Mô hình lý tưởng mà tôn giáo ướng tới

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: mô hình lý tưởng mà tôn giáo ướng tới thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:



Tiểu luận triết học
========================================

Mô hình xã hội lý tưởng mà nho giao hướng tới

Giống như bất kỳ một học thuyết chính trị xã hội nào khác, Nho giáo cũng đưa ra một quan niệm về xã hội lý tưởng với tất cả đặc điểm căn bản của nó và những biện pháp để tạo lập và duy trì cái xã hội ấy.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo, có thể khẳng định rằng quan niệm của Nho giáo về mẫu hình một xã hội lý tưởng, đặc điểm cơ bản của nó, cùng con đường và giải pháp để xây dựng và duy trì cái xã hội ấy là dựa trên cơ sở các nhà Nho đã vạch ra và lý giải nhưng nguyên nhân dẫn tới tình trạng xã hội rối loạn, lôn xộn: “Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con,ở trong tình trạng hỗn loạn như thế, dù ta có lúa đầy kho, có chắc được ngồi yên mà ăn chăng?” Có thể và cần phải nghiên cứu, lý giải nội dung và thực chất quan niệm của Nho giáo về một xã hội lý tưởng thông qua việc phân tích những đặc trưng của cái xã hội đó.
Thứ nhất, trước một xã hội rối loạn bởi chiến tranh, bởi nhũng xung dột và mâu thuẫn giai cấp, với chức năng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, Nho giáo mong ước có được một xã hội ổn định, thái bình, đại đồng, mội người đều sống hòa bình, nhân ái, bình đẳng. Mơ ước về một xã hội như vậy, trong Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Vua chư hầu có nước, quan đại phu có nhà,hai hạng ấy chẳng lo sợ nước nhà mình ít người, à lo sợ rằng: tình hình phép tắc chẳng được đồng đều, chẳng lo sợ nước mình nghèo khổ, mà lo sợ chẳng được an ninh. Là vì hễ đồng đều thì chẳng nghèo khổ, người hòa thì dân số không it, có an ninh thì nước nhà không nghiêng ngả”. Xã hội lý tưởng được các nhà Nho nêu lên là xã hội ở đó, có vua thánh, tôi hiền, mọi cái đều là của chung, mọi người đều có quỳen lợi, có sản nghiệp riêng và đều được chăm sóc.
Trong thiên Lễ vặn, sách Lễ ký, Khổng Tử nói: “Sự thực hiện của đạo lớn là, thiên hạ là của chung, tuyển chọn người hiền và cử người tài năng, nói điều tín và tu sửa hoa mục. Cho nên người ta không chỉ tôn kính cha mẹ mình, thương yêu con cái mình, còn khiến cho người già được sóng trọn đời, người trai tráng được sử dụng, trẻ thơ được lớn lên. người không vợ, người không chồng, trẻ mồ côi. người không con, người tàn tật, tất cả đều được chăm sóc”.
Vậy theo quan niệm của Khổng Tử và các Nho gia, thực chất một xã hội đại đồng là gì? Có phải đó là xã hội không còn phân chia đẳng cấp và mọi người đều được bình đẳng?
Đúng là các nhà Nho đã tìm ra một nguyên nhân của xã hội hỗn loạn là “cha không ra cha, con không ra con”, tức là họ coi một trong các nguồn gốc gây rối loạn là từ trong gia đình. Do đó, các nhà Nho cho rằng muốn cho xã hội trật tự, kỷ cương trước hết phải làm cho gia đình có kỷ cương, sao cho “cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng”. Các nhà Nho chue trương giáo hóa, giáo dục con người trong xã hội bằng các nguyên lý đạo đức Tam cương, Ngũ thường, trước hết là nhằm vào mục đích trên. Cho nên, cũng đễ hiểu vì sao Nho giáo đề cao giáo dục, giáo hóa với phương châm “Hữu giáo vô loại”, “Phú nhi hậu giáo”, coi giáo dục, giáo hóa là biện pháp căn bản nhất để duy trì trât tự, kỷ cương trong gia đình – tiền đề và điều kiện bảo đảm trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội.
Song những chủ trương ấy của các nhà Nho không phải nhằm đem lại một gia đình mà trong đó,mọi người đều bình dẳng hoàn toàn. Trong cái gia đình ấy, người cha luôn có uy quyền cao nhất, người chồng có quyền lớn hơn vợ. Có như vậy, gia đình ấy mới được xem là gia đình có kỷ cương, trật tự và có giáo dục.Đến Đổng Trọng Thư thì quan niệm về một gia đình có trật tự kỷ cương lại càng chặt chẽ hơn, khắc nghiệt hơn, trong đó quyền hành của người chồng, người cha là tuyệt đối: “Cha bắt con chết là con phải chêt, con không chết là bất hiếu, vợ phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của chồng”. Và khi coi gia đình là tế bào của xã hội, nhà là gốc của nước, trật tự kỷ cương trong gia đình là tiền đề, điều kiện để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)