MO TA SANG KIEN NAM 2019

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Dũng | Ngày 25/04/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: MO TA SANG KIEN NAM 2019 thuộc Cùng học Tin học 5

Nội dung tài liệu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Cần Thơ
1. Tên sáng kiến: “ Nâng cao vai trò Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng trong học tập”.
2. Quyết định:
3. Tác giả sáng kiến:
STT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn

 1
 Phạm Ngọc Dũng
14/05/1966 
Giáo viên, trường Tiểu học Trường Xuân 1 
Cữ nhân Tiểu học 

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: không
5. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Năm học: 2018 - 2019
6. Nội dung sáng kiến:
6.1. Thực trạng vấn đề
a) Thuận lợi:
- Mô hình trường học mới khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương.
- Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Cơ sở trường lớp tương đối khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện.
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình trường học mới tại đơn vị.
- Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát và tài liệu có tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.
- Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quan tâm giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp.
- Đa số học sinh ngoan, chăm học nên trong quá trình học các em đều rất nhiệt tình.
b) Khó khăn:
*Về phía giáo viên:
- Đây là năm học trực tiếp tham gia giảng dạy thực nghiệm mô hình trường học mới, cho nên giáo viên cũng chưa quen, còn bỡ ngỡ với phương pháp giảng dạy mới.
- Giáo viên vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nên nhiều lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và xây dựng ban Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng của lớp được tốt.
* Về phía học sinh:
- Đây là học thực nghiệm nên học sinh được tiếp cận với phương pháp học mới nên các em vẫn còn lúng túng, chưa biết cách học mới là như thế nào.
- Học sinh hiếu động, chưa biết hợp tác trong khi học nhóm. Một số em còn thụ động nhút nhát và ngại làm việc, làm việc chậm.
- Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng chưa biết cách điều hành quản lý học sinh chung cả lớp. Từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, cụ thể như sau:
6.2. Những giải pháp thực hiện
a) Mặt mạnh:
- Dạy theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Thực hiện tốt theo 10 bước học tập.
- Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới. Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề.
- Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ…
- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng người và trở thành niềm vui chung của tất cả. Họ gắn kết với nhau theo phương thức Nhà trường – Gia đình – Cộng đồng .
b) Mặt yếu:
- Một số khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm.
- Một số học sinh lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong nhóm. Một số học sinh còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm. Việc quan sát, đánh giá của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức.
c) Giải pháp:
Ngay từ đầu năm học khi đã khảo sát, phân loại đối tượng học sinh, tôi đã hướng dẫn và xây dựng kế hoạch cụ thể cho các em.
- Giáo viên hiểu rõ vai trò Hội đồng tự quản và hoạt động nhóm trưởng giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn; các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống được phát triển. Hiểu được thông qua hoạt động nhóm, các em có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)