Mối quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Chăm pa

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Biểu | Ngày 27/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Mối quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Chăm pa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

QUAN HỆ ĐẠI VIỆT- CHĂM PA

Nguyễn Văn Biểu
Thời Lý
Chăm-pa năm ở khu vực chịu ảnh hưởng của cả Bà-la-môn nên vương triều ở đây có dáng dấp ảnh hưởng không nhỏ của tôn giáo này đặc biệt là Văn Hóa. Tất nhiên nơi đây, cũng như Đại Việt cũng có sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Phật giáo qua Đại Việt lại được truyền xuống Chăm-pa.
Trong triều đại nhà Lý, tổng cộng có khoảng 10 lần (1020, 1043, 1044, 1069, 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218) các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành v.v. đã đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau mỗi lần đánh, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống đối. Sự kiện lớn nhất là vào năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm đưa về Thăng Long, để được tha vua Chiêm và triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị).
Ngược lại, các Vua Chăm-pa cũng cho quân đánh phá Đại Việt. Bản thân việc dời kinh đô vào Trà Bàn của nhà nước Champa, nằm trong chủ trương chuẩn bị tấn công Đại Việt của Sri Harivarman II, nhưng việc xây dựng chưa xong thì ông vua này qua đời và Yang Pu Ku Vijaya Sri đã không tổ chức một cuộc tấn công nào đối với Đại Cổ Việt. Đến vị vua kế nghiệp ông ta là Harivarman III thì những cuộc tấn công Đại Việt mới bắt đầu. Được sự ủng hộ của Hoàng Đế Trung Hoa, Harivarman III, rồi Jaya Simhavarman II, Rudravarman III và Harivarman IV đều nhiều lần mang quân đánh Đại Cồ Việt và Đại Việt.
Trong Gương Sử Nam sử gia Hoàng Cao Khải có chép: “Lịch Tây năm 1011, đời vua Lý Thái Tổ, có đánh nước Siêm Thành ở trại Bố-Chính, mà đuổi đến núi Long-tị. Năm 1035, là đời vua Lý Thái Tôn ngài tự ra làm tướng, vào đánh nước Siêm Thành, chem. Vua nó là ngươi Sạ-đâu”.
Tiếp đó vào năm 1074, cùng với việc mang quân đánh Đại Việt Harivarman IV còn sai em là Pâng đem quân đánh Chân Lạp.
Nhưng một vài sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc bình Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách đế quốc, dựa vào chỗ Chiêm có tinh thần bất khuất đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà Tống.
Thời Trần
Có thể nói trong các triều đại Việt Nam, Chiêm Thành không lúc nào không quấy phá và cuộc chiến tranh giữa hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Lúc nhà Trần lên ngôi, nước Chiêm Thành vẫn giữ lệ triều cống và giao hòa. Trong đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chinh phạt Chiêm Thành, thì giữa Đại Việt và nước Chiêm Thành có sự giao hảo tốt đẹp. Đến đời vua Trần Anh Tông, lúc bấy giờ Trần Nhân Tông đã lên làm th
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Biểu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)