Mô hình OSI

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Vương | Ngày 29/04/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: Mô hình OSI thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Mô hình OSI
Nội Dung
Giới thiệu về mô hình OSI
Khái niệm
Các quy tắc
Mô hình tham chiếu OSI
Giới thiệu chi tiết 7 tầng của mô hình OSI
Quá trình xử lý và vận chuyển của một gói dữ liệu
Mô hình tham chiếu TCP/IP
Khái niệm
Giới thiệu chi tiết 4 tầng của mô hình TCP/IP
So sánh mô hình OSI với mô hình TCP/IP



Mô Hình Tham Chiếu OSI
Khái niệm:
Mô hình OSI (Open System Interconnection)
Được tổ chức quốc tế ISO (International Standardization Organization) đề xuất vào 1977 và công bố lần đầu vào 1984
Mô hình OSI là 1 khuôn mẫu giúp chúng ta hiểu được dữ liệu di chuyển trên mạng như thế nào, các chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp

Mô Hình Tham Chiếu OSI
Mô hình OSI định nghĩa các quy tắc sau:
Cách thức các thiết bị giao tiếp và truyền thông với nhau
Các phương pháp để các thiết bị trên mạng khi nào thì được truyền dữ liệu, khi nào thì không
Các phương pháp để đảm bảo truyền đúng dữ liệu và đúng bên nhận
Cách thức vận tải, truyền, sắp xếp và kết nối với nhau
Mô Hình Tham Chiếu OSI

Cách thức đảm bảo các thiết bị mạng duy trì tốc độ truyền dữ liệu thích hợp
Tín hiệu dùng để trình bày dữ liệu trên phương tiện truyền dẫn
Loại tín hiệu được dùng
Mô Hình Tham Chiếu OSI
Mô Hình Tham Chiếu OSI
Mô hình OSI
Application
Tầng ứng dụng (Application)
Quy định giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI
Cung cấp các phương tiện cho người sử dụng truy cập
Các ứng dụng được cung cấp như các chương trình xử lý kí tự, bảng biểu, thư tín…
Lớp này đưa ra các giao thức: HTTP, FTP, SMTP, POP3, Telnet




Presentation
Tầng trình bày (Presentation)
Có nhiệm vụ phân phát và định dạng dữ liệu cho tầng ứng dụng để dữ liệu tiếp tục xử lý hoặc hiển thị
Chuyển đổi các thông tin từ cú pháp người sử dụng sang cú pháp phù hợp để truyền dữ liệu
Lớp này sẽ định dạng dữ liệu từ lớp 7 đưa xuống rồi gửi đi đảm bảo sao cho bên thu có thể đọc được dữ liệu của bên phát





Presentation
Tầng trình bày (Presentation)
Ngoài ra lớp này có thể nén dữ liệu truyền và mã hóa chúng trước khi truyền để bảo mật
Các chuẩn định dạng dữ liệu của lớp 6 là GIF, JPEG, MP3, MPEG …




Session
Tầng Giao Dịch (Session)
Có chức năng thiết lập, quản lý, và duy trì phiên thông tin giao dịch giữa hai hệ thống
Giải quyết những vấn đề về đồng bộ hóa, đảm bảo rằng không ai thấy các phiên bản không nhất quán của dữ liệu
Các giao thức trong lớp 5 sử dụng là: NFS (Network File System), X- Window System, ASP




Transport
Tầng vận chuyển (Transport)
Tầng này xác định địa chỉ trên mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút
Các khối dữ liệu được phân thành những gói nhỏ, các gói dữ liệu nhỏ này gọi là các Segment
Tầng này phân đoạn dữ liệu từ hệ thống máy truyền và tái thiết lập dữ liệu tại máy nhận
Đảm bảo việc truyền các thông tin là đáng tin cậy (end-to-end)






Transport
Tầng vận chuyển (Transport)
Để bảo đảm được việc truyền ổn định trên mạng tầng này thường đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo thứ tự
Các giao thức phổ biến tại đây là TCP, UDP, SPX.





Transport
Tầng vận chuyển (Transport)
Các dịch vụ kết nối ở tầng vận chuyển:
Xếp thứ tự các phân đoạn
Kiểm soát lỗi
Kiểm soát luồng
Các kỹ thuật truyền tải tại tầng này:
Kết nối không định hướng(Connectionless transmission)
Định hướng kết nối (Connection oriented)
Bắt tay 3 bước (Three way handshake)
Kiểm soát dòng (Flow control)
Xác thực khi truyền (Acknowledgement)
Thỏa thuận trước khi truyền (Windowing)









Các Dịch Vụ Kết Nối Ở Tầng Vận Chuyển
Xếp thứ tự các phân đoạn:
Khi 1 thông điệp lớn được tách thành nhiều phân đoạn nhỏ để bàn giao, lớp vận chuyển sẽ sắp xếp thứ tự các phân đoạn và đóng gói lại
Kiểm soát lỗi:
Khi có phân đoạn bị sai, trùng lắp thì nó sẽ yêu cầu truyền lại
Kiểm soát luồng:
Dùng tín hiệu báo nhận để xác nhận
Bên gửi sẽ không truyền dữ liệu nếu bên nhận chưa gửi tín hiệu xác nhận đã nhận được dữ liệu




Kỹ Thuật Truyền Tải Ở Tầng Vận Chuyển
Phi kết nối (Connectionless transmission)
Là kiểu kết nối đơn lẻ, không tham gia vào quá trình sửa lỗi và điều khiển lỗi
Vd: chúng ta có thể gửi 1 lá thư cho 1 người mà người này không biết cũng như không cần người đó phải làm gì


Kỹ Thuật Truyền Tải Ở Tầng Vận Chuyển
Định hướng kết nối (Connection oriented)
Là kết nối mà các nút bên trong có thể sửa lỗi và điều khiển dòng
VD: Hệ thống điện thoại là một kết nối có định hướng, vì nó đòi hỏi người ở đầu bên kia phải nhấc máy lên mới bắt đầu truyền tin
Kỹ Thuật Truyền Tải Ở Tầng Vận Chuyển
Bắt tay 3 bước (Three way handshake)
Với kỹ thuật này thì trước khi gởi và nhận thì các máy phải thỏa thuận với nhau việc kết nối như thế nào
Kỹ Thuật Truyền Tải Ở Tầng Vận Chuyển
Kiểm soát dòng (Flow control)
là kỹ thuật kiểm tra các gói tin bị lỗi, bị mất trên đường truyền
Các gói tin bị mất có thể do 2 nguyên nhân sau:
Do máy gởi nằm trên 1 băng thông rộng lớn và có thể gởi đi cùng lúc nhiều gói tin nhưng máy nhận thì lại nằm trên 1 băng thông rất nhỏ
Kỹ Thuật Truyền Tải Ở Tầng Vận Chuyển
Do cùng 1 thời điểm có nhiều máy gởi dữ liệu cùng một lúc đến 1 máy tiếp nhận
Kỹ Thuật Truyền Tải Ở Tầng Vận Chuyển

Để đảm bảo được chất lượng của việc gửi nhận, các máy nhận được trang bị thêm 1 vùng nhớ đệm (Buffer)
Thay vì nhận và xử lý các gói tin trực tiếp thì bây giờ đã có bộ nhớ đệm đảm trách việc này
Lúc này máy nhận chỉ cần lấy thông tin từ bộ nhớ đệm lên và xử lý
Kỹ Thuật Truyền Tải Ở Tầng Vận Chuyển
Xác thực khi truyền (Acknowledgement)
Khi máy gởi truyền thông tin cho máy nhận nó luôn chờ máy nhận thông báo lại là có nhận được gói tin đó không rồi nó mới gởi gói tin tiếp theo
Kỹ Thuật Truyền Tải Ở Tầng Vận Chuyển
Thỏa thuận trước khi truyền (Windowing)
Kỹ thuật này tương tự như Acknowledgement nhưng nó có 1 vài cải tiến
Máy gởi và máy nhận phải thỏa thuận 1 kích thước cụ thể của 1 gói tin trước khi gởi
Kỹ Thuật Truyền Tải Ở Tầng Vận Chuyển

Network
Tầng mạng (Network)
Tầng này có nhiệm vụ xác định việc chuyển hướng, vạch đường đi cho các gói tin trên mạng (chức năng định tuyến)
Quyết định đường đi từ máy tính nguồn đến máy tính đích
Quản lý lưu lượng trên mạng, định tuyến, và kiểm soát sự tắc nghẽn của dữ liệu







Network
Một số Giao thức ở tầng này:
IP, IPX, RIP, OSPF, AppleTalk (sử dụng cho MAC OS)…
Một số kỹ thuật định tuyến trên tầng mạng:
Chuyển mạch kênh (Circuit Switching)
Chuyển mạch tin (Message Switching)
Chuyển mạch gói (Packet Switching)




Network
Một số thiết bị hoạt động ở tầng này:
Switch Layer3



Router




Data Link
Tầng liên kết dữ liệu (Data link)
Có nhiệm vụ định địa chỉ và kiểm tra đường kết nối giữa mạng và thiết bị
Đóng gói và phân phát các gói tin
Tầng này liên quan đến:
Địa chỉ vật lý của các thiết bị mạng
Mô hình mạng
Cơ chế truy cập đường truyền
Thông báo lỗi
Thứ tự phân phối các Frame (khung dữ liệu)




Data Link
Tầng Data link được chia thành 2 lớp con:
Lớp con MAC (Media Access Control – Điều khiển phương tiện truy cập)
Cung cấp giao diện với adapter mạng
Driver cho adapter mạng thường được gọi là MAC driver
Lớp con LLC (Logical Link Control – Điều khiển liên kết logic)
- Quản lý đường link giữa các thiết bị liên lạc trong mạng
Data Link
Frame dữ liệu tại tầng DataLink
Data Link
MAC header:
Chứa Source MAC và MAC của máy nhận
IP header:
Chứa Source IP và IP của máy nhận
TCP:
Quy định các Protocol, Port, kiểu truyền là TCP hay UDP




Data Link
Data:
Là nội dung của gói dữ liệu
Trailer:
Chứa các thông tin dùng để kiểm tra lỗi

VD: một máy A (MAC A, IP A) gửi mail cho máy B (MAC B, IP B) thì có Frame như sau:









Data Link
Một số thiết bị hoạt động ở tầng Data-Link
Switch



Bridge
Physical
Tầng vật lý (Physical)
Đề ra yêu cầu về những phương tiện kỹ thuật cần thiết trên phương diện vật lý và quy định khoảng cách kết nối giữa máy gởi và máy nhận
Kết cấu vật lý của mạng (Physical Topology)
Cung cấp các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, điện áp, tốc độ cáp truyền dẫn…
Các đầu nối vật lý: RJ45, DB9, DB25…
Physical
Một số thiết bị hoạt động ở tầng vật lý
Repeater
Physical
Một số thiết bị hoạt động ở tầng vật lý
HUB
Quá trình xử lý và vận chuyển của gói dữ liệu
Sự Liên Lạc Giữa Các Tầng Trong Mô Hình OSI
Sự Liên Lạc Giữa Các Tầng Trong Mô Hình OSI
Quá trình xử lý và vận chuyển của gói dữ liệu
VD thực tế: Một người gởi 1 lá thư
Cho thư vào bì thư (đầu đề 1)
Ghi rõ địa chỉ trên bì thư (đầu đề 2)
Người đưa thư cho vào 1 cái bọc lớn (đầu đề 3)
Gởi ra xe để chuyển đi (đường truyền dẫn)
Phía người nhận:
Người đưa thư lấy thư ra khỏi bọc (bóc đầu đề 3)
Người nhận sẽ nhận thư của họ dựa vào địa chỉ trên phong bì (bóc đầu đề 2)
Người nhận bóc thư ra và đọc thư (bóc đầu đề 1)



Mô Hình OSI
Tóm lại:


Mô Hình Tham Chiếu TCP/IP
Khái niệm:
Mô hình TCP/IP được bộ quốc phòng mỹ nghiên cứu và sáng lập ra
Nhằm đáp ứng nhu cầu truyền thông mọi lúc mọi nơi, ở bất kỳ điều kiện gì kể cả trong thời chiến
Mô hình tham chiếu TCP/IP tương tự với mô hình OSI
Mô Hình Tham Chiếu TCP/IP
Đặc điểm:
Cắt thông tin thành những gói nhỏ để dễ dàng đi qua bộ phận truyền tải trung gian
Tương tác với phần cứng của thiết bị đầu cuối mạng
Xác định địa chỉ nguồn và địa chỉ đích
Định tuyến cho các gói dữ liệu
Kiểm tra lỗi, kiểm soát luồng và xác nhận
Chấp nhận dữ liệu từ ứng dụng và truyền nó tới mạng đích
Mô Hình Tham Chiếu TCP/IP
So Sánh Mô Hình OSI và TCP/IP

Mô Hình Tham Chiếu TCP/IP
Application
Gồm các ứng dụng như: FTP, SMTP, HTTP, DNS…
Transport
Bao gồm 2 giao thức: TCP, UDP
Internet
Nghi thức IP (Internet protocol)
Network Interface
Có tính chất tương tự như 2 lớp Datalink và Physical của kiến trúc OSI







Mô Hình Tham Chiếu TCP/IP
Các bước đóng gói dữ liệu trong mô hình TCP/IP






So Sánh Mô Hình OSI và TCP/IP
Giống nhau:
Đều có kiến trúc phân lớp
Đều có các lớp Transport, Network
Sử dụng kỹ thuật chuyển Packet
Khác nhau:
Mô hình TCP/IP kết hợp lớp Presentation và Session vào trong lớp Application
Mô hình TCP/IP kết hợp lớp DataLink, Physical vào trong 1 lớp



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Vương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)