Mối quan hệ biện chứng giữa các nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay
Chia sẻ bởi Xuân Kiên |
Ngày 03/05/2019 |
641
Chia sẻ tài liệu: mối quan hệ biện chứng giữa các nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
NCS Nguyễn Anh Thuấn – Sở GD&ĐT Hải Phòng
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người hiệu trưởng là quản lý dạy – học trong nhà trường nhằm đạt được chất lượng giáo dục.
Dạy là một quá trình tích cực, trong đó người dạy chia sẻ thông tin với người học nhằm cung cấp và giúp người học xử lý thông tin để đạt tới mục tiêu thay đổi hành vi. Dạy được tiến hành với ý nghĩa gợi ý, hỗ trợ và tư vấn cho người học. Học là quá trình biến thông tin thành tri thức của nhằm thay đổi hành vi một cách tổng hợp. Quy trình dạy – học là một quá trình tương tác có chủ định giữa các yếu tố nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi của người học, hướng tới những mục tiêu dạy – học cao hơn. Dạy – học là quá trình kiến tạo tích cực, được tiến hành trong các chủ thể phức hợp và theo tình huống. Hoạt động dạy – học được xem là hoạt động đặc trưng nhất, là con đường giáo dục tiêu biểu nhất. “Chất lượng dạy – học được hiểu là sự phù hợp hay vượt trội với mục tiêu và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội”. Hiệu trưởng là người giữ vai trò quản lý cao nhất trong nhà trường, và đóng góp nhiều vai trò khác nhau trong đó có quản lý dạy – học. Bài viết này, chúng tôi muốn nhấn mạnh: quản lý dạy – học được hiểu là quản lý được thực hiện trong đối với hoạt động dạy – học.
/Ảnh minh họa (Nguồn: Trường THPH Triệu Sơn 5 Thanh Hóa)
1. Vai trò của người hiệu trưởng trường phổ thông đối với quản lý dạy – học
Hiệu trưởng là nhà quản lý với tư cách tổ chức hành chính, sự nghiệp và nhân sự, tác nghiệp hoặc chuyên môn; là người lãnh đạo thực hiện chương trình giáo dục qua con người và tổ chức người thuộc nhà trường. Vai trò của hiệu trưởng bao gồm: tư vấn và hướng dẫn chuyên môn cho các giáo viên, cho các nhà giáo dục ngoài nhà trường; nhà tư vấn cho phụ huynh và học sinh nhà trường; vai trò là người học tích cực, thường xuyên, đi đầu và có hiệu quả trong phát triển nghề nghiệp và phát triển cá nhân; vai trò là nhà nghiên cứu, ứng dụng triển khai các hoạt động khoa học phục vụ dạy – học; là người đi đầu trong mọi hoạt động đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy học (PPDH); kiên trì tổ chức thực hiện đổi mới PPDH; chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ đổi mới PPDH; định kỳ tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về chất lượng giảng dạy của từng giáo viên trong trường; đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp của từng giáo viên; kịp thời động viên, khen thưởng, tạo động lực cho những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH.
2. Mục tiêu quản lý dạy – học của người hiệu trưởng
Hiệu trưởng quản lý dạy – học nhằm: đảm bảo việc học của học sinh; đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường, bao gồm: đảm bảo kế hoạch dạy – học, tuyển sinh đúng số lượng, chất lượng theo quy định. Đảm bảo chất lượng quá trình dạy – học bằng việc: tiến hành các hoạt động dạy – học theo đúng chương trình, đảm bảo yêu cầu nội dung các môn học; xây dựng đội ngũ đồng bộ chất lượng ngày càng cao; hoàn thiện, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ tốt hoạt động dạy – học; xây dựng và hoàn thiện giáo dục lành mạnh, thống nhất; thường xuyên cải tiến công tác quản lý dạy – học theo tinh thần dân chủ hóa, phân cấp trong nhà trường, đảm bảo tiến trình đồng bộ có trọng điểm, chất lượng hoạt động dạy – học.
3. Nội dung quản lý dạy – học của người hiệu trưởng trường phổ thông
3.1. Quản lý các chủ thể dạy – học
Quản lý các chủ thể bên ngoài nhằm định hướng và tạo điều kiện cho hoạt động dạy – học có chất lượng;quản lý các chủ thể bên trong nhà trường nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để đưa hoạt động dạy – học đạt mục tiêu đề ra.
- Quản lý dạy đối với giáo viên: Thảo luận, bàn bạc với giáo viên về dạy – học. Người hiệu trưởng cần xây dựng lòng tin trong giáo viên; phát triển những nhóm chuyên môn trong nhà trường; thúc đẩy sự hợp tác giữa các đồng nghiệp; hỗ trợ huấn luyện giáo viên về dạy – học; thường xuyên quan sát, dự giờ; thực hiện việc trao quyền cho giáo viên; duy trì tính rõ ràng, minh bạch
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người hiệu trưởng là quản lý dạy – học trong nhà trường nhằm đạt được chất lượng giáo dục.
Dạy là một quá trình tích cực, trong đó người dạy chia sẻ thông tin với người học nhằm cung cấp và giúp người học xử lý thông tin để đạt tới mục tiêu thay đổi hành vi. Dạy được tiến hành với ý nghĩa gợi ý, hỗ trợ và tư vấn cho người học. Học là quá trình biến thông tin thành tri thức của nhằm thay đổi hành vi một cách tổng hợp. Quy trình dạy – học là một quá trình tương tác có chủ định giữa các yếu tố nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi của người học, hướng tới những mục tiêu dạy – học cao hơn. Dạy – học là quá trình kiến tạo tích cực, được tiến hành trong các chủ thể phức hợp và theo tình huống. Hoạt động dạy – học được xem là hoạt động đặc trưng nhất, là con đường giáo dục tiêu biểu nhất. “Chất lượng dạy – học được hiểu là sự phù hợp hay vượt trội với mục tiêu và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội”. Hiệu trưởng là người giữ vai trò quản lý cao nhất trong nhà trường, và đóng góp nhiều vai trò khác nhau trong đó có quản lý dạy – học. Bài viết này, chúng tôi muốn nhấn mạnh: quản lý dạy – học được hiểu là quản lý được thực hiện trong đối với hoạt động dạy – học.
/Ảnh minh họa (Nguồn: Trường THPH Triệu Sơn 5 Thanh Hóa)
1. Vai trò của người hiệu trưởng trường phổ thông đối với quản lý dạy – học
Hiệu trưởng là nhà quản lý với tư cách tổ chức hành chính, sự nghiệp và nhân sự, tác nghiệp hoặc chuyên môn; là người lãnh đạo thực hiện chương trình giáo dục qua con người và tổ chức người thuộc nhà trường. Vai trò của hiệu trưởng bao gồm: tư vấn và hướng dẫn chuyên môn cho các giáo viên, cho các nhà giáo dục ngoài nhà trường; nhà tư vấn cho phụ huynh và học sinh nhà trường; vai trò là người học tích cực, thường xuyên, đi đầu và có hiệu quả trong phát triển nghề nghiệp và phát triển cá nhân; vai trò là nhà nghiên cứu, ứng dụng triển khai các hoạt động khoa học phục vụ dạy – học; là người đi đầu trong mọi hoạt động đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy học (PPDH); kiên trì tổ chức thực hiện đổi mới PPDH; chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ đổi mới PPDH; định kỳ tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về chất lượng giảng dạy của từng giáo viên trong trường; đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp của từng giáo viên; kịp thời động viên, khen thưởng, tạo động lực cho những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH.
2. Mục tiêu quản lý dạy – học của người hiệu trưởng
Hiệu trưởng quản lý dạy – học nhằm: đảm bảo việc học của học sinh; đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường, bao gồm: đảm bảo kế hoạch dạy – học, tuyển sinh đúng số lượng, chất lượng theo quy định. Đảm bảo chất lượng quá trình dạy – học bằng việc: tiến hành các hoạt động dạy – học theo đúng chương trình, đảm bảo yêu cầu nội dung các môn học; xây dựng đội ngũ đồng bộ chất lượng ngày càng cao; hoàn thiện, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ tốt hoạt động dạy – học; xây dựng và hoàn thiện giáo dục lành mạnh, thống nhất; thường xuyên cải tiến công tác quản lý dạy – học theo tinh thần dân chủ hóa, phân cấp trong nhà trường, đảm bảo tiến trình đồng bộ có trọng điểm, chất lượng hoạt động dạy – học.
3. Nội dung quản lý dạy – học của người hiệu trưởng trường phổ thông
3.1. Quản lý các chủ thể dạy – học
Quản lý các chủ thể bên ngoài nhằm định hướng và tạo điều kiện cho hoạt động dạy – học có chất lượng;quản lý các chủ thể bên trong nhà trường nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để đưa hoạt động dạy – học đạt mục tiêu đề ra.
- Quản lý dạy đối với giáo viên: Thảo luận, bàn bạc với giáo viên về dạy – học. Người hiệu trưởng cần xây dựng lòng tin trong giáo viên; phát triển những nhóm chuyên môn trong nhà trường; thúc đẩy sự hợp tác giữa các đồng nghiệp; hỗ trợ huấn luyện giáo viên về dạy – học; thường xuyên quan sát, dự giờ; thực hiện việc trao quyền cho giáo viên; duy trì tính rõ ràng, minh bạch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Xuân Kiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 35
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)