Midway trận hải chiến lớn trong chiến tranh thế giới thứ 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Bảo Nam | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: midway trận hải chiến lớn trong chiến tranh thế giới thứ 2 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Mục Lục
QUI ƯỚC NHỮNG KÍ HIỆU VIẾT TẮC………………………………..2
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………....3
PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………...……4
Hoàn cảnh chiến lược………………………………………..…..4
Kế hoạch…………………………………………………….…....5
Sơ lược về hai vị chỉ huy.……………………………………..…5
Đô Đốc Isoroku Yamamoto …………………………………5
Đô Đốc Chester William Nimitz……………………...……...6
Tình báo hoa kì………………………………………..………....7
Những trận đánh mở màn……………………………………....8
Tấn công quân Nhật trên quần đảo Marshall…………........8
Tập kích căn cứ Nhật………………………………………...9
Oanh tạc Tokyo…………………………………………....…9
Tấn công đảo Turachi…………………………………..…..10
Diễn biến trận Midway …………………………………….......11
Các chuẩn bị ban đầu…………………………………..…...11
Diễn biến trận ác chiến Midway……………….……..….…13
Tổn thất từ hai phía……………………………….…...........16
Ảnh hưởng của cuộc chiến………….…………..……….… .…16
PHẦN KẾT LUẬN:.…………..…………………………………………19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.…………..….………………………………20
PHỤ LỤC……………..………………………………………….……….21




Quy ước những kí hiệu viết tắc


AF: Midway.
TCC: Trân Châu Cảng.
HKMH: Hàng không mẫu hạm.
TBD: Thái Bình Dương.
















PHẦN MỞ ĐẦU

Thế chiến thứ hai xảy ra trong vòng 6 năm nhưng đã để lại cho nhân loại nhiều thiệt hại đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Nếu chỉ về quân sự, so với thế chiến thứ nhất, các trận chiến xảy ra giữa hai bên ác liệt, quy mô hơn nhiều. Những trận đánh nẩy lửa đã dược ghi vào quân sử, các chiến lược, chiến thuật, đường lối “điều binh khiển tướng”… cho các cuộc chiến sau này cũng như sáng chế quân cụ sao cho phù hợp với chiến trường.
Riêng về phần hải chiến, vùng biển Bắc Âu đến Thái Bình Dương, đã có nhiều trận nổi tiếng xảy ra, có trận mang tính “quyết định chiến trường”. Sau khi đã làm chủ một số chiến trường châu Âu, Bắc Phi và một số nơi khác, các chiến sự gia quân sự và chính phủ của khối trục phát xít quan niệm rằng muốn thắng trận, khối trục phải đánh bại Mĩ.
Phần Nhật chụi trách nhiệm ở chiến trường Châu Á Thái Bình Dương, ngoài lục địa rộng lớn còn có đại dương mênh mông đang có hải quân Mĩ hiện diện. Nếu muốn chiến thắng, Nhật phải đánh bại hải quân Mĩ mà hạm đội Thái Bình Dương là lực lượng chủ yếu của hải quân hoa Kỳ trong khu vực này. Do vậy, các chiến lược gia quân sự ráo riết nghiên cứu chiến lược tác chiến nhằm trừ khử sự hiện diện của Mĩ ở Châu Á.
Với những dẫn chứng trên nên tôi quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu sâu hơn nửa về chiến tranh thế giới thứ hai mà đặc biệt là trận hải chiến Midway một trận mà đã làm góp phần vào việc kết thúc sớm chiến tranh thế giới ở Thái Bình Dương.











PHẦN NỘI DUNG

Hoàn cảnh chiến lược.

Nhật Bản đã hoàn thành các mục tiêu chiến tranh ban đầu của họ, gồm cả việc chinh phục Philippines, chiếm Malaysia và Singapore, chiếm giữ các vùng tài nguyên sống còn ở Java, Borneo, và Indonesia. Hiểu theo nghĩa thông thường, mở đầu cho một giai đoạn các chiến dịch thứ hai được bắt đầu sớm vào tháng 1 năm 1942. Tuy nhiên, vì có những khác biệt về chiến lược giữa hải quân và quân đội của họ, cũng như cuộc đấu tranh nội bộ giữa Tổng hành dinh của Hải quân và Hạm đội Liên hợp của Đô đốc Yamamoto, việc thành lập một chiến lược hiệu quả đã bị cản trở, và chiến lược tiếp theo không được cung cấp tài chính cho tới tận tháng 4 năm 1942.. Lúc đó, Đô đốc Yamamoto đã thành công trong cuộc đấu tranh trong giới quan trường để đưa khái niệm tác chiến của ông vào thực thi đó là những chiến dịch tiếp theo ở vùng Trung Thái Bình Dương trước khi các đối thủ khác có hành động tác chiến. Chúng gồm cả các chiến dịch khác cả trực tiếp hay gián tiếp nhằm vào Australia, cũng như các chiến dịch nhằm vào Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, cuối cùng, Yamamoto đã công khai đe dọa từ chức trừ khi ông được tiếp tục kế hoạch của mình.
Lo ngại của Yamamoto là sự loại trừ các lực lượng tàu sân bay của Mỹ hiện đang còn ở đó. Sự lo ngại này càng tăng thêm khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch "không kích Doolittle" ném bom vào Tokyo (18 tháng 4 năm 1942) bằng các máy bay B-25 xuất phát tàu sân bay USS Hornet nhằm gây ra một cú sốc tâm lý lớn cho người dân Nhật và cho thấy rằng quân đội Nhật Bản không thể ngăn chặn các cuộc tấn công thẳng vào hòn đảo Nhật Bản. Yamamoto cho rằng một chiến dịch nhắm vào căn cứ tàu sân bay chính ở Trân Châu Cảng sẽ khiến họ phải chiến đấu. Tuy nhiên, vì sức mạnh không quân trên bộ của Hoa Kỳ hiện đang ở Hawaii, Yamamoto kết luận rằng không thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bảo Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)