Mô liên kết

Chia sẻ bởi Trần Hùng | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: mô liên kết thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

NHÓM 2
TRẦN VĂN HÙNG
HÀ HUY TAM
ĐOÀN VĂN QUYẾT
NGUYỄN PHƯỚC MẪN
TRẦN HỮU THANH

MÔ LIÊN KẾT
I. CHẤT CĂN BẢN

     Dưới kính hiển vi quang học, chất căn bản liên kết không có cấu trúc. Chất căn bản mô liên kết chính thức là một chất vô định hình, đồng nhất, trong suốt, làm nền cho tế bào với các phân tử sợi, có tính nhờn với hàm lượng nước và chất điện giải tương đương với máu.
Lý học: lỏng (sol)  đặc (gel) = hệ keo
Thành phần:
Những glycosaminoglycan.
Những glycoprotein cấu trúc.
Dịch mô
Nguồn gốc: Từ tế bào & máu.
Là môi trường bên trong cơ thể, nơi các tế bào trao đổi chất.
I.CHẤT CĂN BẢN
1.1. Glycosaminoglycans (GAG)

Đại phân tử dạng sợi, được hình thành do sự trùng hợp disaccharid.
Những GAG chủ yếu:
Hyaluronic acid
Chondroitin sulfate
Dermatan sulfate
Heparan sulfate
Keratan sulfate.
I.CHẤT CĂN BẢN
1.1. Glycosaminoglycans (GAG)

Cấu trúc của các GAG
I.CHẤT CĂN BẢN
1.1. Glycosaminoglycans (GAG)

- Dermatan sulfate phần lớn ở da, gân, dây chằng, sụn xơ, tất cả cấu trúc này chứa collagene type I.
     - Chondroitin sulfate có nhiều ở sụn trong, sụn đàn hồi, xương, giác mạc, da, thành động mạch chủ.
     - Heparan sulfate có khuynh hướng kết hợp với sợi võng và Collagene type III. Heparan sulfate có nhiều trong thành động mạch chủ, động mạch phổi, gan, lá đáy của màng đáy.
     Những proteoglycan này làm cho chất căn bản ở trạng thái nửa sol nửa gel.
I.CHẤT CĂN BẢN
1.1. Glycosaminoglycans (GAG)

Chức năng:
- Tạo độ quánh cho chất căn bản.
- Tương tác với sợi collagen.
-Liên kết giữa các cấu trúc
- Là hàng rào ngăn cản vi khuẩn
I.CHẤT CĂN BẢN
1.2. Glycoprotein cấu trúc
   Khái Quát
Đây là những hợp chất hình thành do sự gắn kết giữa protein với carbohydrat, trong đó tỷ lệ protein cao hơn carbohydrat.
Glycoprotein cấu trúc của mô liên kết là fibronectin, laminin, thrombospspondin
Chức năng:
Thiết lập mối tương tác tế bào và thành phần ngoại bào
Là trung gian gắn kết tế bào với collagen, GAG

I.CHẤT CĂN BẢN
1.2. Glycoprotein cấu trúc
Fibronectin: là 1 glycoprotein được tổng hợp từ nguyên bào sợi và tế bào biểu mô. Những phân tử protein này giúp cho sự liên kết giữa tế bào, sợi collagene và các nhóm glycosamine, sự liên kết này tác động đến tính liên kết của các tế bào và tính di chuyển của nó.
- Laminin: là glycoprotein, 1 đại phân tử glycoprotein chứa ít nhất 1 chuỗi polypeptide, chúng được tìm thấy ở màng đáy giúp cho sự gắn kết của biểu mô với collagene type IV của màng đáy.
I.CHẤT CĂN BẢN
1.2. Glycoprotein cấu trúc
1.2.1 thrombospspondin
Là loại glycoprotein kết dính,có phân tử lương khoảng 450.000 có mặt trong cục máu đông đang hình thành, gắn kết với fibrinogen, plasmogen
Có trong các mô cơ, da, mạch máu, là thành phần gắn kết bề nặt tế bào với các thành phần ngoại bào
I.CHẤT CĂN BẢN
1.3. Dịch Mô


Thành phần: nước, muối vô cơ,ít protein phân tử lượng thấp &.và các ion với nồng độ tương đương với huyết tương sự trao đổi giữa máu và dịch mô diễn ra nhanh chóng
Dịch mô tăng phù nề
II.SỢI LIÊN KẾT
Có 3 loại sợi là sợi collagen, sợi võng và sợi chun vùi trong chất căn bản liên kết.
Về nguồn gốc, sợi collagen và sợi võng được hình thành từ phân tử protein collagen, sợi chun được hình thành từ phân tử protein elastin.

II.SỢI LIÊN KẾT
Sợi chun
Sợi võng
sợi collagen
II.SỢI LIÊN KẾT
2.1 sợi collagen
A. Thành phần và cấu trúc của collagen
Collagen có kết cấu rất phức tạp. Tropocollagen hay "phân tử Collagen" là một đơn vị lớn hơn của Collagen gọi là các sợi. Nó dài khoảng là 300 nm với đường kính 1,5 nm, tạo thành bởi ba chuỗi polypeptit (peptit anfa), mỗi chuỗi này đều được sắp xếp theo một đường xoắn ốc phía tay trái.



Hình ảnh cấu trúc xoắn 3 của collagen
II.SỢI LIÊN KẾT
2.1 sợi collagen
Khái quát
Có ở tất cả MLK
Thủy phân= nhiệt tạo chất keo  sợi tạo keo
Nhuộm eosin: đỏ, nhuộm anilin: xanh
d: 1-10m, l: không xác định.
Đơn vị cấc tạo:
Sợi collagen: d=50nm, vân ngang = 68nm; trùng hợp từ các phân tử tropocollagen.
Tropocollagen (): hình ống l=280nm,d=1,5nm; PTL 300.000 gồm 3 chuổi  (PTL 100.000) xoắn vào nhau.
các typ collagen: trên 20 typ (quan trọng là typ I, II, III, IV)
nguồn gốc: nguyên bào sợi, tạo cốt bào, nguyên bào sụn, nguyên bào tạo ngà, Tb=B bieeur mô và nội mô.

II.SỢI LIÊN KẾT
2.1 sợi collagen
A. Thành phần và cấu trúc của collagen
Ba chuỗi xoắn ốc được cuộn cùng nhau chiều thuận tay phải, "đường xoắn ốc đặc biệt" hoặc đường xoắn ốc bộ ba, một cấu trúc bậc bốn được ổn định bởi nhiều liên kết hyđrô.
II.SỢI LIÊN KẾT
2.1 sợi collagen
B. Phân loại sợi collagen
Chia collagen thành nhiều họ tương ứng với tỷ hình thái của chúng
Collagen sợi : Kiểu I, II, III, IV
Collagen sợi liên kết bởi xoắn bộ 3 gián đoạn: kiểu IX, XII, XIV
Collagen chuổi ngắn: kiểu VIII, X
Collagen màng đáy: kiểu VI, VII, VIII
Các collagen khác: VI, VII, XII
Một số hình ảnh về collagen
II.SỢI LIÊN KẾT
2.1 sợi collagen
Ứng dụng









Colagen được làm các loại mỹ phẩm



II.SỢI LIÊN KẾT
2.1 sợi collagen
Khái quát
Nhộm ngấn muối bạc:màu đen
Chia nhánh sợi lưới
Chức năng:
- Nâng đỡ chất nền ngoại bào( quanh TB mỡ,TB nội mô mao mạch)
- Nâng đỡ nhu mô của gan, thận, phổi và các cơ quan tạo máu-sinh lympho
- Tham gia cấu tạo vùng sát dưới màng đáy biểu mô
2.2. Sợi võng (reticulin)
Lưới sợi võng bao quanh TB mỡ.
II.SỢI LIÊN KẾT
2.2 sợi võng (sợi lưới)
Là những sợi rất mảnh, với phương pháp nhuộm thông thường sợi này không bắt màu, với phương pháp nhuộm ngấm bạc sợi có màu nâu hoặc đen, sợi cho phản ứng PAS dương tính.




II.SỢI LIÊN KẾT
2.2 sợi võng (sợi lưới)
Sợi thường ở dạng lưới làm thành khoang cho các cơ quan như lách, hạch, mô thành kinh, cơ quan tế bào lympho, gan. Sợi võng được phân biệt với các sợi collagene bởi sự chia nhánh như rễ cây, đường kính nhỏ, bắc màu đen hơn.
Khái quát
Mô tươi: có màu vàng
Nhuộm:resorcin-fuchsin,aldehyd fuchsin:đỏ thẩm,orcein :nâu thẩm
Có tính đàn hồi cao,có thể dài tới 1,5 lần độ dài ban đầu
d=0,2-1m, thẳng và có nhánh nối
Nguồn gốc:ở da, gân do nguyên bào sợi chế tiết,ở thành mạch máu do các tế bào cơ trơn tạo ra
2.3. Sợi chun
II.SỢI LIÊN KẾT
2.3 sợi đàn hồi ( sợi chun)
Sợi elastic cho màu nâu đỏ với thuốc nhuộm resorcin-fuchsin là những sợi mảnh phân nhánh, có tính đàn hồi, là thành phần cấu tạo giữ chứ cnăng đàn hồi cho 1 số cơ quan (phổi, động mạch).
II.SỢI LIÊN KẾT
2.3 sợi đàn hồi ( sợi chun)
-Sợi được tạo nên bởi 2 thành phần: thành phần vô định hình (elastin) nằm ở giữa, bao quanh là những ống vi sợi có đường kính 14nm, trong quá trình hình thành sợi đàn hồi, người ta thấy những ống vi sợi được hình thành trước.
kết luận
Mô liên kết giữ vai trò đệm trong cơ thể nên có mặt ở hầu hết mọi nơi,
Về mặt cấu tạo gồm 3 thành phần
Các tế bào liên kết đảm nhận nhiều chức năng khác nhau Đảm bảo sự hình thành tế bào mới ( tế bào trung mô)
Tạo chất nền ( tế bào sợi), bảo vệ (đại thực bào,tương bào, tế bào mô) điều hòa lượng máu tới các cơ quan ( masto bào, chu bào), dự trữ năng ương (tế bào mỡ) tham gia cấu tạo cơ quan tạo huyết ( tế bào lưới)
Sợi liên kết bảo đảm cho quá trình gắn kết giữa các mô được bền vững hoặc làm thay đỏi hình dạng cơ quan khi cần (sợi chun)
Chất căn bản là nơi giúp quá rình trao đổi chất diễn ra hoặc làm cho mô có các đặc tính vật lý khác biệt nhất định
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)