Moi trau
Chia sẻ bởi Huỳnh Vĩnh Lộc |
Ngày 21/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: moi trau thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
LỚP SƯ PHẠM VĂN 2A
MÔN: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
NGUYỄN VĂN MẾN
HUỲNH VĨNH LỘC
NGUYỄN THỊ TÀI LỘC
NGUYỄN THỊ LÝ
TRẦN THỊ CẨM LY
ĐỒNG THỊ HOÀNG LY
BÙI THỊ LUYẾN
NGUYỄN THỊ DIỄM MY
PHẠM THỊ NGỌC MAI
NGÔ THỊ MAI
LÊ THANH MAI
LƯƠNG THỊ MAI
KIM RES MÂY
NGUYỄN THỊ KIỀU NHI
BIỂU TƯỢNG TRẦU CAU TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VÀ TRONG BÀI THƠ MỜI TRẦU CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
2
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
BIỂU TƯỢNG TRẦU CAU
TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
BIỂU TƯỢNG TRẦU – CAU TRONG BÀI “MỜI TRẦU” CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
KẾT LUẬN
3
BIỂU TƯỢNG TRẦU CAU
TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
Trầu cau trong phong tục, tập quán của người Việt
Tục ăn trầu
Sự tích trầu cau
Tục mời trầu
Trầu cau trong lễ nghĩa con người
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Tục ăn trầu là một nét đẹp của giá trị văn hóa, của triết lý và giao tiếp Việt Nam truyền thống.
Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách Việt vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Ở Việt Nam, miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư, vỏ chay rễ quạch luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm, miếng trầu với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn, và với các nam nữ thanh niên thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng, hội nước.
Tục ăn trầu
16
Tục ăn trầu cau tiềm ẩn một triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau:
Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương),
Vôi biểu tượng cho đất (âm),
Dây trầu mọc lên từ đất, quấn quit lấy thân cau biểu hiện cho vai trò trung gian hòa hợp,
Trầu cau nhai làm một, miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ… tất cả tạo nên cái chất kích thích làm cho thơm miệng, đỏ môi, hạ khí, tiêu cơm, phòng lam sơn chướng khí.
17
18
Trầu cau là phương tiện không thể thiếu trong những nghi thức giao tế ngoài xã hội. Chỉ vừa gặp nhau sau mấy tiếng chào hỏi, người ta liền mở trầu mời ăn:
Tiện tay ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?
Tục mời trầu đã trở thành công cụ để gửi gắm tình cảm, là chiếc thuyền đưa đầy lời yêu:
Có trầu thì giở trầu ra
Trước là đãi bạn sau ta với mình.
Vào vườn hái quả cau non
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.
Tục mời trầu
19
Những thú vị qua việc nam nữ mời trầu:
Thường thì người con trai chủ động mời trầu trước:
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là chút nghĩa về sau mà chào.
Nếu người con gái dứt khoát từ chối không nhận trầu thì dù sự từ chối ấy lịch sự thế nào, tế nhị đến đâu cũng phải hiểu đó là sự từ chối tình yêu:
Thưa rằng bác mẹ tôi răn:
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
20
Còn người con gái chỉ tỏ ý ngần ngại vì muốn tìm hiểu thêm tình ý của đối phương:
Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn?
Trong trường hợp này, người con trai phải trấn an, thổ lộ rõ tình ý đứng đắn, xây dựng của mình:
Miếng trầu là nghĩa tương giao
Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên.
Một khi thấy ý hợp tâm đầu rồi thì người con gái mới nhận trầu. Hành động này hàm ý chấp nhận tình cảm của chàng trai.
21
Khi gặp chàng trai nhút nhát, có tình ý nhưng không dám trao:
Thương em chẳng dám trao trầu
Để trên bó mạ gió nam lầu thổi qua
Nếu người con gái khôn ngoan, biết mở lời bóng gió đưa duyên thì có thể khích lệ đối phương tiến tới:
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
Nếu chưa biết rõ đối phương đối với mình ra sao, người thiếu nữ biết mượn miếng trầu để dò ý, ướm tình:
Trầu đã có đây, cau đã có đây
Nhân duyên chưa định trầu này ai ăn?
Trầu này trầu túi trầu khăn
Trầu này dải yếm anh ăn trầu nào?
22
Lại những khi người con gái lỡ yêu rồi thì nàng cũng dám tấn công trước qua miếng trầu tỏ tình:
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi tàu
Ở giữa cát cánh hai đầu quế cay
Mời anh xơi miếng trầu này
Dù mặn dù nhạt dù cay dù nồng
Dù không nên vợ nên chồng
Xơi dăm ba miếng kẻo long nhớ thương.
23
Trầu cau còn có ý nghĩa trong đời sống dân tộc Việt: trầu cau đã lan tỏa và thấm sâu vào đời sống xã hội, nó không chỉ xuất hiện trong đời sống hàng ngày mà còn trong các lễ, tết, cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi, và trong những ngày trọng đại của quốc gia dân tộc… Người Việt Nam còn dùng trầu cau để tỏ lòng ngưỡng vọng của mình đối với các vị thần, tỏ lòng kính trọng với các vị trưởng bối và tromg những cuộc gặp gỡ bạn bè.
Trầu cau trong lễ nghĩa con người
24
BIỂU TƯỢNG TRẦU CAU
TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
Trầu cau trong thơ ca dân gian Việt Nam
Tiêu chí để đánh giá phẩm cách con người
Biểu tượng cho nam và nữ
Biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân
25
Thân cau thẳng đứng, vững vàng, thường dùng ví với người con trai.
Vào vườn hái quả cau non
Em thấy anh giòn muốn kết nhân duyên
Dây trầu mềm dẻo, lá trầu hình trái tim mướt xanh thường dùng để chỉ cho người con gái.
Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Đội ơn phụ mẫu sinh nàng dễ thương
Biểu tượng cho nam và nữ
26
Cau còn được dùng ví von với sự sắc sảo, xinh đẹp của người con gái:
Trên đầu em đội khăn vuông
Nhìn xuống dưới ngực cau buồng còn non
Hay
Cau già dao sắc lại non
Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa
Ngoài ra còn nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Thân em như mảnh cau khô
Kẻ thanh tham mỏng người thô tham dày
27
Cau trầu có thể là món quà để giao lưu tình nghĩa trong buổi đầu gặp gỡ:
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào.
Hay
Đôi ta sang một con đò
Nhìn quanh khách vắng trao cho miếng trầu
Miếng trầu tỏ hết nguồn cơn
Muốn xem đây đấy thiệt hơn thế nào
Biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân
28
Miếng trầu sau khi ăn để lại sự bồi hồi, mong nhớ và tương tư trong lòng người sau buổi gặp gỡ:
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Trầu cau còn biểu hiện những lời tỏ tình rất dễ thương mà cũng đầy ý nghĩa:
Ước gì anh hóa ra vôi
Em hóa trầu lộc tốt tươi lại nồng
Hay ….Giúp em quan tám tiền treo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau
Trầu này đủ vỏ đủ vôi
Đủ cau đủ thuốc đủ mùi xạ hương
Không ăn thì bảo rằng thường
Ăn rồi mới biết rằng thương thế nào!
29
Hình tượng trầu cau còn là biểu tượng của hôn nhân và luôn có mặt trong các ngày cưới, hỏi:
Miếng trầu là miếng trầu đời
Quệt với em quệt cả lời trăm năm
Trầu cau là hình ảnh quen thuộc, gắn bó trong sinh hoạt hằng ngày của vợ chồng:
Vợ chồng ăn miếng trầu cay.
Phải đâu khách lạ mà kiếm khay xà cừ.
30
Miếng trầu nhắc nhở vợ chồng phải thủy chung, yêu thương nhau:
Miếng trầu ăn ngọt như đường
Đã ăn lấy của phải thương lấy người.
Khi tình cảm vợ chồng rạng nứt vỡ tan, đó là lúc cau trầu không còn hòa hợp nữa:
Áo cưới chưa hết nếp tà
Cô dâu xách nón về nhà cô dâu
Phải chăng cau đã chán trầu
Đôi bờ đã gãy nhịp cầu sang sông.
Hay là sự vỡ lẽ ra khi biết tính cách khác nhau hay gia cảnh không tương xứng:
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau khô ăn với trầu vàng xứng chăng?
31
Khi nhìn vào cách têm trầu hay cử chỉ mời trầu, nhận trầu, người ta có thể nhận xét được thái độ, phẩm cách của đối tượng: giản dị hay cầu kì,đậm đà hay nhạt nhẽo:
Miếng trầu em rạch em têm
Đã tròn như nhộng lại mềm như da
Khiến cho:
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Vua quan cũng trọng phật bà cũng yêu.
Tiêu chí để đánh giá phẩm cách con người
32
Qua cách ứng xử ta có thể biết được họ có phải là người ý tứ, cẩn trọng không:
Sáng nay tôi đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răng
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
33
Hầu như trong mọi lĩnh vực đời sống của người bình dân thì quả cau lá trầu đều trở nên gần gũi. Trầu cau là nét đặc trưng trong văn hóa người Việt Nam.
Dù ngày nay, trầu cau không còn đi liền trong cuộc sống hằng ngày nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn đậm nét. Đặc biệt đối với lễ cưới hỏi, không thể nào thiếu vắng được hình ảnh mâm cau cơi trầu.
34
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
BIỂU TƯỢNG TRẦU – CAU TRONG BÀI “MỜI TRẦU” CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
35
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.
Quả cau nho nhỏ
Miếng trầu hôi
của Xuân Hương
quệt
Sự nhúng mình,
khiêm nhường
Sự táo bạo,
mạnh mẽ
36
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
Khát vọng tình yêu thủy chung và hạnh phúc lứa đôi.
Khẳng định tình yêu lứa đôi phải có sự hòa quyện, đồng cảm từ cả hai phía, hai người yêu nhau phải hiểu nhau thì mới đi đến trọn đời, nếu như một trong hai không chung thủy thì sẽ lẻ loi, đơn độc.
37
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
BIỂU TƯỢNG TRẦU – CAU TRONG BÀI “MỜI TRẦU” CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
Nói tóm lại, trầu cau trong “Mời trầu” biểu tượng cho một tình yêu thủy chung, sắt son, trường tồn mãi cùng thời gian. Đồng thời, qua “Mời trầu” cá tính của nữ sĩ cũng được khẳng định một lần nữa.
38
Trầu cau là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa trong đời sống và sinh hoạt dân gian của người dân từ bao đời nay.
Cùng với thời gian, trầu cau, mời trầu... mãi mãi là chuyện muôn thưở của dân gian. Nhưng miếng trầu và cách mời trầu vừa táo bạo, vừa e dè như của “Bà chúa thơ Nôm” thì quả là hiếm lạ, có một không hai. Có thể nói, với vẻ đẹp dân gian, “Mời trầu” đã thể hiện rõ cá tính, cuộc đời, số phận của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
KẾT LUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
LỚP SƯ PHẠM VĂN 2A
MÔN: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
NGUYỄN VĂN MẾN
HUỲNH VĨNH LỘC
NGUYỄN THỊ TÀI LỘC
NGUYỄN THỊ LÝ
TRẦN THỊ CẨM LY
ĐỒNG THỊ HOÀNG LY
BÙI THỊ LUYẾN
NGUYỄN THỊ DIỄM MY
PHẠM THỊ NGỌC MAI
NGÔ THỊ MAI
LÊ THANH MAI
LƯƠNG THỊ MAI
KIM RES MÂY
NGUYỄN THỊ KIỀU NHI
BIỂU TƯỢNG TRẦU CAU TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VÀ TRONG BÀI THƠ MỜI TRẦU CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
2
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
BIỂU TƯỢNG TRẦU CAU
TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
BIỂU TƯỢNG TRẦU – CAU TRONG BÀI “MỜI TRẦU” CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
KẾT LUẬN
3
BIỂU TƯỢNG TRẦU CAU
TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
Trầu cau trong phong tục, tập quán của người Việt
Tục ăn trầu
Sự tích trầu cau
Tục mời trầu
Trầu cau trong lễ nghĩa con người
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Tục ăn trầu là một nét đẹp của giá trị văn hóa, của triết lý và giao tiếp Việt Nam truyền thống.
Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách Việt vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Ở Việt Nam, miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư, vỏ chay rễ quạch luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm, miếng trầu với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn, và với các nam nữ thanh niên thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng, hội nước.
Tục ăn trầu
16
Tục ăn trầu cau tiềm ẩn một triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau:
Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương),
Vôi biểu tượng cho đất (âm),
Dây trầu mọc lên từ đất, quấn quit lấy thân cau biểu hiện cho vai trò trung gian hòa hợp,
Trầu cau nhai làm một, miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ… tất cả tạo nên cái chất kích thích làm cho thơm miệng, đỏ môi, hạ khí, tiêu cơm, phòng lam sơn chướng khí.
17
18
Trầu cau là phương tiện không thể thiếu trong những nghi thức giao tế ngoài xã hội. Chỉ vừa gặp nhau sau mấy tiếng chào hỏi, người ta liền mở trầu mời ăn:
Tiện tay ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?
Tục mời trầu đã trở thành công cụ để gửi gắm tình cảm, là chiếc thuyền đưa đầy lời yêu:
Có trầu thì giở trầu ra
Trước là đãi bạn sau ta với mình.
Vào vườn hái quả cau non
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.
Tục mời trầu
19
Những thú vị qua việc nam nữ mời trầu:
Thường thì người con trai chủ động mời trầu trước:
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là chút nghĩa về sau mà chào.
Nếu người con gái dứt khoát từ chối không nhận trầu thì dù sự từ chối ấy lịch sự thế nào, tế nhị đến đâu cũng phải hiểu đó là sự từ chối tình yêu:
Thưa rằng bác mẹ tôi răn:
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
20
Còn người con gái chỉ tỏ ý ngần ngại vì muốn tìm hiểu thêm tình ý của đối phương:
Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn?
Trong trường hợp này, người con trai phải trấn an, thổ lộ rõ tình ý đứng đắn, xây dựng của mình:
Miếng trầu là nghĩa tương giao
Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên.
Một khi thấy ý hợp tâm đầu rồi thì người con gái mới nhận trầu. Hành động này hàm ý chấp nhận tình cảm của chàng trai.
21
Khi gặp chàng trai nhút nhát, có tình ý nhưng không dám trao:
Thương em chẳng dám trao trầu
Để trên bó mạ gió nam lầu thổi qua
Nếu người con gái khôn ngoan, biết mở lời bóng gió đưa duyên thì có thể khích lệ đối phương tiến tới:
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
Nếu chưa biết rõ đối phương đối với mình ra sao, người thiếu nữ biết mượn miếng trầu để dò ý, ướm tình:
Trầu đã có đây, cau đã có đây
Nhân duyên chưa định trầu này ai ăn?
Trầu này trầu túi trầu khăn
Trầu này dải yếm anh ăn trầu nào?
22
Lại những khi người con gái lỡ yêu rồi thì nàng cũng dám tấn công trước qua miếng trầu tỏ tình:
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi tàu
Ở giữa cát cánh hai đầu quế cay
Mời anh xơi miếng trầu này
Dù mặn dù nhạt dù cay dù nồng
Dù không nên vợ nên chồng
Xơi dăm ba miếng kẻo long nhớ thương.
23
Trầu cau còn có ý nghĩa trong đời sống dân tộc Việt: trầu cau đã lan tỏa và thấm sâu vào đời sống xã hội, nó không chỉ xuất hiện trong đời sống hàng ngày mà còn trong các lễ, tết, cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi, và trong những ngày trọng đại của quốc gia dân tộc… Người Việt Nam còn dùng trầu cau để tỏ lòng ngưỡng vọng của mình đối với các vị thần, tỏ lòng kính trọng với các vị trưởng bối và tromg những cuộc gặp gỡ bạn bè.
Trầu cau trong lễ nghĩa con người
24
BIỂU TƯỢNG TRẦU CAU
TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
Trầu cau trong thơ ca dân gian Việt Nam
Tiêu chí để đánh giá phẩm cách con người
Biểu tượng cho nam và nữ
Biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân
25
Thân cau thẳng đứng, vững vàng, thường dùng ví với người con trai.
Vào vườn hái quả cau non
Em thấy anh giòn muốn kết nhân duyên
Dây trầu mềm dẻo, lá trầu hình trái tim mướt xanh thường dùng để chỉ cho người con gái.
Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Đội ơn phụ mẫu sinh nàng dễ thương
Biểu tượng cho nam và nữ
26
Cau còn được dùng ví von với sự sắc sảo, xinh đẹp của người con gái:
Trên đầu em đội khăn vuông
Nhìn xuống dưới ngực cau buồng còn non
Hay
Cau già dao sắc lại non
Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa
Ngoài ra còn nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Thân em như mảnh cau khô
Kẻ thanh tham mỏng người thô tham dày
27
Cau trầu có thể là món quà để giao lưu tình nghĩa trong buổi đầu gặp gỡ:
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào.
Hay
Đôi ta sang một con đò
Nhìn quanh khách vắng trao cho miếng trầu
Miếng trầu tỏ hết nguồn cơn
Muốn xem đây đấy thiệt hơn thế nào
Biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân
28
Miếng trầu sau khi ăn để lại sự bồi hồi, mong nhớ và tương tư trong lòng người sau buổi gặp gỡ:
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Trầu cau còn biểu hiện những lời tỏ tình rất dễ thương mà cũng đầy ý nghĩa:
Ước gì anh hóa ra vôi
Em hóa trầu lộc tốt tươi lại nồng
Hay ….Giúp em quan tám tiền treo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau
Trầu này đủ vỏ đủ vôi
Đủ cau đủ thuốc đủ mùi xạ hương
Không ăn thì bảo rằng thường
Ăn rồi mới biết rằng thương thế nào!
29
Hình tượng trầu cau còn là biểu tượng của hôn nhân và luôn có mặt trong các ngày cưới, hỏi:
Miếng trầu là miếng trầu đời
Quệt với em quệt cả lời trăm năm
Trầu cau là hình ảnh quen thuộc, gắn bó trong sinh hoạt hằng ngày của vợ chồng:
Vợ chồng ăn miếng trầu cay.
Phải đâu khách lạ mà kiếm khay xà cừ.
30
Miếng trầu nhắc nhở vợ chồng phải thủy chung, yêu thương nhau:
Miếng trầu ăn ngọt như đường
Đã ăn lấy của phải thương lấy người.
Khi tình cảm vợ chồng rạng nứt vỡ tan, đó là lúc cau trầu không còn hòa hợp nữa:
Áo cưới chưa hết nếp tà
Cô dâu xách nón về nhà cô dâu
Phải chăng cau đã chán trầu
Đôi bờ đã gãy nhịp cầu sang sông.
Hay là sự vỡ lẽ ra khi biết tính cách khác nhau hay gia cảnh không tương xứng:
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau khô ăn với trầu vàng xứng chăng?
31
Khi nhìn vào cách têm trầu hay cử chỉ mời trầu, nhận trầu, người ta có thể nhận xét được thái độ, phẩm cách của đối tượng: giản dị hay cầu kì,đậm đà hay nhạt nhẽo:
Miếng trầu em rạch em têm
Đã tròn như nhộng lại mềm như da
Khiến cho:
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Vua quan cũng trọng phật bà cũng yêu.
Tiêu chí để đánh giá phẩm cách con người
32
Qua cách ứng xử ta có thể biết được họ có phải là người ý tứ, cẩn trọng không:
Sáng nay tôi đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răng
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
33
Hầu như trong mọi lĩnh vực đời sống của người bình dân thì quả cau lá trầu đều trở nên gần gũi. Trầu cau là nét đặc trưng trong văn hóa người Việt Nam.
Dù ngày nay, trầu cau không còn đi liền trong cuộc sống hằng ngày nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn đậm nét. Đặc biệt đối với lễ cưới hỏi, không thể nào thiếu vắng được hình ảnh mâm cau cơi trầu.
34
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
BIỂU TƯỢNG TRẦU – CAU TRONG BÀI “MỜI TRẦU” CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
35
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.
Quả cau nho nhỏ
Miếng trầu hôi
của Xuân Hương
quệt
Sự nhúng mình,
khiêm nhường
Sự táo bạo,
mạnh mẽ
36
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”
Khát vọng tình yêu thủy chung và hạnh phúc lứa đôi.
Khẳng định tình yêu lứa đôi phải có sự hòa quyện, đồng cảm từ cả hai phía, hai người yêu nhau phải hiểu nhau thì mới đi đến trọn đời, nếu như một trong hai không chung thủy thì sẽ lẻ loi, đơn độc.
37
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
BIỂU TƯỢNG TRẦU – CAU TRONG BÀI “MỜI TRẦU” CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
Nói tóm lại, trầu cau trong “Mời trầu” biểu tượng cho một tình yêu thủy chung, sắt son, trường tồn mãi cùng thời gian. Đồng thời, qua “Mời trầu” cá tính của nữ sĩ cũng được khẳng định một lần nữa.
38
Trầu cau là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa trong đời sống và sinh hoạt dân gian của người dân từ bao đời nay.
Cùng với thời gian, trầu cau, mời trầu... mãi mãi là chuyện muôn thưở của dân gian. Nhưng miếng trầu và cách mời trầu vừa táo bạo, vừa e dè như của “Bà chúa thơ Nôm” thì quả là hiếm lạ, có một không hai. Có thể nói, với vẻ đẹp dân gian, “Mời trầu” đã thể hiện rõ cá tính, cuộc đời, số phận của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
KẾT LUẬN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Vĩnh Lộc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)