Môi trường 6
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thoa |
Ngày 23/10/2018 |
145
Chia sẻ tài liệu: môi trường 6 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Nhóm thực hiện: Đặng Quốc Việt
Vũ Thị Tuyết
Nguyễn Văn Tuấn
Trịnh Quang Tùng
Nguyễn Đức Tuyên
CÓ MỘT VẤN ĐỀ…
Như chúng ta thấy, hiện nay các hiện tượng thời tiết thiên nhiên xấu như: lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần… đang diễn ra ngày càng nhiều và hậu quả của nó là vô cùng nghiêm trọng. Bất kỳ đâu trên thế giới đều phải ghánh chịu những trận nổi giận của thiên nhiên. Điều này khiến chúng ta phải đặt ra một câu hỏi “
NGUYÊN NHÂN
LÀ DO ĐÂU ???”
Một trong các nguyên nhân
chủ yếu
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Một điều hiển nhiên chúng ta thấy, thế giới đang ngày càng phát triển ở tất cả mọi lĩnh vực nhưng tại sao môi trường sống của chúng ta lại xấu đi như vậy. Phải chăng la do chúng ta đang không chú ý bảo vệ nó hay nói một cách thẳng thắn là chúng ta đang phá hoại chính môi trường sống của chúng ta? Có lẽ chúng ta đang dần dần quên mất mối rằng buộc giữa sự phát triển của con người và kinh tế với thiên nhiên hay chính là chúng ta đã quên mất một khái niệm hết sức quan trọng, đó là: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. Vậy phát triển bền vững là gì?
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối rộng và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một định nghĩa chung nhất đã được đưa ra cho khái niệm phát triển bền vững trong Báo cáo Brundtland(1987) như sau:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ tương lai”
Định nghĩa này mặc dù còn chung chung nhưng đã nhấn mạnh được hai yếu tố quan trọng nhất của phát triển bền vững. Đó là vấn nạn môi trường và mối tương quan của nó với sự phát triển kinh tế; và nhu cầu của sự phát triển đó đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Khái niệm Phát triển bền vững, về cơ bản bao hàm 3 phương diện: Môi trường bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững. Để minh họa cho khái niệm này, 3 mô hình sau đã được đưa ra:
Đó là 3 mặt của một vấn đề, là 3 trụ của một ngôi nhà
Là ba hình oval lồng ghép chặt chẽ với nhau
Và là 3 vấn đề có sự đan xen lẫn nhau
Như vậy, về cơ bản, nói đến phát triển bền vững không đơn thuần chỉ là nói về riêng việc bảo vệ môi trường mà còn bao hàm cả phương diện xã hội và kinh tế.
Từ 3 hình minh họa trên ta thấy: Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bả
- Môi Trường Bền Vững
- Xã Hội Bền Vững
- Kinh tế Bền Vững
*Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
*Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
*Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất
9 NGUYÊN TẮC
Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên. Để thực hiện được quá trình này và xây dựng được một xã hội phát triển bền vững chúng ta cần thực hiện được 9 nguyên tắc mà Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra:
*Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến đời sống của cộng đồng
Con người có trách nhiệm phải quan tâm đến đồng loại và các hình thức tồn tại khác của sự sống trong hiện tại và tương lai. Cần phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng và các nhóm có liên quan giữa người nghèo với người giàu, giữa thế hệ hiện tại với nhau và thế hệ hiện tại với thế hệ mai sau. Toàn thể các dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống vĩ đại lệ thuộc vào nhau, tác động lên nhau và cùng phụ thuộc vào các yếu tố của sinh quyển. Giữa các xã hội loài người cũng liên quan đến nhau và các thế hệ tương lai chịu ảnh hưởng của những hành động của con người thế hệ hiện tại. Thế giới tự nhiên ngày càng bị tác động mạnh mẽ của con người vì vậy phải làm sao cho những tác động đó không đe dọa sự sống của muôn loài khác để chúng ta còn có cơ hội dựa vào đó để sinh tồn và phát triển. Vì vậy, nguyên tắc này vừa thể hiện trách nhiệm vừa thể hiện đạo đức con người.
*Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người
Mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội của con người là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đây là đặc thù mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác hướng tới. Phát triển kinh tế là rất quan trọng nhưng nó không mang ý nghĩa tự nhân, Các dân tộc có chiến lược, sách lược và mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng cái chung nhất có thể thống nhất được là xây dựng một cuộc sống lành mạnh no đủ, có một nền giáo dục tốt, có quyền sống tự do về chính trị được bảo đảm an toàn và không có bạo lực, có đủ tài nguyên cho sự phát triển lau dài…Tóm lại là con người ngày một đầy đủ hơn , cuộc sống tốt hơn trong sự phát triển chân chính.
*Nguyên tắc 3: bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất
Cuộc sống loài người phụ thuộc vào những hệ thống thiên nhiên trên trái đất. Vì vậy sự phát triển trên cơ sở bảo vệ được cấu trúc chức năng và tính đa dạng của các hệ thống ấy. Vì thế chúng ta phải:
- Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống, đó là các quá trình sinh thái nuôi dưỡng và bảo tồn sự sống, nó điều chỉnh khí hậu và điều hòa chất lượng không khí,nguồn nước, chu chuyển các yếu tố cơ bản làm các hệ sinh thái luôn được hồi phục
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học khoongchir là tất cả các loài động thực vật cùng các tổ chức sống khác mà còn bảo vệ nguồn gen di truyền có trong mỗi loài và các dạng sinh thái khác nhau
* Nguyên tắc 4: Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên
Nguồn tài nguyên tái tạo bao gồm đất nước không khí và thế giới động thực vật…phải được sủ dụng sao cho chúng phục hồi lại được. Nguồn tài nguyên tái tạo phải được kéo dài quá trình sử dụng bằng cách tái sinh tài nguyên, dùng tài nguyên có thể tái tạo để thay thế hoặc sử dụng tiết kiệm. Chỉ có như vậy mới có nguồn tài nguyên cug cấp cho hàng trăm triệu người tăng lên hàng năm và cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp.
*Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất
Khả năng chịu đựng của trái đất thực chất là tổng hợp khả năng chịu đựng của tất cả các hệ sinh thái có tên trái đất . Các tác động lên các hệ sinh thái do đó tác động tới sinh quyển sao cho chúng không bị biến đổi theo hướng xấu đi nguy hiểm, chúng có thể tự phục hồi, chúng chịu đựng được. Khả năng chịu đựng này thay đổi theo từng vùng và rõ ràng rất phụ thuộc vào mật độ tức là phụ thuộc vào số lượng con người và hành vi sử dụng của con người. Chính sách kinh tế, chính sách dân số và cách sống của con người trên một địa bàn và khả năng chịu đựng của thiên nhiên rằng buộc chặt chẽ với nhau và cần quản lý chặt chẽ.
*Nguyên tắc 6: thay đổi thái độ và thói quen sống của mọi người
cuộc sống bền vững được xây dựng trên những cơ sở đạo đức mới do đó con người phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cuộc sống xã hội phỉa xây dựng, đề ra các tiêu chuản đạo đức và phê phán lối sống không dựa trên nguyên tắc bền vững.. Dùng mọi hình thức giáo dục chính thức hay không chính thức để mọi người có cách ứng xử, có các hành vi cần thiết trong việc tác động lên thiên nhiên hướng tới thiên nhiên bền vững.
*Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình
Phần lớn các hoạt động sáng tạo và có hiệu quả của các cá nhân và các nhóm đều xảy ra trong cộng đồng , các công đồng đều tạo ra các điều kiện thuận lợi và sẵn sàng thực hiện các hành động có ích cho xã hội vì các cộng đồng hơn ai hết biết quan tâm đến đời sống của chính mình nhờ nắm vững tình hình môi trường xugn quanh nên khi họ có quyền lực họ có thể tự quản lý môi trường họ sống một cách thích hợp nhất , tiết kiệm và hiệu quả nhờ đó mà chất lượng môi trường được nâng cao .
*Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo vệ
Mỗi xã hội tiến bộ phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin phong phú, kiến thức dồi dào , cơ cấu luật phát vững chắc , giáo dục toàn diện một nền kinh tế ổn định và chính sách xã hội phù hợp. Tuy ậy để cho xã hội phát triển bền vững các quốc gia phải xây dựng chất lượng phát triển tính đến tất cả các quyền lợi dự kiến cũng như ngăn chặn các trở lực có thể xảy ra do sự suy thoái điều kiện phát triển chất lượng môi trường , các chính sách điều chỉnh liên tục hoạt động phát triển để phù hợp với các nhu cầu mới của xã hội cũng như bảo vệ được điều kiện môi trường . Vì vậy chính sách quốc gia phỉa gắn liền chính sách kinh tế với khả năng chịu đựng của môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên bảo đảm sao cho nguyên tắc người sử dụng tài nguyên phải trả giá cho việc sử dụng đó.
*Nguyên tắc 9: Kiến tạo một cơ cấu liên minh tòan cầu
TroNg thế giới ngày nay không một quốc gia nào tồn tại tự cấp tự túc được vì vậy sự phát triển bền vững toàn cầu phải là hành động của toàn nhân loại , toàn cầu phải là một liên minh vững chắc. Do mức độ phát triển không đồng đều nên các nước có thu nhập thấp phải được sự hỗ trợ của các nước giàu có và của cộng đồng quốc tế nói chung thì mới bảo vệ được môi trường của mình. Các nguồn tài nguyên của hành tinh nhất la không khí , nguồn nước và các hệ sinh thái chỉ có thể bảo vệ bằng các quản lý chung muck đích chung và các giả pháp thích hợp. Toàn thể các quốc gia đều có lợi từ sự phát triển bền vững và cùng bị thiệt hại nếu không thực hiện được điều đó.
Lịch sử hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhân loài đã bước qua những mốc đặt biệt quan trọng, đặc biệt là các hội nghị thượng đỉnh : tại Stockhom năm 1972,tại Rio Tanero năm 1992.
Tuy nhiên các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của 1 thế giới đầy các biến động về chính trị ,kinh tế, văn hóa. Thực tế đòi hỏi cần thiết lập 1 hệ thống nguyên tắc khác có tính khả thi và sát thực tế hơn.
Luc Hén(1995) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển để xây dựng 1 hệ thống 7 nguyên tắc mới của phát triển bền vững. Những nguyên tắc đó là :
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân
B. Nguyên tắc phòng ngừa.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
D. Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền
F. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
G. Nguyên tắc sử dụng phải trả tiền
Thay cho lời kết
- Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng, quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt thì phải làm sao) là một phát triển không bền vững. Có người còn thêm rằng lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật "nóng" đó không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai.
- Không thể chối cãi: "phát triển bền vững" là một ý niệm hữu ích, đáng lưu tâm. Nhưng chỉ để ý đến liên hệ giữa môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, và tăng trưởng kinh tế là chưa khai thác hết sự quan trọng của ý niệm "bền vững". Ý niệm ấy sẽ hữu ích hơn nếu được áp dụng vào hai thành tố nòng cốt khác của phát triển, đó là văn hóa và xã hội.
Nhóm thực hiện: Đặng Quốc Việt
Vũ Thị Tuyết
Nguyễn Văn Tuấn
Trịnh Quang Tùng
Nguyễn Đức Tuyên
CÓ MỘT VẤN ĐỀ…
Như chúng ta thấy, hiện nay các hiện tượng thời tiết thiên nhiên xấu như: lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần… đang diễn ra ngày càng nhiều và hậu quả của nó là vô cùng nghiêm trọng. Bất kỳ đâu trên thế giới đều phải ghánh chịu những trận nổi giận của thiên nhiên. Điều này khiến chúng ta phải đặt ra một câu hỏi “
NGUYÊN NHÂN
LÀ DO ĐÂU ???”
Một trong các nguyên nhân
chủ yếu
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Một điều hiển nhiên chúng ta thấy, thế giới đang ngày càng phát triển ở tất cả mọi lĩnh vực nhưng tại sao môi trường sống của chúng ta lại xấu đi như vậy. Phải chăng la do chúng ta đang không chú ý bảo vệ nó hay nói một cách thẳng thắn là chúng ta đang phá hoại chính môi trường sống của chúng ta? Có lẽ chúng ta đang dần dần quên mất mối rằng buộc giữa sự phát triển của con người và kinh tế với thiên nhiên hay chính là chúng ta đã quên mất một khái niệm hết sức quan trọng, đó là: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. Vậy phát triển bền vững là gì?
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối rộng và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một định nghĩa chung nhất đã được đưa ra cho khái niệm phát triển bền vững trong Báo cáo Brundtland(1987) như sau:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ tương lai”
Định nghĩa này mặc dù còn chung chung nhưng đã nhấn mạnh được hai yếu tố quan trọng nhất của phát triển bền vững. Đó là vấn nạn môi trường và mối tương quan của nó với sự phát triển kinh tế; và nhu cầu của sự phát triển đó đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Khái niệm Phát triển bền vững, về cơ bản bao hàm 3 phương diện: Môi trường bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững. Để minh họa cho khái niệm này, 3 mô hình sau đã được đưa ra:
Đó là 3 mặt của một vấn đề, là 3 trụ của một ngôi nhà
Là ba hình oval lồng ghép chặt chẽ với nhau
Và là 3 vấn đề có sự đan xen lẫn nhau
Như vậy, về cơ bản, nói đến phát triển bền vững không đơn thuần chỉ là nói về riêng việc bảo vệ môi trường mà còn bao hàm cả phương diện xã hội và kinh tế.
Từ 3 hình minh họa trên ta thấy: Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bả
- Môi Trường Bền Vững
- Xã Hội Bền Vững
- Kinh tế Bền Vững
*Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
*Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
*Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất
9 NGUYÊN TẮC
Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên. Để thực hiện được quá trình này và xây dựng được một xã hội phát triển bền vững chúng ta cần thực hiện được 9 nguyên tắc mà Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra:
*Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến đời sống của cộng đồng
Con người có trách nhiệm phải quan tâm đến đồng loại và các hình thức tồn tại khác của sự sống trong hiện tại và tương lai. Cần phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng và các nhóm có liên quan giữa người nghèo với người giàu, giữa thế hệ hiện tại với nhau và thế hệ hiện tại với thế hệ mai sau. Toàn thể các dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống vĩ đại lệ thuộc vào nhau, tác động lên nhau và cùng phụ thuộc vào các yếu tố của sinh quyển. Giữa các xã hội loài người cũng liên quan đến nhau và các thế hệ tương lai chịu ảnh hưởng của những hành động của con người thế hệ hiện tại. Thế giới tự nhiên ngày càng bị tác động mạnh mẽ của con người vì vậy phải làm sao cho những tác động đó không đe dọa sự sống của muôn loài khác để chúng ta còn có cơ hội dựa vào đó để sinh tồn và phát triển. Vì vậy, nguyên tắc này vừa thể hiện trách nhiệm vừa thể hiện đạo đức con người.
*Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người
Mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội của con người là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đây là đặc thù mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác hướng tới. Phát triển kinh tế là rất quan trọng nhưng nó không mang ý nghĩa tự nhân, Các dân tộc có chiến lược, sách lược và mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng cái chung nhất có thể thống nhất được là xây dựng một cuộc sống lành mạnh no đủ, có một nền giáo dục tốt, có quyền sống tự do về chính trị được bảo đảm an toàn và không có bạo lực, có đủ tài nguyên cho sự phát triển lau dài…Tóm lại là con người ngày một đầy đủ hơn , cuộc sống tốt hơn trong sự phát triển chân chính.
*Nguyên tắc 3: bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất
Cuộc sống loài người phụ thuộc vào những hệ thống thiên nhiên trên trái đất. Vì vậy sự phát triển trên cơ sở bảo vệ được cấu trúc chức năng và tính đa dạng của các hệ thống ấy. Vì thế chúng ta phải:
- Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống, đó là các quá trình sinh thái nuôi dưỡng và bảo tồn sự sống, nó điều chỉnh khí hậu và điều hòa chất lượng không khí,nguồn nước, chu chuyển các yếu tố cơ bản làm các hệ sinh thái luôn được hồi phục
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học khoongchir là tất cả các loài động thực vật cùng các tổ chức sống khác mà còn bảo vệ nguồn gen di truyền có trong mỗi loài và các dạng sinh thái khác nhau
* Nguyên tắc 4: Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên
Nguồn tài nguyên tái tạo bao gồm đất nước không khí và thế giới động thực vật…phải được sủ dụng sao cho chúng phục hồi lại được. Nguồn tài nguyên tái tạo phải được kéo dài quá trình sử dụng bằng cách tái sinh tài nguyên, dùng tài nguyên có thể tái tạo để thay thế hoặc sử dụng tiết kiệm. Chỉ có như vậy mới có nguồn tài nguyên cug cấp cho hàng trăm triệu người tăng lên hàng năm và cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp.
*Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất
Khả năng chịu đựng của trái đất thực chất là tổng hợp khả năng chịu đựng của tất cả các hệ sinh thái có tên trái đất . Các tác động lên các hệ sinh thái do đó tác động tới sinh quyển sao cho chúng không bị biến đổi theo hướng xấu đi nguy hiểm, chúng có thể tự phục hồi, chúng chịu đựng được. Khả năng chịu đựng này thay đổi theo từng vùng và rõ ràng rất phụ thuộc vào mật độ tức là phụ thuộc vào số lượng con người và hành vi sử dụng của con người. Chính sách kinh tế, chính sách dân số và cách sống của con người trên một địa bàn và khả năng chịu đựng của thiên nhiên rằng buộc chặt chẽ với nhau và cần quản lý chặt chẽ.
*Nguyên tắc 6: thay đổi thái độ và thói quen sống của mọi người
cuộc sống bền vững được xây dựng trên những cơ sở đạo đức mới do đó con người phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cuộc sống xã hội phỉa xây dựng, đề ra các tiêu chuản đạo đức và phê phán lối sống không dựa trên nguyên tắc bền vững.. Dùng mọi hình thức giáo dục chính thức hay không chính thức để mọi người có cách ứng xử, có các hành vi cần thiết trong việc tác động lên thiên nhiên hướng tới thiên nhiên bền vững.
*Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình
Phần lớn các hoạt động sáng tạo và có hiệu quả của các cá nhân và các nhóm đều xảy ra trong cộng đồng , các công đồng đều tạo ra các điều kiện thuận lợi và sẵn sàng thực hiện các hành động có ích cho xã hội vì các cộng đồng hơn ai hết biết quan tâm đến đời sống của chính mình nhờ nắm vững tình hình môi trường xugn quanh nên khi họ có quyền lực họ có thể tự quản lý môi trường họ sống một cách thích hợp nhất , tiết kiệm và hiệu quả nhờ đó mà chất lượng môi trường được nâng cao .
*Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo vệ
Mỗi xã hội tiến bộ phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin phong phú, kiến thức dồi dào , cơ cấu luật phát vững chắc , giáo dục toàn diện một nền kinh tế ổn định và chính sách xã hội phù hợp. Tuy ậy để cho xã hội phát triển bền vững các quốc gia phải xây dựng chất lượng phát triển tính đến tất cả các quyền lợi dự kiến cũng như ngăn chặn các trở lực có thể xảy ra do sự suy thoái điều kiện phát triển chất lượng môi trường , các chính sách điều chỉnh liên tục hoạt động phát triển để phù hợp với các nhu cầu mới của xã hội cũng như bảo vệ được điều kiện môi trường . Vì vậy chính sách quốc gia phỉa gắn liền chính sách kinh tế với khả năng chịu đựng của môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên bảo đảm sao cho nguyên tắc người sử dụng tài nguyên phải trả giá cho việc sử dụng đó.
*Nguyên tắc 9: Kiến tạo một cơ cấu liên minh tòan cầu
TroNg thế giới ngày nay không một quốc gia nào tồn tại tự cấp tự túc được vì vậy sự phát triển bền vững toàn cầu phải là hành động của toàn nhân loại , toàn cầu phải là một liên minh vững chắc. Do mức độ phát triển không đồng đều nên các nước có thu nhập thấp phải được sự hỗ trợ của các nước giàu có và của cộng đồng quốc tế nói chung thì mới bảo vệ được môi trường của mình. Các nguồn tài nguyên của hành tinh nhất la không khí , nguồn nước và các hệ sinh thái chỉ có thể bảo vệ bằng các quản lý chung muck đích chung và các giả pháp thích hợp. Toàn thể các quốc gia đều có lợi từ sự phát triển bền vững và cùng bị thiệt hại nếu không thực hiện được điều đó.
Lịch sử hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhân loài đã bước qua những mốc đặt biệt quan trọng, đặc biệt là các hội nghị thượng đỉnh : tại Stockhom năm 1972,tại Rio Tanero năm 1992.
Tuy nhiên các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của 1 thế giới đầy các biến động về chính trị ,kinh tế, văn hóa. Thực tế đòi hỏi cần thiết lập 1 hệ thống nguyên tắc khác có tính khả thi và sát thực tế hơn.
Luc Hén(1995) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển để xây dựng 1 hệ thống 7 nguyên tắc mới của phát triển bền vững. Những nguyên tắc đó là :
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân
B. Nguyên tắc phòng ngừa.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
D. Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền
F. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
G. Nguyên tắc sử dụng phải trả tiền
Thay cho lời kết
- Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng, quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt thì phải làm sao) là một phát triển không bền vững. Có người còn thêm rằng lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật "nóng" đó không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai.
- Không thể chối cãi: "phát triển bền vững" là một ý niệm hữu ích, đáng lưu tâm. Nhưng chỉ để ý đến liên hệ giữa môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, và tăng trưởng kinh tế là chưa khai thác hết sự quan trọng của ý niệm "bền vững". Ý niệm ấy sẽ hữu ích hơn nếu được áp dụng vào hai thành tố nòng cốt khác của phát triển, đó là văn hóa và xã hội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)