý nghĩa đối với mọi sinh vật sống vì nó là môi trường sống cua rừng.
III- Nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường Đất
-Do hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiêp( thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,chất thải công nghiệp, chất phóng xạ,…
-Do vi sinh vật gây bệnh như dùng phân người,và gia súc tươi, đổ rác và nước thải sinh hoạt( có chứa vi khuẩn , vi rút gây bệnh, trứng giun,…) vào đất.
IV- Biện pháp khắc phục:
-Bảo vệ đất rừng chống du canh du cư.
-Quản lý đất nông nghiệp, giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác.
-Chống bỏ hoang ,từng bước sử dụng đất trồng đồi núi vào phát triển kinh tế
-Khai hoang mở rộng diện tích
-Chống xói mòn
-Chống khô hạn và sa mạc hóa
-Chống ngập úng
-chống mặn cho đất
-Cải tạo đất theo hướng sinh thái bền vững.
V-Hậu quả của việc ô nhiểm môi trường đất:
Sự tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẻ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng,vật nuôi, và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Phần II: Tài nguyên nước
I- Khái niệm về sự ô nhiễm môi trường nước:
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong môi trường nước, làm biên đổi môi trường nước, gây tác hại đối với sức khỏe con người khi sử dụng nước trong sinh hoạt, trong công nghiệp, nông nghiệp, trong chăn nuôi,…
II- Vai trò của nước:
Nước là một trong những thành phần cơ bản của thiên nhiên, vì thế thiếu nó thì thế giới hữu cơ –thực vật, động vật và con người không thể phát triên được.
Nơi nào có nước thì nơi đó co sự sống
Nước là chất tham gia thường xuyên vào qua trình sinh hóa trong cơ thể sống
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển. Chu trình vận động của nước trong khí quyển giử vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đất đai và sự phát triển trái đất.
Nước được coi là tài nguyên đặc biệt nó tàng trữ một năng lượng lớn cùng nhiều chất hòa tan có thể khai thác phục vu cho cuộc sống con người.
III- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:
Do nước thải sinh hoạt
Do nước thải công nghiệp
Do nước thải nông nghiệp có chứa các chất độc hại
Do nước thải đô thị
Do nước tràn trên mặt đất ngoài khu vực đô thị
Do nước thải công nghiệp hạt nhân từ các nhà máy điện nguyên tử, từ các trung tâm nghiên cứu hạt nhân.
IV- Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước:
Môi trường nước bi ô nhiễm gây ra hiên tượng phì hóa và loạn dinh dưỡng ở các vực nước .
Ngoài ra, khi môi trường nước bị ô nhiễm còn gây sự biến đổi sâu sắc về sự phân bố các loài động vật, thực vật, và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Không những thế sự ô nhiễm môi trường nước còn gây tốn kém về kinh tế do phải xử lý và lọc nước.
V-Biện pháp khắc phục:
1-Bảo vệ tài nguyên nước chống ô nhiễm:
Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các khu vực đô thị, khu công nghiệp.
Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải để giảm ô nhiểm cho con người và môi trường.
Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, nhất là việc cải tiến công nghệ để hạn chế mức thấp nhất sự ô nhiễm môi trường do chất thải ra trong quá trình sãn xuất.
Cần phải cảnh giác khi dùng trong nước sinh hoạt.
2-Các phương pháp xử lý nước thải:
Để xử lý nước thải người ta đã sử dụng các phương pháp cơ học, hóa học, lý học, và sinh học
C- Bảo vệ tài nguyên nước tránh cạn kiệt:
Để tránh sự cạn kiệt cho nguồn nước, người ta đã áp thựcdụng biện pháp hữu hiệu là bảo vệ rừng, đồng thời sử dụng nước tiết kiệm để duy trì các quá trình sinh thái bền vững và tạo điều kiện cho tuần hoàn nước được thực hiện.
Ở Việt Nam để bảo vệ nguồn nước , nhà nước đã áp dụng một số biện pháp sau:
Phòng chống lũ lụt phù hợp với điều jieen từng vùng
Khai thác một cách vừa phải có kế hoạch để tránh bị thiếu nước
Bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn nước ngầm.
Hình thành hệ thống giám sát, theo dỏi chất lượng nước một cách chặt chẽ.
Biện pháp mang tính chiến lược là bảo vệ tài nguyên rừng, tích cực trồng rừng để diều tiết nguồn nước, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Vì một môi trường xanh- sạch- đẹp.
Thank you !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thoa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)