Mô thần kinh

Chia sẻ bởi Lê Khánh Vũ | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Mô thần kinh thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐHSP HUẾ
KHOA SINH HỌC
Mô thần kinh
GVHD: Nguyễn Thị Tường Vy
SVTH : Lê Khánh Vũ
Lớp: Sinh 2A
Khóa: 2010 - 2014
Mô thần kinh
Mô thần kinh là loại mô phân hóa cao với những chức năng cảm ứng có chọn lọc các kích thích của mô trường và dẫn truyền các xung động đến các cơ quan mà nó tác động.
- Mô thần kinh phân bố hầu khắp cơ thể tạo thành thành một hệ thống thông tin hoàn chỉnh điều hòa hoạt động các mô và cơ quan trong cơ thể, làm cho cơ thể thành một thể hàn chỉnh và thồng nhất.
Mô thần kinh gồm tế bào thần kinh ( neurone) và tế bào thần kinh đệm. Tế bào thần kinh đệm có nhiệm vụ đệm lót, dinh dưỡng và bảo vệ neurone. Neueone và tế bào thần kinh đệm hợp thành những cấu trúc và cơ quan riêng biệt. Tập hợp các cấu trúc và cơ quan do các tế bào đó tạo ra hệ thần kinh.
Mô thần kinh được hình thành từ ngoại bì phôi
TẾ BÀO THẦN KINH
(NEURONE)
TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM
THÂN NEURONE
NHÁNH NEURONE
TẾ BÀO TK
ĐỆM
CHÍNH THỨC
TẾ BÀO TK
ĐỆM
NGOẠI VI
MÔ THẦN KINH
TẾ BÀO
TK ĐỆM
BIỂU

Mô thần kinh
Mô thần kinh
1. Tế bào thần kinh ( Neurone):
Nơron là tế bào tạo nên, biến đổi và truyền đi các luồng thần kinh
Cấu tạo gồm 2 phần : 1 thân nơron và nhiều nhánh nơron.
1.1 Thân neuron:
Kích thước 5 – 130 µm
Hình dạng khác nhau: hình cầu, bầu dục, hình sao.
Là trung tâm dinh dưỡng của neuron cũng như trung tâm nhận kích thích.
Thân neuron chứa 1 nhân thường nằm giữa hay lệch tâm (hình cầu hay hình trứng) và phần lớn bào tương ( gồm 1 hệ ty thể và bộ golgi dồi dào, ít chất nhiễm sắc...)
Mô thần kinh
Trong bào tương có nhiều đám ái kiềm, gọi là các thể Nissl. Dưới kính hiển vi điện tử, thể Nissl là 1 chồng các túi lưới nội bào hạt xếp song, kích thước và số lượng của thể Nissk phụ thuộc trạng thái hoạt động, chức năng và từng loại neuron. Đặc biệt phong phú trong bào tương của thân neuron vận động ở sừng trước tủy sống.

Xơ thần kinh gọi là siêu sợi trung gian hay tiền tơ thần kinh có đường kính 60- 100 Å chạy ngang qua thân tế bào, và được coi là phần chống đỡ.
Bào tương của neuron có thể chứa 1 số các sắc tố màu vàng nâu, đó là các chất vùi tạm thời xuất hiện trong bào tương liên quan đến quá trình chuyển hóa protein và lipid.

Mô thần kinh
CẤU TẠO NEURONE
Mô thần kinh
1.2 Nhánh neuron:
Là những nhánh bào tương kéo dài từ thân neurone và phân nhánh nhiều lần.
Dựa vào hướng dẫn truyền xung động thần kinh, nhánh được chia làm 2 loại: sợi nhánh và sợi trục.




Là những nhánh dẫn truyền xung động thần kinh vào thân neurone.
Mỗi neurone có 1 hoặc nhiều sợi nhánh.
Bề mặt sợi nhánh thường không đều đặn, có những chồi or gai lồi ra, đây là những vị trí tiếp xúc, liên hệ với các neurone xung quanh.
Bào tương có chứa: lưới nội bào có hạt, ty thể, xơ thần kinh, các vi ống thần kinh, thể Nissl.
Ở phần tận cùng các sợi nhánh có cúc tận cùng ,không chứa cúc xinap.
Khi nhận kích thích sợi nhánh dẫn truyền xung động về thân neurone.
Sợi nhánh có thể có hoặc không có, dài hoặc ngắn, nhiều hây ít.Đa số neurone có nhiều đuôi gai đa cực, một số có 2 đuôi gai và 1 đuôi gai.

SỢI NHÁNH (ĐUÔI GAI)
Mô thần kinh
SỢI TRỤC
Là nhánh neurone dài nhất. Mỗi neurone chỉ có một sợi trục.
Dẫn truyền luồng xung động thần kinh từ thân neurone truyền sang tb khác.
Hình dạng: hình trụ, đường kính lớn, ít thay đổi, ít chia nhánh dẫn xung động thần kinh nhanh hơn sợi nhánh.
Phần xa của sợi trục chia ra các nhánh tận nhỏ, đầu cuối của nhánh tận cùng bằng ó đầu phình to gọi là cúc tận cùng. Cúc tận cùng có chứa những túi nhỏ là túi sinap, có đường kính từ 200-500A0, có màng dày khoảng 50A0,. .(Phần tận cùng của sợi trục thường phình lên gọi là cúc tận cùng )
Cúc tận cùng của sợi nhánh chứa túi sinap.
Bào tương chứa: ty thể, xơ thần kinh, lưới nội bào,không hạt, túi sinap, không chứa lưới nội bào hạt và riboxom.
Màng sợi nhánh và màng sợi trục đều là màng bào tương có tốc độ khử cực rất nhanh.
Mô thần kinh
Mô thần kinh
Những sợi thần kinh:
-Vỏ Schwann:
Bao bên ngoài sợi thần kinh.
Tạo bởi những tế bào Schwann xếp cạnh nhau và quấn quanh sợi trục, chỉ để hở một khe nhỏ cuộn nhiều vòng, gọi là kẽ Smit-Lanterman.
Eo RANVIER
2.Phân loại theo chức năng:
Mô thần kinh
1.3 Synap:
- Là 1 vùng đã biệt hóa về cấu trúc và chuyên môn hóa về chức năng, nằm xen giữa 2 neuron hoặc giữa 1 neuron và 1 tế bào hiệu ứng (tế bào cơ hoặc tế bào tuyến)
- Synap được xem như 1 khớp thần kinh, đảm bảo sự dẫn truyền luồng thần kinh từ nơron này sang 1 nơron khác hoặc sang 1 tế bào cơ
- Cấu tạo synap gồm 2 phần, phần tiền synap và phần hậu synap, ngăn cách nhau bằng 1 khoảng hẹp từ 20 đến 30 nm gọi là khe synap. Phần tiền synap luôn luôn là cúc tận cùng của sợi trục, bên trong chứa nhiều túi synap. Phần hậu synap là 1 vùng đặc biệt trên màng tế bào của nơron hoặc của tế bào cơ.



-Ngăn cách
giữa màng tiền
sinap và màng
hậu sinap.
-Kt: 150-200A0.
-Ở đây không
chứa 1 tế bào
nào hay 1 bộ
phận nào khác.
-Chất trung gian
khuếch tán
nhanh qua khe,
tác dụng lên
màng sau
sinap.
Mô thần kinh
- Để luồng thần kinh dẫn truyền từ neuron này sang neuron khác theo 1 chiều nhất định thì cúc tận cùng của sợi trục thuộc neuron trước bắt liên lạc với cúc tận cùng của đuôi gai (hậu sinap)


Mô thần kinh
1.3 Synap:
Khe Synap:
- Ngăn cách giữa màng tiền sinap và màng hậu sinap là những khoảng hẹp từ 150 – 200 Å
- Ở đây, không có 1 tế bào nào hay 1 bộ phận nào khác xen vào kể cả tế bào thần kinh đệm, như vậy dưới kính hiển vi điện tử cho thấy những neuron kế tiếp nhau không nối liền nhau ở các sinap và mỗi neurone là 1 tế bào riêng biệt.
+Synapse ức chế:
-Màng tiền synapse và màng hậu synapse có chiều dày bằng nhau.
-Xung động thần kinh không thể truyền qua phần hậu synapse.
Mô thần kinh
1.4 Sự dẫn truyền xung động thần kinh qua synap:
- Có nhiều chất trung gian hóa học. Ở hệ thần kinh chất trung gian hóa học phổ biến nhất là acetylcholin và noradrenalin.
Về mặt cơ chế dẫn truyền, ta có synap hóa học (xung động thần kinh truyền qua synap nhờ chất trung gian trong túi synap), synap điện. Synap điện có khe synap rất hẹp (2-4 nm) và phần tiền synap, hậu synap có cấu tạo khá đối xứng. Đặc điểm quan trọng của synap điện là chúng có nhiều liên kết khe, cho phép các ion lọt từ tiền sang hậu synap.
Đa số synap thuộc loại synap hóa học, bởi vì hoạt động của nó liên quan đến sự giải phóng 1 chất trung gian hóa học từ các túi synap, gọi là chất dẫn truyền thần kinh (gồm acetylcholin, noradrenalin, dopamin, serotonin, GABA (gama- aminobutiric acid), glycin, glutamat, chất P, histamin)
Mô thần kinh
1.4. Sự dẫn truyền xung động thần kinh qua synap:
Synap có tính phân cực: luồng thần kinh luôn luôn đi từ phần tiền synap sang hậu synap.
Khi có luồng thần kinh đến, các túi synap được đưa ra hòa nhập với màng tế bào, để giải phóng chất dẫn truyền thần kinh vào khe synap.
Chất dẫn truyền gắn lên các thụ thể đặc hiệu có sẵn trên bề mặt màng tế bào của phần hậu synap, đưa đến kích thích hoặc ức chế nơron hậu synap hoặc tế bào cơ. Chất dẫn truyền sẽ bị phá hủy sau đó, hay được tái hấp thu vào các túi synap bằng cơ chế nhập nội bào.
Một số synap được coi là synap hỗn hợp vừa dẫn xung động thần kinh nhờ cơ chế điện tại vùng có khe synap hẹp, vừa dẫn bằng các chất trung gian ở phần có khe synap rộng hơn và có túi synap ở tiền synap.
Mô thần kinh
1.4. Sự dẫn truyền xung động thần kinh qua synap:
Tế bào thần kinh đệm
Những tế bào thần kinh đệm hợp thành mô thần kinh đệm.
Mô thần kinh đệm được coi là mô chống đỡ, dinh dưỡng, bảo vệ của hệ thần kinh.
Trong hệ thần kinh cứ mỗi neuron có khoảng 10 tế bào thần kinh đệm. Vì tế bào thần kinh đệm nhỏ hơn neuron nên chỉ chiếm khoảng ½ thể tích của toàn thể mô thần kinh.
Dựa vào những những đặc điểm hình thái và chức năng có thể phân biệt các loại tế bào thần kinh đệm như sau:


THẦN

KINH

ĐỆM
TẾ BÀO THẦN
KINH ĐỆM
CHÍNH THỨC
TẾ BÀO ĐỆM
NGOẠI VI
TẾ BÀO THẦN
KINH ĐỆM
BIỂU MÔ
Tế bào đệm sao
Tế bào sao loại nguyên sinh
Tế bào sao loại sợi
Tế bào đệm ít nhánh
Vi bào đệm
Tế bào vệ tinh
Tế bào Schwann
Tế bào biểu mô nội tủy
và các não thất
Tế bào biểu mô đám rối
màng mạch
Tế bào biểu mô thể mi
Mô thần kinh
Tế bào thần kinh đệm chính thức:
: Tế bào sao:
Là những tế bào nâng đỡ của hệ thần kinh trung ương, thân tế bào cho ra nhiều nhánh bào tương, tham dự vào sự trao đổi chất giữa các nơron và mạch máu.
Ta phân biệt 2 loại tế bào sao:
+ Tế bào sao loại xơ: nằm trong chất trắng, từ thân tế bào mọc ra các nhánh dài và mảnh
+ Tế bào sao nguyên sinh: được thấy trong chất xám, thân tế bào cho ra các nhánh to và ngắn.
- Các nhánh bào tương khác của tế bào sao áp vào thân nơron và các nhánh nơron. Phức hợp tế bào sao - nơron - mao mạch được xem là cơ sở hình thái của hàng rào máu - não. Hàng rào máu - não có chức năng ngăn cách các nơron với dòng máu, bảo vệ thần kinh khỏi các chất độc, độc tố vi khuẩn, duy trì tính hằng định của dịch gian mô thần kinh.
Mô thần kinh
Tế bào thần kinh đệm chính thức:
: Tế bào sao:
- Các nhánh bào tương khác của tế bào sao áp vào thân nơron và các nhánh nơron. Phức hợp tế bào sao - nơron - mao mạch được xem là cơ sở hình thái của hàng rào máu - não. Hàng rào máu - não có chức năng ngăn cách các nơron với dòng máu, bảo vệ thần kinh khỏi các chất độc, độc tố vi khuẩn, duy trì tính hằng định của dịch gian mô thần kinh.
Mô thần kinh
Tế bào thần kinh đệm chính thức:
: Tế bào ít nhánh:
Có kích thước nhỏ, nhân đậm và có ít nhánh bào tương.
Nó tạo ra bao myêlin cho các nhánh nơron của hệ thần kinh trung ương, tương tự vai trò của tế bào Schwann trong hệ thần kinh ngoại vi.
Điểm khác biệt là 1 tế bào ít nhánh có thể cùng lúc tạo bao myêlin cho nhiều nhánh nơron, còn mỗi tế bào Schwann chỉ tạo được bao myêlin cho 1 nhánh nơron.
Mô thần kinh
Tế bào thần kinh đệm chính thức:
: Vi bào đệm:
Là những tế bào nhỏ,thân tế bào hẹp ngang và dài, nhân đậm hình bầu dục, các nhánh bào tương phân nhánh rất phong phú.
Vi bào đệm có khả năng di động và thực bào, nằm rải rác trong chất trắng và chất xám của hệ thần kinh trung ương.
Các nhánh có ít lưới nội bào có hạt nhưng nhiều lyosom.
Mô thần kinh
Tế bào thần kinh đệm ngoại vi:
Là những tế bào vệ tinh quây quanh thân các neuron thuộc hạch não tủy, hạch giao cảm và những tế bào Schwann.
Tế bào thần kinh đệm biểu mô
: Tế bào biểu mô ống nội tủy và các não thất
Tế bào biểu mô ống nội tủy ở mặt ngọn có những vi nhung mao, nhân nằm ở cực ngọn
Những tế bào biểu mô lợp các não thất có hình khối vuông.

Mô thần kinh
Tế bào thần kinh đệm biểu mô.
: Tế bào biểu mô đám rối màng mạch
Là những chùm nhung mao chia nhánh, mỗi nhung mao được lợp bởi biểu mô vuông đơn.
Đám rối màng mạch tiết ra dịch nảo tủy.
: Tế bào biểu mô thể mi.
- Có 2 hàng tế bào hình khối vuông chứa nhiều sắc tố hàng trong có khả năng chế tiết và tiết ra thủy dịch.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Khánh Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)