Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 27/04/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC 3B
MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia



Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nhật Linh
Nhóm thực hiện đề tài: Nhóm 1 – QTH K38 B

/
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

VŨ NGỌC HUYỀN K38.608.070
HOÀNG THỊ HUYỀN K38.608.072
NGUYỄN MINH KHA K38.608.074
TRẦN THỊ NHƯ NGỌC K38.608.092
NGUYỄN THỊ NHÂN K38.608.094
NGUYỄN THỊ YẾN NHI K38.608.098
HUỲNH THỊ THANH THẢO K38.608.115



NỘI DUNG
Quan hệ thứ bậc giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia:
Khuynh hướng cho thấy, một trật tự thứ bậc giữa luật quốc gia và quốc tế đang được hình thành và công nhận. Tuy nhiên, có một cuộc tranh luận giữa hai trường phái là nhất nguyên luận – vốn đa phần bảo vệ sự ưu tiên đối với hiệu lực của Luật Quốc tế và bên kia là trường phái nhị nguyên hay đa nguyên luận – vốn không quan tâm đến việc công nhận một trật tự thứ bậc giữa luật quốc gia và quốc tế, đồng thời chối bỏ sự cần thiết của việc công nhận trật tự này.
Trường phái nhất nguyên cho rằng:chỉ có một luật điều chỉnh các quan hệ trên thế giới. Luật quốc tế được áp dụng trực tiếp trong quốc gia bởi luật quốc tế và luật quốc gia có mối quan hệ tương tác, xuất phát từ việc chúng có cùng chủ thể điều chỉnh chung; không cần thiết phải xây dựng những thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện luật quốc tế trong phạm vi quốc gia.
Như vậy, đa số cho rằng quốc gia không có chủ quyền tuyệt đối, luật quốc tế chiếm vị trí ưu tiên, việc luật quốc tế nằm cao hơn luật quốc gia là điều tự nhiên.
Trường phái nhị nguyên cho rằng: luật quốc tế và quốc gia có những khác biệt về cơ bản, không thể được xem như một; trái lại, chúng là hai bệ thống pháp luật hoàn toàn độc lập. không có điểm gì liên hệ với nhau ngoài chế định về trách nhiệm pháp lý quốc tế - mà ngay cả chế định này cũng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các quy định của luật quốc gia, vốn chịu chi phối của luật quốc gia. Luật quốc tế và quốc gia có đối tượng điều chỉnh khác nhau và điều chỉnh những mối quan hệ khác nhau.Luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh quan hệ liên quốc gia còn luật quốc gia chủ yếu điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân. Luật quốc gia chỉ áp dụng trong phạm vi quốc gia và trên nguyên tắc không liên quan gì đến trật tự pháp lý quốc tế, trừ các quy định về trách nhiêm pháp lý quốc tế.
Như vậy, nó gạt bỏ sự tồn tại thứ bậc giữa luật quốc gia và luật quốc tế vì cho rằng hai luật này nằm ở trật tự tách rời nhau nhưng không thuyết phục khi nhiều hiến pháp của quốc gia trên thế giới quy định về vị trí, thứ bậc của luật quốc tế so với luật quốc gia.
Một số thì cho rằng khái niệm “nhị nguyên luận” không thể hiện được bản chất đa dạng của các trật tự pháp luật.Có bao nhiêu nước thì bấy nhiêu trật tự pháp luật và mỗi tổ chức đều đưa ra một luật riêng.

Kết luận: Luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau, nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ qua lại, tương hỗ với nhau, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong đó luật quốc tế ưu thế hơn, và giá trị cao hơn so với luật quốc gia vì luật quốc tế được áp dụng trên áp dụng trên phạm vi rộng lớn hơn, vừa đảm bảo được lợi ích quốc gia, dân tộc đồng thời cũng vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Ảnh hưởng của luật quốc tế đến luật quốc gia
Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.Điều này được thể hiện thông qua nghĩa vụ thực hiện luật quốc tế và việc chuyển hoá luật quốc tế vào pháp luật quốc gia. Quá trình đó làm luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ, do ảnh hưởng của những nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế. Sự phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế, đặc biệt là trong thời kì hiện đại, minh chứng rất rõ điều này.
Ví dụ: trong lĩnh vực nhân quyền, những quy phạm tiến bộ trong các công ước quốc tế về quyền con người như bộ Văn kiện quốc tế về quyền con người đã tạo ra những chuẩn mực quan trọng về quyền con người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)