MK11

Chia sẻ bởi Nguyễn Lương Lam | Ngày 25/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: MK11 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày 01 tháng 09 năm 2012
Tiết1: Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.
- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
2. Kĩ năng.
- Xác định phương chiều của lực Cu-lông
- Giải được bài toán tương tác điện.
- Làm vật nhiễm điện do cọ sát.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.
- Dự kiến ghi bảng phụ


2. Học sinh.
Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
ổn định lớp, Kiểm tra sỉ số.
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về điện tích

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

TL:
+ Cọ xát thước nhựa lên tóc, thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy nhỏ.
+ Biểu hiện của vật bị nhiễm điện là có khả năng hút được các vật nhẹ …
- Đọc SGK mục I.2, tìm hiểu để trả lời câu hỏi tiếp theo của giáo viên
Hỏi:
+ Nêu ví dụ về cách nhiễm điện cho vật.
+ Nêu biểu hiện của vật bị nhiễm điện


- Cho HS đọc SGK mục I.2


Tìm hiểu và TL:
+ Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.
+ Nếu kích thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét thì vật được coi là điện tích điểm.
+ Có 2 loại điện tích là: điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- TL câu hỏi C1
- Nhận xét câu TL của bạn
Hỏi:
Câu 1: + Điện tích điểm là gì?
+ Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm?
Câu 2: + Có mấy loại điện tích?
+ Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích?
Gợi ý HS trả lời.G

- Nêu câu hỏi C1.
Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I

Hoạt động 2: Nghiên cứu về tương tác giữa 2 điện tích điểm

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

TL:
- Tìm hiểu, nghiên cứu SGK và xác định phương và chiều của lực Cu-lông. Từ đó suy ra được cách biểu diễn các trường hợp trong câu hỏi.
+ Đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm là: tỉ lệ với tích độ lớn 2 điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
+ Biểu thức định luật Cu-lông:

- Trả lời câu hỏi C2.
- Đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi về điện môi và hằng số điện môi.
TL:
+ Điện môi là môi trường không có điện tích tự do bên trong (môi trường không dẫn điện).
+ Hằng số điện môi cho biết lực tương tác giữa các điện tích giảm bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
- Trả lời câu hỏi C3.
Hỏi:
+ Xác định phương chiều của lức tác dụng lên các điện tích trong các trường hợp:
Hai điện tích dương đặt gần nhau.
Hai điện tích trái dấu đặt gần nhau.
Hai điện tích âm đặt gần nhau.
+ Nêu đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm?
+ Biểu thức của định luật Cu-lông và ý nghĩa của các đại lượng?

- Theo dõi và nhận xét HS vẽ hình.
- Nêu câu hỏi C2
Hỏi:
- Điện môi là gì?
- Hằng số điện môi cho biết điều gì?.


- Nêu câu hỏi C3.
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS.

Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

- Thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Ghi nhận: Định luật Cu-lông, biểu thức và đơn vị các đại lượng trong biểu thức.
- Cho HS thảo luận theo phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn. Phát và cho HS làm trong khoảng 5 đến 7 phút
- Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lương Lam
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)