Minhchuyende.ppt

Chia sẻ bởi Bùi Chất Minh | Ngày 21/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: minhchuyende.ppt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề văn: ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngữ văn
Người thực hiện :Bïi ThÞ ChÊt Minh
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ
ĐÃ ĐẾN DỰ
ĐặT VấN Đề
Hình ảnh người thày trên bục giảng với phấn trắng bảng đen từ bao nhiêu năm nay đã hằn sâu trong tâm trí của mỗi người. Cách dạy học truyền thống đó giờ đây có công nghệ thông tin(máy tính) hỗ trợ mang lại hiệu quả giáo dục cao.Việc đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các bộ môn được tiến hành; Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, phương phápdạy học mới: hiện đại, linh hoạt ,hiệu quả với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã được áp dụng. Tuy nhiên , ở mỗi người và ở trên từng góc độ sẽ mang lại kết quả khác nhau.
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay,tôi thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là điều cần thiết, hữu ích , tiện lợi. Ngoài những nội dung, chương trình, SGK, GVcòn có thể đưa vào bài giảng những hình ảnh,đoạn phim, có thể cả những âm thanh sống động thu hút sự chú ývà tạo hứng thú ,ấn tượng, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Chẳng hạn , tiết học địa lí về nghành kinh tế công nghiệp , GV đưa hình ảnh sản xuất tất bật ở các nhà máy xí nghiệp sẽ tạo nên không khí học tập hứng thú hơn.Tiết học âm nhạc: học về đàn bầu , màn hình sẽ hiện ra cận cảnh cây đàn bầu một dây độc đáo của Việt Nam, Với những âm thanh ngọt ngào dễ làm say lòng người. Hay đối với môn vật lí, nhờ sự hỗ trợ của máy tính , những định luật, hình ảnh phức tạp được động hoá giúp học sinh dễ hình dung và hiểu bài nhanh hơn.
Trong nhiều bộ môn khác như: Sinh học,hoá học, toán học, tiếng Anh.Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Tôi tin rằng các bài giảng cũng trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Đối với các môn khoa học xã hội , như môn Lịch sử những hình ảnh động về các sự kiện lịch sử được tái hiện sẽ giúp cho học sinh dễ liên hệ quá khứ và hiện tại. ví dụ: tiết dạy về chiến thắng Điện Biên Phủ, có minh hoạ đoạn phim tư liệu về cuộc chiến với đạn pháo bom rơi mù mịt ,với đèo cao dốc đứng, mưa rừng khi bộ đội kéo pháo
vào trận địa.tôi tin rằng bài giảng có sức thuyết phục hơn. Còn đối với bộ môn ngữ văn, một số đồng chí cho rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin là khó khăn hơn các bộ môn khác.Hôm nay, tôi mạo muội xin phép được trình bày một số vấn đề xoay quanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngữ văn, những việc tôi đã làm và những hiệu quả mà tôi cảm nhận được qua giờ dạy.Mong các đồng chí thông cảm.
1.Dùng công nghệ thông tin để tìm tư liệu cho GV ,Giới thiệu (cho học sinh xem) hình ảnh về cuộc đời , sự nghiệp (tiểu sử) của các nhà văn.
Ví dụ:Khi tôi dạy bài thơ` "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu tôi sẽ đưa hình ảnh nhà thơ và có thể đưa thêm hình ảnh giới thiệu quê hương của tác giả Tố hữu, những trích ngang về tiểu sử của nhà thơ , giới thiệu bằng hình ảnh tuyển tập thơ Tố Hữu.
Tiết 78 Khi con tu hú - ngữ văn Lớp 8
Tác giả Tố Hữu
1920 - 2002
- Cánh chim đầu đàn c?a thơ ca cách mạng Việt Nam.
- Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Thơ của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
- Quê: Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế.
Một số hình ảnh về hoạt động Cách mạng của nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu với Bác Hồ ở Pắc Bó 1961
Tố Hữu làm việc với Bác Hồ 1961
Tố Hữu vào chiến trường Miền Nam
Từ ấy
( 1937 - 1946)
Máu lửa
Giải phóng
Từ ấy
Xiềng xích
Ví dụ: khi tôi giảng bài: " Nhớ rừng" của Thế Lữ ( Tiết 73-74 ,Lớp 8), tôi giới thiệu bằng hình ảnh sau kèm theo những lời giới thiệu về tác giả, giới thiệu về phong trào thơ mới....
Thơ mới là phong trào thơ được khởi xướng
từ những trí thức Tây học đầu thế kỉ XX
nhằm thay đổi hình thức và nội dung thơ ca
truyền thống.Thế Lữ không chỉ là người cắm
ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới mà còn là
nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào
Thơ mới chặng đầu.
"Nhớ rừng"là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất
của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường
cho sự thắng lợi của Thơ mới.
Nhớ rừng
Thế Lữ
Thế Lữ (1907-1989)
Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ; quê: Bắc Ninh
Nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới; là một trong những thành viên tích cực của Tự lực văn đoàn.
Hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn; góp phần quan trọng vào việc
đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới.
Viết truyện trinh thám, truyện kinh dị...
Là người có công đầu xây dựng ngành kịch nói Việt Nam.
* Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT(2003)
1954
1988
"Độ ấy, Thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vừng sao
đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam"
(Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân)
Ví dụ: khi giảng bài "Đánh nhau với cối xay gió" của Xéc-Van-Tex ,tôi giới hiệu một vài nét về đất nước Tây Ban Nha ,với hình ảnh tiêu biểu là chiếc cối xay gió, giới thiệu về tác phẩm lừng danh "Đôn Ki Hô Tê- Nhà quí tộc tài ba của sứ Man Tra",giới thiệu về tác giả Xéc-Van-Te x(chân dung,một vài nét tóm tắt về cuộc đời)
*Xéc -Van -Te x(1547-1616)
* Nhà văn nổi tiếng của Tây Ban Nha

.
*Cuộc đời sóng gió nhưng thành công trong sự nghiệp.
Tiết 25-26 Ngữ văn 8
Madrid, Spain


- Vũ Đình Liên(1913 – 1996)
-Là một trong những nhà thơ lớn
của phong trào thơ mới
-hồn thơ giàu thương cảm, mang nặng
nỗi niềm hoài Cổ
(1913 - 1996)
Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hoạt động cách mạng trước năm 1945.

Văn chương của Người là cộng cụ sắc bén để nhằm mục đích vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ của nhân dân và kêu gọi đấu tranh.
Chân dung Nguyễn Ái Quốc
Tiết 105-106 Thuế máu Lớp 8
Tiết 147 Rô-bin xơn ngoài đảo hoang Văn 9
Tác giả :
Đe-ni-ơn Đi-phô
(1660-1731)
Nhà văn nổi tiếng của nước Anh thế kỉ XVIII.
Cũng có thể đưa những câu hỏi kiểm tra, đáp án trả lời hoặc những bài tập cần cho học sinh làm (trong phần kiểm tra). Bài tập củng cố , luyện tập sau khi học xong bài mới lên màn hình thay cho viết bảng đỡ tốn thời gian mà lại mang tính trực quan, khoa học. Ví dụ : Khi tôi dạy tiết 111 Hội thoại Ngữ văn lớp 8 chẳng hạn .
2. ứng dụng công nghệ thông tin trong bước kiểm tra bài cũ, củng cố , luyện tập.
Kiểm tra Bài cũ :


Em hiểu hội thoại là gì? Thế nào là vai xã hội trong hội thoại?
GV: Bùi Thị Chất Minh - THCS Gia Sàng
Tiết 111 TV ngữ văn Lớp 8
Kiểm tra Bài cũ :


Hội thoại là sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện với nhau. Vai xã hội trong hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người trong cuộc hội thoại.
Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội : quan hệ trên dưới hay ngang bằng(theo tuổi tác,thứ bậc trong gia đình và xã hội) quan hệ thân sơ(theo mức độ quen biết,thân tình)
GV: Bùi Thị Chất Minh - THCS Gia Sàng
Khi tham gia hội thoại với những người này, tôi sẽ xưng hô thế nào cho phù hợp với vai xã hội?
Anh Em
Tiết 107 Lớp 8
Kiểm tra bài cũ
Cho đoạn văn sau:
- Dạo này, bố thấy điểm môn Anh của con hình như chưa được tốt lắm. Sắp thi rồi, con cần cố gắng hơn nữa. Hay là con sang nhờ bạn.
Ông Nam chưa nói hết câu, A đã vùng vằng đứng dậy và làu bàu:
Thôi, bố đừng nói đến chuyện học hành của con nữa!
-> Nói cướp lượt lời (cướp lời)
* Vai xã hội:
Bố: Con:

* Thái độ:
Tiết 111 Hội thoại Lớp 8
Luận điểm.
Luận cứ và lập luận.
Cả hai yếu tố: (A và B)
Luận điểm và luận cứ.
Câu 1. Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào?
Bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.
Kiểm tra Bài cũ :
Tiết 75-76 Ngữ văn 7
Nhìn tranh,nêu nhận xét của em về tội ác của bọn quan lại cai trị đối với người dân bản xứ?
Tiết 105-106 Thuế máu Lớp 8
IV- Luyện tập:
Bài tập 2: Tại sao có thể nói: “Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang” là bức chân dung tự họa của nhân vật ?
A- Nhân vật tự kể chuyện của mình
B- Qua lời kể, người đọc hình dung được cuộc sống của nhân vật, đặc biệt là trang phục, trang bị của nhân vật.
Tiết 147 Ngữ văn 9

- Nhận xét về tính cách của các nhân vật: chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng, anh Dậu








qua cuéc ®èi tho¹i gi÷a
họ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố ?
II. Luyện tập

1.Bài tập 1:
thảo luận nhóm
Tiết 111 hội thoại ngữ văn Lớp 8
Sơ đồ lập luận
LƯU CUNG
thất bại
TRIệU TIếT
tiêu vong
TOA ĐÔ
bị bắt
Ô mã nhi
bị giết
Tiết 97 Nước Đại Việt ta Ngữ văn 8
Cho đoạn thoại:
Bố: Con có đồng ý lấy người ta không?
Con: (Đỏ mặt, im lặng)

Bố: 1lần nói
Con: im lặng
-> 1 lượt lời
-> Thái độ đồng ý
Nhiều khi im lặng đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
Bài tập nhanh
Nói leo
Cắt lời
Tranh lượt lời
1
2
3
Bài tập nhanh
Trong một cuộc thảo luận ở lớp ,cô giáo yêu cầu học sinh A phát biểu ý kiếnvề một vấn đề ,A chưa kịp trình bầy thì học sinh B vội vàng đưa ra ý kiến của mình.Trong lĩnh vực hội thoại hành vi củaB được gọi là hành vi gì?
Nói hỗn
4
3. ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đánhmáy các đoạn trích, những câu thơ, hình ảnh minh hoạ để giới thiệu cho học sinh trên màn hình trực quan, cho các em quan sát (Thay cho bảng phụ)
Trước đây, nếu như trong mỗi tiết học thông thường GV phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh hoặc treo bảng phụ,viết ví dụ lên bảng.v.v.Vừa tốn thời gian mà thao tác phức tạp,giờ đây chỉ cần soạn ,đánh U S B,quét hình vào USB.sau đó ta chỉ CLic chuột tất cả sẽ hiện ra rõ ràng,gây được hứng thú cho học sinh,giờ dạycó hiệu quả.Tôi xin dẫn chứng một số hình ảnh minh hoạ của một số tiết dạy như sau.
Bước tới Đèo Ngang, / bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, / lá chen hoa.
Lom khom / dưới núi, / tiều vài chú,
Lác đác / bên sông, / chợ mấy nhà.
Nhớ nước / đau lòng, / con cuốc cuốc,
Thương nhà / mỏi miệng, / cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, / trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, / ta vói ta.
Tiết 29 VB: Qua đèo Ngang(Bà huyện Thanh Quan) Lớp 7
Qua đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang, / bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, / lá chen hoa.
Lom khom / dưới núi, / tiều vài chú,
Lác đác / bên sông, / chợ mấy nhà.
Nhớ nước / đau lòng, / con cuốc cuốc,
Thương nhà / mỏi miệng, / cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, / trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, / ta với ta.
So sánh
2. Thể thơ
Thân em vừa trắng/ lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm /với nước non
Rắn nát/ mặc dầu/ tay kẻ nặn
Mà em /vẫn giữ/ tấm lòng son.
Bánh trôi nước
?
Hãy quan sát hai bài thơ và nhận xét sự giống và khác nhau ?
*So sánh:
Thể thơ
- Luật bằng trắc
Khác:
- Số câu trong bài: 8 câu (4 câu)
- Số tiếng trong mỗi câu: 7 tiếng (thất ngôn)
Gieo vần: các tiếng cuối trong câu 1, 2, 4, 6, 8.
- Bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết
- Phép dối: câu 3 - 4 và 5 - 6.
Giống:
Bánh trôi nước
Tứ tuyệt
Qua đèo Ngang
Thất ngôn bát cú
Thể thơ
Đường luật
Ví dụ:
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- (1)Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
- (2)Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
[..] Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:
- (1)Sao cô biết mợ con có con?
(Nguyên Hông, Trong lòng mẹ)
Tiết 111 Ngữ văn Lớp 8


GV:Bùi Thị Chất Minh - THCS Gia Sàng
Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn này có chứa các yếu tố tự sự hay miêu tả?
".Sau nữa việc săn bắt thứ "vật liệu biết nói" đó,mà lúc bấy giờ người ta gọi là "chế độ lính tình nguyện"(danh từ mỉa mai một cách ghê tởm)đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn.
Đây ! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này:Vị "chúa tỉnh"-mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"-ra lệnh cho bọn quan lạidưới quyền,trong một thời gian nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định.Bằng cách nào đó,điều đó không quan trọng.Các quan cứ liệu mà xoay xở.Mà cái ngón xay xở (.) thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.
Thoạt tiên,chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người nàychỉ chịu chết thôikhông còn kêu cứu vào đâu được.Sau đó ,chúng mới đòi đến con cái nhà giàu.Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện
.và nếu cần ,thì giam cổ họ lại. "đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra".
(Nguyễn ái Quốc,thuế máu)
TLV -Tiết 116 Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn NL
Tượng đài Nguyễn Trãi ở thành phố Hà Đông
Đèo
Ngang

đâu
?
? Cảnh sắc Đèo Ngang qua hình ảnh
Tiết 29 Ngữ văn lớp 7
Đèo Ngang
Đèo ngang
Tiết 25-26 Ngữ văn lớp 8
Nhớ Rừng
Thế Lữ
Bài 18 - Tiết 73, 74
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua...
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
"Như nước Đại Việt...văn hiến đã lâu"- Tiết 97 Ngữ văn 8
Van Miếu - Quốc tử giám
Chùa Một cột
Tháp Phổ Minh
Khu di tích Nguyễn Trãi
Dền thờ Vua Dinh- Vua Lê
Cố đô Hoa Lư
Thành nhà Hồ
Hồ Gươm
Một số hình ảnh về cuộc chiến tranh thế giới lần 1

Dữ dội và tàn khốc…
Tiết 105 thuế máu Ngữ văn 8
Đau thương và mất mát...
Nhân dân lao động thuộc địa…
Một số hình ảnh về người dân thuộc địa
Phải xa vợ con, lìa bỏ quê hương...
Cảnh chết chóc la liệt…
Cảnh tang thương khắp nơi...
Họ phơi thân trên các chiến trường, bỏ xác tại những miền hoang vu…
4. ứng dụng công nghệ thông tin trong những tiết ôn tập môn văn, tập làm văn.
Ví dụ: tiết 133 Tổng kết phần văn Lớp 8
I.Bảng hệ thống văn học nước ngoài:
Luận điểm: là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài nghị luận.
Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh gồm một hệ thống luân điểm:
- Luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Luận điểm để chứng minh cho vấn đề nghị luận:
+ Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến hiện tại của đồng bào ta.
- Luận điểm chính dùng làm kết luận: Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
Bài tập: Một bạn cho rằng bài: “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn gồm hai luận điểm:
Luận điểm 1: Lý do cần phải rời đô.
Luận điểm 2: Lý do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Xác định luận điểm như vậy có đúng không?
Vì sao?
 Xác định luận điểm như vậy chưa đúng: Vì đó chưa phải là tư tưởng quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận.
Ngữ văn Lớp 8
Xét văn bản:
“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh (sgk 7 trang 24)
Tiết 99:
I. Khái niệm luận điểm.
* Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.“
Bởi vì: Thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài văn (tác giả)
Là linh hồn của bài viết, thống nhất các đoạn văn thành một khối
- rất đúng đắn và có sức thuyết phục.
Ôn tập luận điểm
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận.
* Ghi nhớ: (sgk 75)
- Luận điểm: là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài nghị luận.
- Luận điểm cần chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
- Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (kết luận, đích của bài ) và luận điểm phụ (luận điểm xuất phát hay mở rộng )
- Các luận điểm cần liên kết chặt chẽ , nhưng có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí : luận điểm trước là cơ sở chuẩn bị cho luận điểm sau, luận điểm nêu sau là dẫn đến luận điểm kết luận.
Lời kết
ứng dụng công nghệ thông tin là một điều hết sức tiện lợi trong giảng dạy, tuy nhiên chỉ là phương tiện hỗ trợ GV đổi mới phương pháp dạy học chỉ có hiệu quả ở một số bài chứ không phải tất cả các bài trong chương trình. Để xây dựng được một bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, cần khá nhiều thời gian và công sức nhất là khâu sưu tầm những tư liệu hình ảnh ,âm thanh có nội dung phù hợp với bài giảng.
Thực tế hiện nay, cũng có không ít GV gặp khó khăn khi chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp giảng dạy truyền thốngkết hợp hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin ,nhất là các thày cô giáo đã trên dưới 50 tuổi. Tuy có thâm niên dạy học nhưng kiến thức về tin học ,sử dụng máy vi tính còn hạn chế, chưa thuần thục. Theo tôi, hiệu quả tiết họcvẫn chủ yếu do người thầy ,vừa truyền thụ kiến thức, vừa dẫn dắt HS tham gia tích cực vào bài giảng kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin(hỗ trợ) thì bài giảng sẽ đạt hiệu quả cao .




Xin chào và hẹn gặp lại !
Người thực hiện :Bïi ThÞ ChÊt Minh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Chất Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)