Modun 23 gdtx
Chia sẻ bởi Nguyễn Kiên Cường |
Ngày 06/11/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: modun 23 gdtx thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Quỳnh Lâm Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quỳnh Lâm, ngày 01 tháng 12 năm 2013
Chuyên đề 3
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(15 tiết)
(Gv tự bồi dưỡng 10 tiết, Lý thuyết 2 tiết; Thực hành 3 tiết)
Mã modul : Modun 23
KIỂM TRA
Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh,
Các hình thức kiểm tra.
Trong dạy học, người ta thường sử dụng các hình thức kiểm tra sau:
a. Kiểm tra thường xuyên.
Hình thức kiểm tra này còn được gọi là kiểm tra hàng ngày vì nó được diễn ra hàng ngày. Kiểm tra thường xuyên được người giáo viên tiến hành thường xuyên.
- Mục đích của kiểm tra thường xuyên.
Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và học sinh.
Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.
Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.
- Kiểm tra hàng ngày được tiến hành:
Quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có tính hệ thống.
Qua quá trình học bài mới
Qua việc ôn tập, củng cố bài cũ
Qua việc vận dụng tri thức vào thực tiễn.
b. Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra định kỳ thường được tiến hàng sau khi:
Học xong một số chương
Học xong một phần chương trình
Học xong một học kỳ
Do kiểm tra sau một số bài, chương, học kỳ của một môn học nên khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nằm trong phạm vi kiểm tra là tương đối lớn.
- Tác dụng của kiểm tra định kỳ
Giúp thầy trò nhìn nhận laị kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định.
Đánh giá được việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sau một thời hạn nhất định.
Giúp cho học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học.
Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học sang những phần mới, chương mới.
c. Kiểm tra tổng kết.
- Hình thức kiểm tra tổng kết được thực hiện vào cuối giáo trình, cuối môn học, cuối năm.
- Kiểm tra tổng kết nhằm:
Đánh giá kết quả chung
Củng cố, mở rộng toàn bộ tri thức đã học từ đầu năm, đầu môn học, đầu giáo trình,
Tạo điều kiện để học sinh chuyển sang học môn học mới, năm học mới.
Một số điểm cần lưu ý:
- Giáo viên không nên chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết để đánh giá học sinh, phải kết hợp với việc kiểm tra thường xuyên, phải theo dõi hàng ngày mới giúp cho người giáo viên đánh giá đúng, chính xác thực chất trình độ của học sinh.
- Khi tiến hành kiểm tra cần chú ý:
Tránh có lời nói nặng nề, phạt học sinh.
Nên khuyến khích, động viên những tiến bộ của học sinh dù cho đó là những tiến bộ nhỏ.
Khi phát hiện được nguyên nhân những sai sót, lệch lạc nên có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Các phương pháp kiểm tra.
Các hình thức kiểm tra nêu trên được thực hiện bằng các phương pháp kiểm tra:
Kiểm tra miệng
Kiểm tra viết
Kiểm tra thực hành.
a. Kiểm tra miệng:
- Phương pháp kiểm tra miệng được sử dụng:
Trước khi học bài mới
Trong quá trình học bài mới
Sau khi học xong bài mới
Thi cuối học kỳ
Thi cuối năm học
- Phương pháp kiểm tra miệng có tác dụng:
Tạo cho người giáo viên thu được tín hiệu ngược nhanh chóng từ học sinh có những trình độ khác nhau.
Thúc đẩy cho học sinh học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục.
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách nhanh, gọn, chính xác, rõ ràng.
- Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra miệng cũng có nhược điểm nếu giáo viên sử dụng nó không khéo léo, như:
Một bộ phận học sinh thường thụ động trong khi kiểm tra.
Mất nhiều thời gian.
- Các yêu cầu khi kiểm tra miệng
Tạo điều kiện cho tất cả học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi đề ra
Giáo viên nghiên cứu kỹ những kiến thức cơ bản của bài, nắm chắc chương trình, chuẩn bị kiến thức tối thiểu do quy định.
Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi vừa phải, sát trình độ
Trường THCS Quỳnh Lâm Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quỳnh Lâm, ngày 01 tháng 12 năm 2013
Chuyên đề 3
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
(15 tiết)
(Gv tự bồi dưỡng 10 tiết, Lý thuyết 2 tiết; Thực hành 3 tiết)
Mã modul : Modun 23
KIỂM TRA
Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh,
Các hình thức kiểm tra.
Trong dạy học, người ta thường sử dụng các hình thức kiểm tra sau:
a. Kiểm tra thường xuyên.
Hình thức kiểm tra này còn được gọi là kiểm tra hàng ngày vì nó được diễn ra hàng ngày. Kiểm tra thường xuyên được người giáo viên tiến hành thường xuyên.
- Mục đích của kiểm tra thường xuyên.
Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và học sinh.
Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.
Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.
- Kiểm tra hàng ngày được tiến hành:
Quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có tính hệ thống.
Qua quá trình học bài mới
Qua việc ôn tập, củng cố bài cũ
Qua việc vận dụng tri thức vào thực tiễn.
b. Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra định kỳ thường được tiến hàng sau khi:
Học xong một số chương
Học xong một phần chương trình
Học xong một học kỳ
Do kiểm tra sau một số bài, chương, học kỳ của một môn học nên khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nằm trong phạm vi kiểm tra là tương đối lớn.
- Tác dụng của kiểm tra định kỳ
Giúp thầy trò nhìn nhận laị kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định.
Đánh giá được việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sau một thời hạn nhất định.
Giúp cho học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học.
Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học sang những phần mới, chương mới.
c. Kiểm tra tổng kết.
- Hình thức kiểm tra tổng kết được thực hiện vào cuối giáo trình, cuối môn học, cuối năm.
- Kiểm tra tổng kết nhằm:
Đánh giá kết quả chung
Củng cố, mở rộng toàn bộ tri thức đã học từ đầu năm, đầu môn học, đầu giáo trình,
Tạo điều kiện để học sinh chuyển sang học môn học mới, năm học mới.
Một số điểm cần lưu ý:
- Giáo viên không nên chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết để đánh giá học sinh, phải kết hợp với việc kiểm tra thường xuyên, phải theo dõi hàng ngày mới giúp cho người giáo viên đánh giá đúng, chính xác thực chất trình độ của học sinh.
- Khi tiến hành kiểm tra cần chú ý:
Tránh có lời nói nặng nề, phạt học sinh.
Nên khuyến khích, động viên những tiến bộ của học sinh dù cho đó là những tiến bộ nhỏ.
Khi phát hiện được nguyên nhân những sai sót, lệch lạc nên có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Các phương pháp kiểm tra.
Các hình thức kiểm tra nêu trên được thực hiện bằng các phương pháp kiểm tra:
Kiểm tra miệng
Kiểm tra viết
Kiểm tra thực hành.
a. Kiểm tra miệng:
- Phương pháp kiểm tra miệng được sử dụng:
Trước khi học bài mới
Trong quá trình học bài mới
Sau khi học xong bài mới
Thi cuối học kỳ
Thi cuối năm học
- Phương pháp kiểm tra miệng có tác dụng:
Tạo cho người giáo viên thu được tín hiệu ngược nhanh chóng từ học sinh có những trình độ khác nhau.
Thúc đẩy cho học sinh học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục.
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách nhanh, gọn, chính xác, rõ ràng.
- Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra miệng cũng có nhược điểm nếu giáo viên sử dụng nó không khéo léo, như:
Một bộ phận học sinh thường thụ động trong khi kiểm tra.
Mất nhiều thời gian.
- Các yêu cầu khi kiểm tra miệng
Tạo điều kiện cho tất cả học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi đề ra
Giáo viên nghiên cứu kỹ những kiến thức cơ bản của bài, nắm chắc chương trình, chuẩn bị kiến thức tối thiểu do quy định.
Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi vừa phải, sát trình độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Kiên Cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)