MIẾN: MÓN ĂN KHOÁI KHẨU 3 NGÀY TẾT NHƯNG !!!!
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Hữu |
Ngày 02/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: MIẾN: MÓN ĂN KHOÁI KHẨU 3 NGÀY TẾT NHƯNG !!!! thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Xã hội
Giật mình công nghệ làm miến
14:30:00 18/01/2010
Miến được phơi tràn lan ngoài bờ đê, trên các kênh rãnh bốc mùi hôi thối, những xưởng sản xuất ngập tràn nước thải, tới cả việc tẩy trắng miến bằng axit… Nếu được tận mắt chứng kiến công nghệ làm miến ở Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai (Hoài Đức - Hà Nội), không ít người sẽ phải giật mình...
Miến đẹp nhờ… axit, thuốc nhuộm
Ngay từ tháng 9, các hộ sản xuất miến đã bước vào mùa vụ phục vụ Tết. Càng cận Tết không khí sản xuất càng nhộn nhịp. Suốt từ sáng sớm tới đêm khuya, từng đoàn xe tải rầm rập ra vào làng, đem nguyên liệu cho các xưởng cũng như mang thành phẩm phân phối đi khắp nơi.
Thị trường tiêu thụ chính vẫn là Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Trung bình mỗi ngày, các hộ sản xuất lớn ở đây có thể cung ứng từ 1-2 tấn miến, lợi nhuận lên tới tiền triệu. Không ít sản phẩm miến ở đây được các công ty lớn thu mua, đăng kí nhãn mác rồi mang vào siêu thị bán với cái giá cao cấp.
Bước vào xóm Đồng (Dương Liễu), mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ những con rãnh đen ngòm. Đường làng vốn nhỏ nay lại càng thêm chật hẹp bởi những đống bã thải chất đống chưa có người dọn đi. Có chỗ, củ đót (nguyên liệu làm miến - PV) do để lâu ngày đã có mùi chua vẫn được nhóm nhân công tận dụng cho vào máy nghiền.
Miến được tẩy trắng bằng axit.
Cơ sở sản xuất của một ông chủ tên V. (xóm Đồng - xin được giấu tên), nước thải đổ tràn trên mặt sàn, nhóm nhân công đều phải đi ủng dài quá đầu gối cho khỏi ướt. Bột làm miến được ngâm trong những chiếc thùng lớn cáu bẩn bám đầy. Bã thải vẫn được chất đống ngay cạnh khu tạo thành phẩm. Một người công nhân tên Thành cho hay: "Gần Tết xưởng sản xuất gấp 2-3 lần nên mới luộm thuộm thế này chứ ngày thường cũng sạch sẽ lắm".
Trong vai một thương buôn, tôi ghé thăm xưởng sản xuất của chị Yến (đội 3, Cát Quế). Sau khi dẫn tôi đi thăm một vòng để chứng minh cho lời giới thiệu "xưởng nhà tôi hiện đại, vệ sinh nhất ở đây", chị cho tôi xem các mẫu hàng. Chị còn nói: “Nếu em mua về ăn thì chọn loại miến mộc, không có hoá chất, không màu mè. Còn nếu mua về bán thì chọn loại có phẩm màu cho bắt mắt"...
Qui trình làm miến sẽ khiến không ít người giật mình. Sau khi nghiền nát củ đót, phần bột nước sẽ được cho vào thùng lớn ngâm. Có điều, để tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp miến tăng độ trắng, bột miến sẽ được ngâm hoá chất. Trước đây, bột nước sau khi nghiền xong thường phải ngâm 2-3 ngày mới dùng được, nay nhờ axit, thời gian chỉ phải mất từ 10-15 giờ, nếu cho càng nhiều axit thì quá trình tẩy trắng càng nhanh.
Ngay tại giai đoạn này, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, nhà xưởng sẽ nhuộm màu cho miến. Khi bột miến đã nhuyễn, đạt màu ưng ý, công nhân sẽ cho lên lò hấp để thực hiện công đoạn tráng mỏng.
Xong xuôi, miến được chuyển qua máy cắt để cắt nhỏ rồi đem phơi nắng. Thời điểm này, về Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai, dọc theo con đường đê mù mịt cát bụi là những hàng dài miến. Miến phơi ngổn ngang ở bờ đê, cả ở những kênh mương nước thải đen ngòm, sực mùi hôi thối. Một số hộ còn dùng xe bò chở miến ra phơi ở ngoài cánh đồng.
Miến được phơi tràn lan trên bờ đê, bụi mù mịt. Ảnh: H.L.
Để tăng lợi nhuận, nhiều hộ sản xuất chuyển sang mua bột Trung Quốc thay vì dùng bột đót nguyên chất như trước đây.
Theo tính toán, cứ 10kg củ đót nguyên chất mới làm ra được 1kg miến. Giá hiện tại, 1kg đót được thu mua mức 1.600đ/kg, trong khi giá bán miến năm nay thấp hơn, chỉ được 18.000đ/kg đối với miến loại 1. Nếu sử dụng bột Trung Quốc, thì cứ 2kg bột (giá 7.000đ/kg) được 1kg miến, tính ra hộ sản xuất vẫn lãi được 4.000đ/kg.
Khi được hỏi mua bột Trung Quốc ở đâu thì các hộ đều trả lời: "Nếu đặt mua lượng lớn thì sẽ có người mang về tận nhà". Hỏi về nguồn gốc, xuất xứ thì ai cũng lắc đầu, bảo: "Không biết, chỉ biết là của Trung Quốc". Ai có thể đảm bảo độ an
Giật mình công nghệ làm miến
14:30:00 18/01/2010
Miến được phơi tràn lan ngoài bờ đê, trên các kênh rãnh bốc mùi hôi thối, những xưởng sản xuất ngập tràn nước thải, tới cả việc tẩy trắng miến bằng axit… Nếu được tận mắt chứng kiến công nghệ làm miến ở Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai (Hoài Đức - Hà Nội), không ít người sẽ phải giật mình...
Miến đẹp nhờ… axit, thuốc nhuộm
Ngay từ tháng 9, các hộ sản xuất miến đã bước vào mùa vụ phục vụ Tết. Càng cận Tết không khí sản xuất càng nhộn nhịp. Suốt từ sáng sớm tới đêm khuya, từng đoàn xe tải rầm rập ra vào làng, đem nguyên liệu cho các xưởng cũng như mang thành phẩm phân phối đi khắp nơi.
Thị trường tiêu thụ chính vẫn là Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Trung bình mỗi ngày, các hộ sản xuất lớn ở đây có thể cung ứng từ 1-2 tấn miến, lợi nhuận lên tới tiền triệu. Không ít sản phẩm miến ở đây được các công ty lớn thu mua, đăng kí nhãn mác rồi mang vào siêu thị bán với cái giá cao cấp.
Bước vào xóm Đồng (Dương Liễu), mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ những con rãnh đen ngòm. Đường làng vốn nhỏ nay lại càng thêm chật hẹp bởi những đống bã thải chất đống chưa có người dọn đi. Có chỗ, củ đót (nguyên liệu làm miến - PV) do để lâu ngày đã có mùi chua vẫn được nhóm nhân công tận dụng cho vào máy nghiền.
Miến được tẩy trắng bằng axit.
Cơ sở sản xuất của một ông chủ tên V. (xóm Đồng - xin được giấu tên), nước thải đổ tràn trên mặt sàn, nhóm nhân công đều phải đi ủng dài quá đầu gối cho khỏi ướt. Bột làm miến được ngâm trong những chiếc thùng lớn cáu bẩn bám đầy. Bã thải vẫn được chất đống ngay cạnh khu tạo thành phẩm. Một người công nhân tên Thành cho hay: "Gần Tết xưởng sản xuất gấp 2-3 lần nên mới luộm thuộm thế này chứ ngày thường cũng sạch sẽ lắm".
Trong vai một thương buôn, tôi ghé thăm xưởng sản xuất của chị Yến (đội 3, Cát Quế). Sau khi dẫn tôi đi thăm một vòng để chứng minh cho lời giới thiệu "xưởng nhà tôi hiện đại, vệ sinh nhất ở đây", chị cho tôi xem các mẫu hàng. Chị còn nói: “Nếu em mua về ăn thì chọn loại miến mộc, không có hoá chất, không màu mè. Còn nếu mua về bán thì chọn loại có phẩm màu cho bắt mắt"...
Qui trình làm miến sẽ khiến không ít người giật mình. Sau khi nghiền nát củ đót, phần bột nước sẽ được cho vào thùng lớn ngâm. Có điều, để tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp miến tăng độ trắng, bột miến sẽ được ngâm hoá chất. Trước đây, bột nước sau khi nghiền xong thường phải ngâm 2-3 ngày mới dùng được, nay nhờ axit, thời gian chỉ phải mất từ 10-15 giờ, nếu cho càng nhiều axit thì quá trình tẩy trắng càng nhanh.
Ngay tại giai đoạn này, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, nhà xưởng sẽ nhuộm màu cho miến. Khi bột miến đã nhuyễn, đạt màu ưng ý, công nhân sẽ cho lên lò hấp để thực hiện công đoạn tráng mỏng.
Xong xuôi, miến được chuyển qua máy cắt để cắt nhỏ rồi đem phơi nắng. Thời điểm này, về Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai, dọc theo con đường đê mù mịt cát bụi là những hàng dài miến. Miến phơi ngổn ngang ở bờ đê, cả ở những kênh mương nước thải đen ngòm, sực mùi hôi thối. Một số hộ còn dùng xe bò chở miến ra phơi ở ngoài cánh đồng.
Miến được phơi tràn lan trên bờ đê, bụi mù mịt. Ảnh: H.L.
Để tăng lợi nhuận, nhiều hộ sản xuất chuyển sang mua bột Trung Quốc thay vì dùng bột đót nguyên chất như trước đây.
Theo tính toán, cứ 10kg củ đót nguyên chất mới làm ra được 1kg miến. Giá hiện tại, 1kg đót được thu mua mức 1.600đ/kg, trong khi giá bán miến năm nay thấp hơn, chỉ được 18.000đ/kg đối với miến loại 1. Nếu sử dụng bột Trung Quốc, thì cứ 2kg bột (giá 7.000đ/kg) được 1kg miến, tính ra hộ sản xuất vẫn lãi được 4.000đ/kg.
Khi được hỏi mua bột Trung Quốc ở đâu thì các hộ đều trả lời: "Nếu đặt mua lượng lớn thì sẽ có người mang về tận nhà". Hỏi về nguồn gốc, xuất xứ thì ai cũng lắc đầu, bảo: "Không biết, chỉ biết là của Trung Quốc". Ai có thể đảm bảo độ an
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Hữu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)