Mô sụn - mô xương - mô thần kinh

Chia sẻ bởi Tôn Nữ Bích Liên | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: mô sụn - mô xương - mô thần kinh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HP: GIẢI PHẪU NGƯỜI
Bài giảng: MÔ LIÊN KẾT
(Mô sụn – Mô xương)
MÔ THẦN KINH
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Tường Vy
SV trình bày: Tôn Nữ Bích Liên (IIA)
MỤC TIÊU
Khái niệm mô sụn
Cấu tạo mô sụn
Sự phát triển của sụn
Phân loại mô sụn
Khái niệm mô sụn:
Mô sụn là một dạng đặc biệt của mô liên kết, chất căn bản nhiễm cartilageni (chất sụn).
Mô sụn không có mạch máu và thần kinh
Chức năng:
+ Chống đỡ
+ Có vai trò trong sự phát triển của các xương dài trước và sau sinh

Cấu tạo mô sụn:
Mô sụn được cấu tạo từ:
* Tế bào sụn: Hình cầu hoặc hình trứng
Chức năng: Tổng hợp và chế tiết chất gian bào sụn
* Chất căn bản sụn: Phong phú. Thành phần hữu cơ: Collagene, hyaluronic acid, proteoglycan và một số glycoprotein
* Sợi liên kết: Vùi trong chất căn bản sụn, gồm 2 loại: sợi collagene, sợi chun
* Màng sụn:
Sụn được bao phía ngoài lớp mô liên kết đặc được gọi là màng sụn. Gồm 2 lớp:
+ Lớp trong: Nằm sát miếng sụn chứa nhiều tế bào sợi non
+ Lớp ngoài: Chứa nhiều mạch máu.
Chức năng: Màng sụn có vai trò quan trọng trong phát triển và dinh dưỡng sụn
Sơ đồ cấu tạo mô sụn:

Cells: Nhiều tế bào sụn: ổ sụn
Matrix: Chất căn bản sụn
Collagen fiber: Sợi collagen
Elastic fiber: Sợi chun
Sự phát triển của sụn
Sụn phát triển dài và to ra bằng 2 cách:
+ Cách đắp thêm:
Cách sinh sản này làm miếng sụn to ra.
+ Sinh sản bằng cách gian bào:
Tùy thuộc vào kiểu phân chia mà cách sinh sản này làm cho miếng sụn dài hoặc to ra.
Phân loại mô sụn:
Tùy thành phần vùi trong chất căn bản, có 3 loại sụn: sụn trong, sụn chun, sụn xơ.
* Sụn trong: - Màu trắng đục và trong, ưa màu thuốc nhuộm Base.
- Sợi vùi trong chất căn bản chủ yêu là sợi collagen
- Đây là loại sụn có nhiều nhất trong cơ thể
Sụn chun: - Có màu vàng, độ đục nhiều hơn sụn trong.
Sợi vùi trong chất căn bản chư yếu là sợi chun.
Sợi chun có ở vành tai, ống tai ngoài, cánh mũi, nắp thanh quản.

*Sụn xơ: - Thành phần sợi chiếm nhiều
- Sợi vùi trong chất căn bản là các bó collagen.
- Sụn xơ có ở gian đốt sống, khớp chổ nối gân, dây chằng với xương

MÔ XƯƠNG

MỤC TIÊU
- Khái niệm mô xương
- Cấu tạo mô xương
- Cấu trúc mô học của xương
- Phân loại xương
- Cấu tạo của các xương
- Sự cốt hóa (sự tạo xương)
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương
KHÁI NIỆM MÔ XƯƠNG
Mô xương là một hình thái thích nghi của mô liên kết, trong đó chất căn bản nhiễm muối calci
* Chức năng: Chống đỡ
+ Bảo vệ cơ thể
+ Vận động
+ Chuyển hóa (calci-phospho)
* Mô xương gồm 3 thành phần: Chất căn bản, Sợi liên kết, tế bào

CẤU TẠO MÔ XƯƠNG
1. Chất căn bản:
Nằm xen kẽ vào các tế bào xương.
Gồm 2 thành phần chính:
+ Chất nền hữu cơ: chủ yếu là mucopolysacarit
+ Muối vô cơ: muối của Ca, P, Na, K, Mg
2. Phần tử sợi:
Bị vùi trong chất căn bản.
Chủ yếu là sợi tạo keo và tiền tơ tạo keo
3. Các tế bào xương:
+ Tiền tạo cốt: - Tham gia sửa sang lại xương
- Có nhân hình bầu dục hoặc dài bắt màu nhạt
+ Tạo cốt bào: - Tổng hợp chất nền xương
- Ở trên bề mặt miếng xương
- Hình vuông, trụ hay dẹt. Bắt màu Base
+ Tế bào xương (cốt bào): - Duy trì chất nền xương
- Ở bên trong miếng xương
- Là những tế bào hình sao có nhiều nhánh bào tương nối dài.
+ Hủy cốt bào: - Hủy mô xương
- Ở bề mặt miếng xương
-Là tế bào nhiều nhân, có ở những vùng xương, sụn đang bị phá hủy
CẤU TRÚC MÔ HỌC CỦA XƯƠNG

PHÂN LOẠI XƯƠNG
Căn cứ vào nguồn gốc:
- Xương cốt mạc: Là xương do màng xương tạo ra.
- Xương havers: Là xương do tủy tạo cốt tạo ra, gồm xương havers đặc và xương havers xốp.
Căn cứ vào cấu tạo, có 2 loại xương:
- Xương đặc: gồm xương havers đặc, xương cốt mạc
- Xương xốp

Xương cốt mạc: Mũi tên vàng: tạo cốt bào Mũi tên xanh: cốt bào
Mũi tên đỏ: hủy cốt bào Ngôi sao: Xương trong sụn
CẤU TẠO CỦA CÁC XƯƠNG
Xương dài: (long bones)
+ Thân xương: Lớp ngoài: X. cốt mạc
Lớp giữa: X. haver đặc
Lớp trong: X. đặc
Ngoài thân xương: màng xương
Giữa thân xương: ống tủy
+ Đầu xương: -Lớp ngoài: X. cốt mạc
-Lớp trong: X. haver xốp (spongy bone)
+ X.dài như: x.ống tay, x.đùi, x.cẳng chân
Xương ngắn: Cấu tạo tương tự x. dài
+ X.ngắn như: x.đốt sống, x.cổ tay, x.cổ chân
Xương dẹt: Lớp ngoài và trong: X. cốt mạc
Lớp giữa: X. haver xốp
+ X. dẹt như: x. bả vai, x. cánh chậu, x.sọ
Cấu tạo của xương dài:
SỰ CỐT HÓA (Sự tạo xương)
Cốt hóa trực tiếp (cốt hóa qua màng):
Hầu hết x.dẹt được tạo thành bởi sự cốt hóa này.
+ Giai đoạn cốt hóa nguyên phát:
- Xảy ra chủ yếu ở thời kì phôi thai.
Tạo mô xương đầu tiên thay thế MLK
+ Giai đoạn cốt hóa thứ phát:
Xảy ra sau sinh.
Lớp giữa x.vòm sọ bị phá hủy hốc lớn chứa tủy tạo huyết. Lớp xương giữa vòm được thay thế bằng x.havers xốp
Màng xương tiếp tục tạo những lá xương mới đắp phía ngoài làm xương dày lên
Sự cốt hóa trên mô hình sụn: Xương dài
Giai đoạn cốt hóa nguyên phát:
+ Ở thân mô hình sụn:
Màng sụn biệt hóa thành màng xương x.cốt mạc
Xuất hiện trung tâm cốt hóa nguyên phát
+ Ở đầu mô hình sụn:
Xuất hiện trung tâm cốt hóa ở trung tâm khối sụn của đầu mô hình sụn và lan tỏa ra xung quanh khối sụn Ở trung tâm khối sụn là hốc chứa tủy xương và xung quanh là vùng cốt hóa.
Giai đoạn cốt hóa thứ phát:
+ Ở thân xương:
Phía ngoài tiếp tục tạo các lá xương cốt mạc đắp vào thân xương làm thân xương to ra.
Phía trong tạo hệ thống havers
+ Ở đầu xương:
Phá hủy xương trong sụn và thay thế bằng xương havers xốp.


Cốt hóa trên mô hình sụn:
Vùng cốt hóa
Cốt hóa trên mô hình sụn
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương
Yếu tố dinh dưỡng:
+ Thiếu protein
+ Thiếu calci
+ Thiếu vitamin D, vita A, vita C
Yếu tố hormone:
+ PTH (parathyroid hormone)
+ Calcitonin
+ GH (Growth hormone)
+ Các Steroids giới tính (Androgens & estrogens)
MÔ THẦN KINH
MỤC TIÊU
Đại cương về mô thần kinh (MTK)
NEURON: + Cấu tạo
+ Phân loại
Synap: + Cấu tạo
+ Phân loại
Sự dẫn truyền xung động thần kinh qua synap
Mô thần kinh đệm (MTKĐ):
Đại cương về MTK
MTK bao gồm những tế bào đã biệt hóa cao.
MTK phân bố khắp cơ thể.
Chức năng: Cảm nhận kích thích, tạo xung động và dẫn truyền xung động, điều hòa hoạt động các mô và cơ quan trong cơ thể, làm cho cơ thể thành một chỉnh thống nhất.
Cấu tạo: Tế bào TK chính thức (Neuron)
Tế bào thần kinh đệm
MTK tạo thành những cấu trúc và tập hợp những cấu trúc đó tạo thành hệ thần kinh ( HTK)
HTK được chia làm 2 loại:
HTK TW: gồm não bộ & tủy sống
HTK ngoại biên: dây TK, hạch TK
NEURON
Thân neuron:
Dạng hình cầu, hình bầu dục, hình sao.
Chứa một nhân lớn hình cầu hay hình trứng
Bào tương có đầy đủ các bào quan và có thể Nissl
Nhánh neuron:
+ Sợi nhánh: - Là những nhánh neuron dẫn truyền xung động thần kinh vào thân neuron
+ Sợi trục: - Là những nhánh dẫn truyền xung động thần kinh rời xa neuron
+ Sợi thần kinh: Sợi thần kinh bao myelin
Sợi thần kinh không bao myelin
CẤU TẠO CỦA NEURON
Phân loại neuron:
Theo hình thái: có 4 loại
+ Neuron đa cực
+ Neuron 2 cực
+ Neuron một cực giả
+ Neuron 1 cực
Theo chức năng: có 3 loại
+ Neuron vận động
+ Neuron cảm giác
+ Neuron trung gian
SYNAP
Synap là nơi 2 tế bào thần kinh tiếp xúc với nhau
Cấu tạo:
+ Phần trước synap:
Chứa các túi synap và
các bào quan
+ Phần sau synap:
Không chứa túi synap
+ Khe synap:
Phần ngăn giữa phần trước và phần sau synap

Phân loại synap
Dựa vào thành phần hình thành:
+ Synap liên neuron
+ Synap thần kinh bộ phận
Dựa vào cơ chế dẫn truyền:
+ Synap điện
+ Synap hóa học
Dựa vào chức năng sinh lý:
+ Synap hưng phấn
+ Synap ức chế
Dựa vào chất trung gian: synap dopamin,
Synap acetylcholin…
Sự dẫn truyền xung động thần kinh qua synap
Câu hỏi: Tại sao tin được truyền qua synap chỉ theo một chiều từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại.
MÔ THẦN KINH ĐỆM
Tế bào kinh đệm tập trung Mô thần kinh đệm
Nhiệm vụ chống đỡ, làm sườn cấu tạo, dinh dưỡng, bảo vệ cho các neuron
Có nhiều loại tế bào thần kinh đệm:
Tế bào thần kinh đệm chính thức
Tế bào thần kinh đệm ngoại vi
Tế bào thần kinh đệm ngoại vi
Một số hình ảnh tế bào TKĐ
The end
Cám ơn sự theo dõi của cô và các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tôn Nữ Bích Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)