Mới ra tù tập leo núi
Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Kim Oanh |
Ngày 21/10/2018 |
101
Chia sẻ tài liệu: Mới ra tù tập leo núi thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Ti?t 13 - G?ang v?n
MỚI RA TÙ TẬP LEO NÚI
(Hồ Chí Minh)
1/ Hòan cảnh sáng tác :
* Dựa vào nhan đề bài thơ, em hãy cho biết hòan cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?
* Có ý kiến cho rằng : bài thơ từ khi mới ra đời đã được bí mật gửi về nước với mục đích để bào tin. Theo em, ý kiến ấy có đúng không?
I/Gi?i thi?u :
- Bài thơ “ Mới ra tù tập leo núi” được sáng tác sau 14 tháng bị Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, Bác được trả tự do. Trong tình trạng sức khỏe kiệt quệ
( mắt mờ, tóc bạc, răng rụng, chân yếu…) bằng nghị lực phi thường , Người đã nán lại Trung Quốc để tập luyện cho sức khỏe mau hồi phục bằng cách ngày ngày leo núi.
- Mặc dù được in ở cuối tập thơ “Nhật ký trong tù”, nhưng có thể xem bài thơ là “Nhật ký ở ngoài tù” của Bác. Bài thơ khi mới ra đời, được Bác viết bằng nước cơm trên rìa của một tờ báo Trung Quốc bí mật gửi về nước để nhắn tin với các đồng chí - đồng bào biết : Bác đã được trả tự do và đang hồi phục sức khỏe , sẽ sớm trở về nước.
* Từ nhan đề và nội dung của bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được viết theo đề tài gì?
2/ Đề tài :
- Bài thơ được viết theo đề tài “Đăng sơn ức hữu” (lên núi nhớ bạn). Đây là một đề tài quen thuộc trong thi ca cổ, mang dấu ấn Đường thi.
- Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một thi đề quen thuộc, bài thơ có nét dáng hiện đại với một tư duy nghệ thuật sắc sảo của Hồ Chí Minh.
* Đọc bài thơ và cho biết bố cục của bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần ?
* Ở hai câu đầu của bài thơ, bức tranh thiên nhiên trên đỉnh núi Tây Phong Lĩnh được hiện lên với những hình ảnh nào?
II/ PHÂN TÍCH
1/ Hai câu đầu : Bức tranh thiên nhiên .
- Hình ảnh :
+ Mây- núi- núi- mây trùng trùng, điệp điệp, hòa quyện, quấn quít, gắn bó
hùng vĩ, khóang đạt và hữu tình.
+ Lòng sông sáng trong …như tấm gương, không chút bụi .
Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng, gợi sự liên tưởng đến hình ảnh nhà thơ : một người có tâm hồn trong sáng, không hề nhuốm bẩn trước bao nghịch cảnh của cuộc sống tù đày.
* Em hãy cho biết những nét đặc sắc về bút pháp miêu tả của tác giả trong hai câu thơ đầu của bài thơ ? Từ đó, em cảm nhận gì về vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại ở hai câu thơ ?
=> Bằng bút pháp cổ điển ( miêu tả, cảm nhận thiên nhiên bằng những nét chấm phá; hình ảnh thơ mang bóng dáng cổ thi) kết hợp với bút pháp hiện đại ( miêu tả thiên nhiên trong cái nhìn của một người có tâm hồn lớn), hai câu thơ đã vẽ nên một bức tranh sơn thủy hữu tình vừa hùng vĩ, vừa thanh khiết. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn phóng khóang- thanh cao của nhà thơ.
2/ Hai câu thơ sau : Nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ .
* Trước bức tranh thiên nhiên hữu tình ấy, nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở hai câu thơ cuối?
* Có ý kiến cho rằng : hai chữ “ bồi hồi” ở câu thứ ba là “nhãn tự” của câu thơ . Theo em có đúng không ?
* Ở câu 4, giọng điệu và từ ngữ mang phong vị Đường thi nhưng ý thơ lại có gì đặc biệt? Từ đó, em cảm nhận như thế nào về tấm lòng của Bác với quê hương, đồng chí?
- Bồi hồi độc bộ …diễn tả tâm trạng, tình cảm nôn nao, khó tả : vừa xao xuyến, vừa xúc động của nhà thơ khi hướng về Tổ quốc. ( “bồi hồi” có thể được xem là “nhãn tự” của câu thơ vì nó vừa thể hiện được tâm trạng cũng vừa thể hiện phong thái ung dung tự tại của tác giả…).
- Dao vọng…ức cố nhân/ câu thơ mang âm điệu của Đường thi, nhưng tứ thơ lại phát triển bất ngờ : từ chuyện leo núi, nhà thơ chuyển sang thể hiện một tình cảm lớn của mình hướng về đồng chí- đồng bào với một nỗi niềm thương nhớ da diết.
* Cảm nhận của em về bức chân của nhà thơ trong hai câu thơ cuối?
*Tóm lại, hai câu thơ sau là một nét tự họa của nhà thơ trên cái nền của bức tranh Sơn thủy- hữu tình.
Từ đó, bài thơ thể hiện cái tình bồi hổi - nhớ nhung, lo lắng da diết với đồng chí - đồng bào của nhà thơ.
* Em hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ ?
III/ Tổng kết :
- “Mới ra tù tập leo núi” là một trong những bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh đậm đà màu sắc Đường thi mà lại tỏa sáng một tâm hồn hiện đại:
+ Bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép nhưng chất thép vẫn nổi rõ trong từng lời thơ trữ tình thắm thiết.
+Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở đề tài , bút pháp sáng tác và hình ảnh của nhân vật trữ tình ung dung, tự tại trước những nghịch cảnh của cuộc đời.
-Bài thơ bồi dưỡng cho chúng ta những tình cảm lớn về tình người, tình dân tộc… giúp ta tự tin hơn trong mọi cảnh ngộ của cuộc đời.
MỚI RA TÙ TẬP LEO NÚI
(Hồ Chí Minh)
1/ Hòan cảnh sáng tác :
* Dựa vào nhan đề bài thơ, em hãy cho biết hòan cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?
* Có ý kiến cho rằng : bài thơ từ khi mới ra đời đã được bí mật gửi về nước với mục đích để bào tin. Theo em, ý kiến ấy có đúng không?
I/Gi?i thi?u :
- Bài thơ “ Mới ra tù tập leo núi” được sáng tác sau 14 tháng bị Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, Bác được trả tự do. Trong tình trạng sức khỏe kiệt quệ
( mắt mờ, tóc bạc, răng rụng, chân yếu…) bằng nghị lực phi thường , Người đã nán lại Trung Quốc để tập luyện cho sức khỏe mau hồi phục bằng cách ngày ngày leo núi.
- Mặc dù được in ở cuối tập thơ “Nhật ký trong tù”, nhưng có thể xem bài thơ là “Nhật ký ở ngoài tù” của Bác. Bài thơ khi mới ra đời, được Bác viết bằng nước cơm trên rìa của một tờ báo Trung Quốc bí mật gửi về nước để nhắn tin với các đồng chí - đồng bào biết : Bác đã được trả tự do và đang hồi phục sức khỏe , sẽ sớm trở về nước.
* Từ nhan đề và nội dung của bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được viết theo đề tài gì?
2/ Đề tài :
- Bài thơ được viết theo đề tài “Đăng sơn ức hữu” (lên núi nhớ bạn). Đây là một đề tài quen thuộc trong thi ca cổ, mang dấu ấn Đường thi.
- Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một thi đề quen thuộc, bài thơ có nét dáng hiện đại với một tư duy nghệ thuật sắc sảo của Hồ Chí Minh.
* Đọc bài thơ và cho biết bố cục của bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần ?
* Ở hai câu đầu của bài thơ, bức tranh thiên nhiên trên đỉnh núi Tây Phong Lĩnh được hiện lên với những hình ảnh nào?
II/ PHÂN TÍCH
1/ Hai câu đầu : Bức tranh thiên nhiên .
- Hình ảnh :
+ Mây- núi- núi- mây trùng trùng, điệp điệp, hòa quyện, quấn quít, gắn bó
hùng vĩ, khóang đạt và hữu tình.
+ Lòng sông sáng trong …như tấm gương, không chút bụi .
Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng, gợi sự liên tưởng đến hình ảnh nhà thơ : một người có tâm hồn trong sáng, không hề nhuốm bẩn trước bao nghịch cảnh của cuộc sống tù đày.
* Em hãy cho biết những nét đặc sắc về bút pháp miêu tả của tác giả trong hai câu thơ đầu của bài thơ ? Từ đó, em cảm nhận gì về vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại ở hai câu thơ ?
=> Bằng bút pháp cổ điển ( miêu tả, cảm nhận thiên nhiên bằng những nét chấm phá; hình ảnh thơ mang bóng dáng cổ thi) kết hợp với bút pháp hiện đại ( miêu tả thiên nhiên trong cái nhìn của một người có tâm hồn lớn), hai câu thơ đã vẽ nên một bức tranh sơn thủy hữu tình vừa hùng vĩ, vừa thanh khiết. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn phóng khóang- thanh cao của nhà thơ.
2/ Hai câu thơ sau : Nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ .
* Trước bức tranh thiên nhiên hữu tình ấy, nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở hai câu thơ cuối?
* Có ý kiến cho rằng : hai chữ “ bồi hồi” ở câu thứ ba là “nhãn tự” của câu thơ . Theo em có đúng không ?
* Ở câu 4, giọng điệu và từ ngữ mang phong vị Đường thi nhưng ý thơ lại có gì đặc biệt? Từ đó, em cảm nhận như thế nào về tấm lòng của Bác với quê hương, đồng chí?
- Bồi hồi độc bộ …diễn tả tâm trạng, tình cảm nôn nao, khó tả : vừa xao xuyến, vừa xúc động của nhà thơ khi hướng về Tổ quốc. ( “bồi hồi” có thể được xem là “nhãn tự” của câu thơ vì nó vừa thể hiện được tâm trạng cũng vừa thể hiện phong thái ung dung tự tại của tác giả…).
- Dao vọng…ức cố nhân/ câu thơ mang âm điệu của Đường thi, nhưng tứ thơ lại phát triển bất ngờ : từ chuyện leo núi, nhà thơ chuyển sang thể hiện một tình cảm lớn của mình hướng về đồng chí- đồng bào với một nỗi niềm thương nhớ da diết.
* Cảm nhận của em về bức chân của nhà thơ trong hai câu thơ cuối?
*Tóm lại, hai câu thơ sau là một nét tự họa của nhà thơ trên cái nền của bức tranh Sơn thủy- hữu tình.
Từ đó, bài thơ thể hiện cái tình bồi hổi - nhớ nhung, lo lắng da diết với đồng chí - đồng bào của nhà thơ.
* Em hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ ?
III/ Tổng kết :
- “Mới ra tù tập leo núi” là một trong những bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh đậm đà màu sắc Đường thi mà lại tỏa sáng một tâm hồn hiện đại:
+ Bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép nhưng chất thép vẫn nổi rõ trong từng lời thơ trữ tình thắm thiết.
+Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở đề tài , bút pháp sáng tác và hình ảnh của nhân vật trữ tình ung dung, tự tại trước những nghịch cảnh của cuộc đời.
-Bài thơ bồi dưỡng cho chúng ta những tình cảm lớn về tình người, tình dân tộc… giúp ta tự tin hơn trong mọi cảnh ngộ của cuộc đời.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thi Kim Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)