Mời trầu
Chia sẻ bởi Hà Công Chính |
Ngày 21/10/2018 |
63
Chia sẻ tài liệu: Mời trầu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRỊ AN
HỘI GIẢNG CẤP TỈNH
Mời Trầu
- Hồ Xuân Hương -
Tiết 78:
* I. GIỚI THIỆU
1. TÁC GIẢ
2. TÁC PHẨM
* II. PHÂN TÍCH
1. CÂU 1
2. CÂU 2
3. CÂU 3,4
* III. CHỦ ĐỀ
* VI. KẾT THÚC
TÓM TẮT
I/ GIỚI THIỆU
A/ Tác Giả:
- Bà là em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786) đậu Hoàng Giáp, làm quan đến hàng Tham Tụng, tước Quận Công, cùng Bùi Huy Bích đứng đầu phủ chúa Trịnh Sâm, Trịnh Khải.
- Tác phẩm nổi bật nhất của bà là số thơ Nôm trong Xuân Hương thi tập, ngoài ra bà còn để lại tập thơ chữ Hán tựa đề Lưu Hương Ký.
- Bà chúa thơ Nôm là con của Hồ Sĩ Danh (1706-1783) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm sinh, năm mất, thân thế cuộc đời và thơ văn của bà đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc (ta chỉ biết bà sống cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (tức Chiêu Hổ, 1768-1839).
Chân dung Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là người phụ nữ:
- Nhưng éo le hẩm hiu đường duyên phận (làm lẽ hai lần).
- Tự tin
- Đa tài
- Đa tình
- Phóng túng
- Có cá tính
- Từ những đau khổ của cuộc đời, bà tha thiết cảm thông bênh vực cảnh "bảy nổi ba chìm" của khách má hồng và lên tiếng công khai giễu cợt những kẻ tầm thường, kém cỏi về tài đức (nhất là cánh mày râu).
- Là người có cá tính phóng túng, đi nhiều, thân thiết với nhiều người trong đó có Nguyễn Du.
ĐỜI TỨC LÀ VĂN, VĂN TỨC LÀ ĐỜI
Hồ Xuân Hương sinh trước chúng ta vào khoảng 200 năm, và mất không biết vào lúc bao nhiêu tuổi. Nhưng trong văn học Việt Nam, cái tên Hồ Xuân Hương cứ gợi trong trí óc ta một con người trẻ trung, ta cảm thấy gọi "bà" là không ổn, khác hẳn với bà Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, trong ý niệm của ta, Hồ Xuân Hương không bao giờ già, ta chỉ thích gọi bằng "nàng", bằng "cô": đẹp hơn hết, ta chỉ muốn gọi bằng hai tiếng Xuân Hương, tên của nàng thơ.
Trong văn học Việt Nam trước cách mạng, ít có tác giả nào mà tác phẩm gắn liền với cuộc đời như Xuân Hương. Thơ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó, thơ Xuân Hương là hồn là xác, là mắt nhìn, tay sờ, là nụ cười nước mắt của Xuân Hương, là cá tính, là số phận của Xuân Hương. Người xưa nói: không đổ máu huyết của mình vào trong văn, thì văn không hay. Đúng thế! Xuân Hương đã làm như thế.
(Xuân Diệu - các nhà thơ cổ điển Việt Nam - 1982)
Một số bài phê bình về thơ Hồ Xuân Hương
THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
. những gì Hồ Xuân Hương có trong sáng tác của mình đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong truyền thống văn học, văn hoá dân tộc. Ngay những cái người ta có vẻ kiêng dè, e ngại nhất khi nói đến Hồ Xuân Hương trong những bài thơ như: Thiếu nữ, Đánh đu, Dệt cửi, Cái quạt. thì đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong ca dao, tục ngữ, trong trò chơi chữ, nói lái.Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta, do những điều kiện xã hội đặc biệt của nó mà trong văn học dân tộc đã hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Trong trào lưu văn học này, lần đầu tiên hình ảnh người phụ nữ được đề cập phổ biến trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả: Đặng Trần Côn có người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm, Nguyễn Gia Thiều có người cung nữ trong Cung Oán Ngâm Khúc,
Nguyễn Du có Thuý Kiều trong Truyện Kiều. nói chung văn học trong thời kì phong kiến ở một đất nước chịu sự chi phối nặng nề của Tống nho mà lại viết về phụ nữ, không phải phụ nữ công, dung, ngôn, hạnh, tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu. mà là những phụ nữ trẻ đẹp, xao xuyến rạo rực trước một tình yêu say đắm kể như thế cũng đã là mới mẻ, táo bạo. Nhưng điểm lại những nhân vật của văn học trong giai đoạn này, hầu như tất cả đều xuất thân từ tầng lớp quí phái. Người chinh phụ trong chinh phụ ngâm và người cung nữ trong cung oán ngâm khúc quí phái một trăm phần trăm.Ngay cả Thuý Kiều của Nguyễn Du mặc dù nhà thơ giới thiệu: "Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung", và cuộc đời "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", nhưng cốt cách vẫn là cốt cách quí phái.Người đầu tiên và có thể là duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này không phải là cô gái quí tộc, mà đích thực là cô gái bình dân, bình dân từ cốt cách đến hình hài.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn --- bảy nổi ba chìm với nước non" là Hồ Xuân Hương. Đọc Hồ Xuân Hương, tiếp xúc với những nhân vật nữ của nhà thơ, ta thấy ngay đây không phải là những cô gái yểu điệu kín cổng cao tường, sống trong lầu son gác tía mà là những cô gái thắt đáy lưng ong, yếm thắm hoa tiên, tóc cột đuôi gà đi dự các hội vui xuân, hay làm việc ngoài đồng, đi chợ nói cười rúc rích với nhau và táo tợn đến mức thấy anh con trai nào đi qua làm dáng làm duyên một tí là trêu ghẹo.Hồ Xuân Hương không phải là nhà thơ có chủ đích đề ra một quan niệm đạo đức mới, nhưng lương tri giúp bà tiếp cận với thứ đạo đức ấy. Không câu nệ, không vướng mắc, nhà thơ thực sự đi trước thời đại của mình về phương diện này. Bà ca ngợi tấm lòng son của người phụ nữ trong cảnh đời ba chìm bảy nổi. Cao hơn bà ca ngợi nhân cách của người phụ nữ dám hy sinh cho tình yêu, hết sức tự trọng và dám thách thức trước những đe doạ của xã hội phong kiến:
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa,
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.
Và:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có, nhưng mà có, mới ngoan.
Nhưng con người thế nào nên văn chương thế ấy. Hồ Xuân Hương hết sức độc đáo nên văn thơ bà hết sức độc đáo.
(Nguyễn Lộc - theo thơ Hồ Xuân Hương - Văn Học - 1982)
B/ Tác Phẩm:
- Về sau phát hiện tập thơ "Lưu Hương ký" viết bằng chữ Hán. Nội dung gồm hai phần:
- Thơ Hồ Xuân Hương, số được lưu truyền chủ yếu là thơ Nôm.
B.1 Phần giễu cợt làm lúc thiếu thời và phần ngâm vịnh.
SƯ BỊ ONG CHÂM
Nào nón tu lờ nào mũ thâm
Đi đâu chẳng đội để ong châm?
Đầu sư há phải gì bà cốt,
Bá ngọ con ong bé cái nhầm.
ĐỀ ĐỀN SẦM NGHI ĐỐNG
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
VỊNH CÁI QUẠT I
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dáng tự bao giờ.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
B.2 Phần thơ trữ tình sâu sắc.
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
TỰ TÌNH I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm,
Tài tử danh nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Và còn rất nhiều bài khác nữa.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng rất gợi tình, gợi tả, màu sắc đậm, mạnh mẽ (tối om om, hõm hòm hom, trắng phau phau.)
Nghệ thuật:
- Phong cách thơ độc đáo, sử dụng ngôn từ thơ chính xác, rất hiểm hóc nhưng lại rất tự nhiên, cách ngắt nhịp đa dạng.
Ví dụ: Không có / nhưng mà có/ mới ngoan.
H?i Trang
Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Này vùng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xoi móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.
II/ Phân tích
MỜI TRẦU
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
Ngắt nhịp: 4/3
Câu 1: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
- Nhà thơ tài tình trong việc sử dụng ca dao tục ngữ mang đậm nét dân ca.
- Với cách sử dụng từ láy "nho nhỏ" kết hợp với cách dùng từ giản dị "trầu hôi" khi khách đến chơi nhà, tác giả chỉ mời khách "quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi".
- Sự khiêm tốn chân thật của người mời trầu.
Tục ngữ:
- Miếng trầu là đầu câu chuyện.
- Miếng trầu nên dâu nhà người.
Ca dao:
Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
Câu 2: Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
- Với cách sử dụng từ "này" khẳng định sự việc cụ thể và động từ "quệt" ? càng tăng ý thân mật đối với khách, không câu nệ, khách sáo vì đây là "miếng trầu" của chính Xuân Hương vừa mới quệt, còn tươi rói để mời khách ? tấm lòng chân thành cởi mở và sẵn sàng đón nhận tình yêu.
- Việc tác giả tự xưng tên là khẳng định cái tôi cá thể cần được tôn trọng. Đây là hiện tượng hiếm thấy, chứng tỏ được bản lĩnh táo bạo và tính cách ngang tàng của bà mong muốn đòi quyền bình đẳng cho nữ giới.
Câu 3,4: Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
- Lời nhắn gửi (lời yêu cầu) sâu sắc kín đáo nếu đã "phải lòng" nhau thì hãy keo sơn gắn bó đừng phụ nhau ? Nỗi khát khao hạnh phúc của nữ sĩ. Đồng thời còn là lời cảnh giác đối với thói bạc tình, bạc nghĩa:
"Chuyến đò nên nghĩa sao không nhớ
Sang nữa hay là một chuyến thôi?"
(Bài: Qua sông phụ sóng)
- Hai câu thơ sử dụng chất liệu dân gian độc đáo, thành ngữ: "xanh như lá, bạc như vôi" và chữ dân gian "phải duyên" (phải lòng):
"Cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thì lấy chớ nghe họ hàng."
Từ miếng trầu Hồ Xuân Hương muốn nói đến tình người, đến mối quan hệ giữa con người với nhau không phải ở hình thức giao đãi bên ngoài mà chủ yếu là sự gắn bó chân tình chung thủy với nhau. Bài thơ là lời tâm tình chân thành của nhà thơ khát khao có được hạnh phúc trong cuộc đời.
III/ Chủ đề
IV/ Củng cố
* Nêu nội dung chính trong bài thơ?
- Lời mời trầu chân thành thắm thiết của tác giả.
- Sự khát khao có được hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời.
- Khẳng định cái tôi cái thể cần được tôn trọng.
* Xuyên suốt bài thơ là nghệ thuật gì? Theo em bài thơ của Xuân Hương có điểm gì khác biệt với thơ Đường?
- Nghệ thuật: chất liệu dân gian tài tình, đậm nét: ca dao, tục ngữ, thành ngữ, chữ dân gian.
* Khác thơ Đường ở cách phối hợp màu sắc: đây là nét riêng độc đáo của Xuân Hương:
- Thơ Đường thường có màu bàng bạc:
"Người lên ngựa kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san."
- Còn trong thơ Xuân Hương:
"Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi."
1/ Em biết gì về nguồn gốc của trầu cau?
2/ Theo em trầu cau còn dùng vào việc gì?
V/ Dặn dò
* Học thuộc lòng bài thơ.
* Soạn bài mới "Tự tình".
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Khảo, quí thày cô cùng các em học sinh.
XIN CHÀO TẠM BIỆT !
TRƯỜNG THPT TRỊ AN
HỘI GIẢNG CẤP TỈNH
Mời Trầu
- Hồ Xuân Hương -
Tiết 78:
* I. GIỚI THIỆU
1. TÁC GIẢ
2. TÁC PHẨM
* II. PHÂN TÍCH
1. CÂU 1
2. CÂU 2
3. CÂU 3,4
* III. CHỦ ĐỀ
* VI. KẾT THÚC
TÓM TẮT
I/ GIỚI THIỆU
A/ Tác Giả:
- Bà là em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786) đậu Hoàng Giáp, làm quan đến hàng Tham Tụng, tước Quận Công, cùng Bùi Huy Bích đứng đầu phủ chúa Trịnh Sâm, Trịnh Khải.
- Tác phẩm nổi bật nhất của bà là số thơ Nôm trong Xuân Hương thi tập, ngoài ra bà còn để lại tập thơ chữ Hán tựa đề Lưu Hương Ký.
- Bà chúa thơ Nôm là con của Hồ Sĩ Danh (1706-1783) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm sinh, năm mất, thân thế cuộc đời và thơ văn của bà đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc (ta chỉ biết bà sống cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (tức Chiêu Hổ, 1768-1839).
Chân dung Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là người phụ nữ:
- Nhưng éo le hẩm hiu đường duyên phận (làm lẽ hai lần).
- Tự tin
- Đa tài
- Đa tình
- Phóng túng
- Có cá tính
- Từ những đau khổ của cuộc đời, bà tha thiết cảm thông bênh vực cảnh "bảy nổi ba chìm" của khách má hồng và lên tiếng công khai giễu cợt những kẻ tầm thường, kém cỏi về tài đức (nhất là cánh mày râu).
- Là người có cá tính phóng túng, đi nhiều, thân thiết với nhiều người trong đó có Nguyễn Du.
ĐỜI TỨC LÀ VĂN, VĂN TỨC LÀ ĐỜI
Hồ Xuân Hương sinh trước chúng ta vào khoảng 200 năm, và mất không biết vào lúc bao nhiêu tuổi. Nhưng trong văn học Việt Nam, cái tên Hồ Xuân Hương cứ gợi trong trí óc ta một con người trẻ trung, ta cảm thấy gọi "bà" là không ổn, khác hẳn với bà Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, trong ý niệm của ta, Hồ Xuân Hương không bao giờ già, ta chỉ thích gọi bằng "nàng", bằng "cô": đẹp hơn hết, ta chỉ muốn gọi bằng hai tiếng Xuân Hương, tên của nàng thơ.
Trong văn học Việt Nam trước cách mạng, ít có tác giả nào mà tác phẩm gắn liền với cuộc đời như Xuân Hương. Thơ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó, thơ Xuân Hương là hồn là xác, là mắt nhìn, tay sờ, là nụ cười nước mắt của Xuân Hương, là cá tính, là số phận của Xuân Hương. Người xưa nói: không đổ máu huyết của mình vào trong văn, thì văn không hay. Đúng thế! Xuân Hương đã làm như thế.
(Xuân Diệu - các nhà thơ cổ điển Việt Nam - 1982)
Một số bài phê bình về thơ Hồ Xuân Hương
THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
. những gì Hồ Xuân Hương có trong sáng tác của mình đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong truyền thống văn học, văn hoá dân tộc. Ngay những cái người ta có vẻ kiêng dè, e ngại nhất khi nói đến Hồ Xuân Hương trong những bài thơ như: Thiếu nữ, Đánh đu, Dệt cửi, Cái quạt. thì đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong ca dao, tục ngữ, trong trò chơi chữ, nói lái.Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta, do những điều kiện xã hội đặc biệt của nó mà trong văn học dân tộc đã hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Trong trào lưu văn học này, lần đầu tiên hình ảnh người phụ nữ được đề cập phổ biến trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả: Đặng Trần Côn có người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm, Nguyễn Gia Thiều có người cung nữ trong Cung Oán Ngâm Khúc,
Nguyễn Du có Thuý Kiều trong Truyện Kiều. nói chung văn học trong thời kì phong kiến ở một đất nước chịu sự chi phối nặng nề của Tống nho mà lại viết về phụ nữ, không phải phụ nữ công, dung, ngôn, hạnh, tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu. mà là những phụ nữ trẻ đẹp, xao xuyến rạo rực trước một tình yêu say đắm kể như thế cũng đã là mới mẻ, táo bạo. Nhưng điểm lại những nhân vật của văn học trong giai đoạn này, hầu như tất cả đều xuất thân từ tầng lớp quí phái. Người chinh phụ trong chinh phụ ngâm và người cung nữ trong cung oán ngâm khúc quí phái một trăm phần trăm.Ngay cả Thuý Kiều của Nguyễn Du mặc dù nhà thơ giới thiệu: "Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung", và cuộc đời "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", nhưng cốt cách vẫn là cốt cách quí phái.Người đầu tiên và có thể là duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này không phải là cô gái quí tộc, mà đích thực là cô gái bình dân, bình dân từ cốt cách đến hình hài.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn --- bảy nổi ba chìm với nước non" là Hồ Xuân Hương. Đọc Hồ Xuân Hương, tiếp xúc với những nhân vật nữ của nhà thơ, ta thấy ngay đây không phải là những cô gái yểu điệu kín cổng cao tường, sống trong lầu son gác tía mà là những cô gái thắt đáy lưng ong, yếm thắm hoa tiên, tóc cột đuôi gà đi dự các hội vui xuân, hay làm việc ngoài đồng, đi chợ nói cười rúc rích với nhau và táo tợn đến mức thấy anh con trai nào đi qua làm dáng làm duyên một tí là trêu ghẹo.Hồ Xuân Hương không phải là nhà thơ có chủ đích đề ra một quan niệm đạo đức mới, nhưng lương tri giúp bà tiếp cận với thứ đạo đức ấy. Không câu nệ, không vướng mắc, nhà thơ thực sự đi trước thời đại của mình về phương diện này. Bà ca ngợi tấm lòng son của người phụ nữ trong cảnh đời ba chìm bảy nổi. Cao hơn bà ca ngợi nhân cách của người phụ nữ dám hy sinh cho tình yêu, hết sức tự trọng và dám thách thức trước những đe doạ của xã hội phong kiến:
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa,
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.
Và:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có, nhưng mà có, mới ngoan.
Nhưng con người thế nào nên văn chương thế ấy. Hồ Xuân Hương hết sức độc đáo nên văn thơ bà hết sức độc đáo.
(Nguyễn Lộc - theo thơ Hồ Xuân Hương - Văn Học - 1982)
B/ Tác Phẩm:
- Về sau phát hiện tập thơ "Lưu Hương ký" viết bằng chữ Hán. Nội dung gồm hai phần:
- Thơ Hồ Xuân Hương, số được lưu truyền chủ yếu là thơ Nôm.
B.1 Phần giễu cợt làm lúc thiếu thời và phần ngâm vịnh.
SƯ BỊ ONG CHÂM
Nào nón tu lờ nào mũ thâm
Đi đâu chẳng đội để ong châm?
Đầu sư há phải gì bà cốt,
Bá ngọ con ong bé cái nhầm.
ĐỀ ĐỀN SẦM NGHI ĐỐNG
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
VỊNH CÁI QUẠT I
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dáng tự bao giờ.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
B.2 Phần thơ trữ tình sâu sắc.
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
TỰ TÌNH I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm,
Tài tử danh nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Và còn rất nhiều bài khác nữa.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng rất gợi tình, gợi tả, màu sắc đậm, mạnh mẽ (tối om om, hõm hòm hom, trắng phau phau.)
Nghệ thuật:
- Phong cách thơ độc đáo, sử dụng ngôn từ thơ chính xác, rất hiểm hóc nhưng lại rất tự nhiên, cách ngắt nhịp đa dạng.
Ví dụ: Không có / nhưng mà có/ mới ngoan.
H?i Trang
Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Này vùng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xoi móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.
II/ Phân tích
MỜI TRẦU
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
Ngắt nhịp: 4/3
Câu 1: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
- Nhà thơ tài tình trong việc sử dụng ca dao tục ngữ mang đậm nét dân ca.
- Với cách sử dụng từ láy "nho nhỏ" kết hợp với cách dùng từ giản dị "trầu hôi" khi khách đến chơi nhà, tác giả chỉ mời khách "quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi".
- Sự khiêm tốn chân thật của người mời trầu.
Tục ngữ:
- Miếng trầu là đầu câu chuyện.
- Miếng trầu nên dâu nhà người.
Ca dao:
Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
Câu 2: Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
- Với cách sử dụng từ "này" khẳng định sự việc cụ thể và động từ "quệt" ? càng tăng ý thân mật đối với khách, không câu nệ, khách sáo vì đây là "miếng trầu" của chính Xuân Hương vừa mới quệt, còn tươi rói để mời khách ? tấm lòng chân thành cởi mở và sẵn sàng đón nhận tình yêu.
- Việc tác giả tự xưng tên là khẳng định cái tôi cá thể cần được tôn trọng. Đây là hiện tượng hiếm thấy, chứng tỏ được bản lĩnh táo bạo và tính cách ngang tàng của bà mong muốn đòi quyền bình đẳng cho nữ giới.
Câu 3,4: Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
- Lời nhắn gửi (lời yêu cầu) sâu sắc kín đáo nếu đã "phải lòng" nhau thì hãy keo sơn gắn bó đừng phụ nhau ? Nỗi khát khao hạnh phúc của nữ sĩ. Đồng thời còn là lời cảnh giác đối với thói bạc tình, bạc nghĩa:
"Chuyến đò nên nghĩa sao không nhớ
Sang nữa hay là một chuyến thôi?"
(Bài: Qua sông phụ sóng)
- Hai câu thơ sử dụng chất liệu dân gian độc đáo, thành ngữ: "xanh như lá, bạc như vôi" và chữ dân gian "phải duyên" (phải lòng):
"Cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thì lấy chớ nghe họ hàng."
Từ miếng trầu Hồ Xuân Hương muốn nói đến tình người, đến mối quan hệ giữa con người với nhau không phải ở hình thức giao đãi bên ngoài mà chủ yếu là sự gắn bó chân tình chung thủy với nhau. Bài thơ là lời tâm tình chân thành của nhà thơ khát khao có được hạnh phúc trong cuộc đời.
III/ Chủ đề
IV/ Củng cố
* Nêu nội dung chính trong bài thơ?
- Lời mời trầu chân thành thắm thiết của tác giả.
- Sự khát khao có được hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời.
- Khẳng định cái tôi cái thể cần được tôn trọng.
* Xuyên suốt bài thơ là nghệ thuật gì? Theo em bài thơ của Xuân Hương có điểm gì khác biệt với thơ Đường?
- Nghệ thuật: chất liệu dân gian tài tình, đậm nét: ca dao, tục ngữ, thành ngữ, chữ dân gian.
* Khác thơ Đường ở cách phối hợp màu sắc: đây là nét riêng độc đáo của Xuân Hương:
- Thơ Đường thường có màu bàng bạc:
"Người lên ngựa kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san."
- Còn trong thơ Xuân Hương:
"Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi."
1/ Em biết gì về nguồn gốc của trầu cau?
2/ Theo em trầu cau còn dùng vào việc gì?
V/ Dặn dò
* Học thuộc lòng bài thơ.
* Soạn bài mới "Tự tình".
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Khảo, quí thày cô cùng các em học sinh.
XIN CHÀO TẠM BIỆT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Công Chính
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)