Mĩ thuật Phục hưng
Chia sẻ bởi Lê Trọng Nghĩa |
Ngày 18/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: Mĩ thuật Phục hưng thuộc Nghệ thuật
Nội dung tài liệu:
Từ Phục hưng (Renaissance) theo tiếng Pháp có nghĩa là tái sinh
nhưng theo nghĩa dễ hiểu đó là “làm cho thịnh vượng trở lại như xưa”
Người Ý cho rằng nghệ thuật vẻ vang của họ thời La Mã của họ đã bị người Goth ( tên một man tộc ở châu Au ) phá hủy, làm sụp đổ
vì vậy sứ mệnh của họ là phải làm cho nghệ thuật sống lại.
Phong trào này diễn ra mạnh mẽ ở thành phố phờ-lo-răng-xơ (Ý) từ đầu thế kỉ XIV
sau đó lan ra các nước Tây Âu khác như Hà lan, Anh, Pháp Đức…và phát triển rực rỡ nhất ở thế kỉ XVI.
Cùng với sự tái sinh trở lại của mĩ thuật còn có sự tái sinh của văn chương, thuyết tâm linh…Từ đó làm nảy sinh một làn sóng mới về nghệ thuật và văn học.
Phong trào văn hóa này được gọi là phong trào Phục Hưng
Từ đầu thế kỉ XIV kinh tế phát triển, giai cấp tư sản ra đời.
Quan hệ tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện.
Nhiều tư tưởng mới tiến bộ hình thành.
Lớp người mới, mang theo những quan điểm thẫm mĩ mới đã mong muốn có một nền nghệ thuật phục vụ cho đời sống tinh thần của giai cấp mình, chống lại hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến giáo hội nơi khống chế cả phần xác và phần hồn của con người nghìn năm qua.
Những phát minh khoa học, những phát kiến địa lí có giá trị lớn đã làm thay đổi bộ mặt cuộc sống thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ.
(Người ta đã biết thêm nhiều con đường mới, đường quanh châu Phi đến Ấn độ, đường vòng quanh thế giới và phát hiện ra châu Mĩ.
Những phát minh khoa học làm sáng tỏ nhiều điều về con người về trái đất…)
Tất cả những điều đó đã tạo điệu kiện phát triển tốt văn học và nghệ thuật.
Văn hóa nghệ thuật đã phát triển theo tinh thần, hơi thở của thời đại mới.
Ăng ghen gọi đây là “ thời kì cần có những con người khổng lồ và thực tế đã sản sinh ra những con người không lồ” Con người đã trở thành “khổng lồ” có sức mạnh có khả năng chinh phục thiên nhiên xã hội.
- Trong nghệ thuật tạo hình ở thời kì này hội họa đặc biệt phát triển nhờ sự phát hiện ra một chất liệu mới thuận lợi cho việc diễn tả, biểu đạt cảm xúc đó là chất liệu sơn dầu. Chất liệu này được biết đến đầu tiên từ hai anh em họa sĩ Van-Ech ( Hubert và Jean VanEych) người phơ-la-lăng nay thuộc Bỉ. Với tác phẩm Vợ chồng Ac-nôn-phi-ni của Giăng Van-Ech chất liêu sơn dầu đã đi vào lịch sử.
- Cùng với sự hoàn thiện kĩ thuật sơn dầu kiến trúc sư kiêm nhà văn Lê-ôn Bát-tit-sta An-béc-ti đã phát minh ra phép phối cảnh.
Rất nhiều họa sĩ đã say mê diễn tả theo phối cảnh như Pao-lô U-xen-lô hay Lê-ô-na-đờ Vanh-xi.
Phát minh này đã mở ra khả năng diễn tả chiều sâu không gian tạo điều kiên cho hội họa phát triển mạnh.
Ngoài ra các họa sĩ còn nghiên cứu sâu về giải phẫu tìm ra tỉ lệ đẹp cho cơ thể người. Cùng với kĩ thuật in phát triển nhiều sách giải phẫu tạo hình được xuất bản.
Tất cả những phát minh đó đã giúp cho các họa sĩ tìm ra nhiều cách thể hiện tốt cho tác phẩm.
Cái đẹp của nghệ thuật tạo hình Phục hưng là cái đẹp của sự hài hòa cân đối.
An-béc-ti từng nói “sẽ khó đạt cái đẹp nếu thiếu sự hài hòa”
Hình tượng con người được đề cao và được coi là biểu mẫu cho tất cả.
Mục tiêu của phong trào văn hóa Phục hưng là đấu tranh cho sự giải phóng con người chống lại sự nghèo đói, dốt nát.
Lí tưởng thẩm mĩ Phục hưng là lí tưởng hoàn thiện hoàn mĩ, trên cơ sở của sự cân đối hài hòa.
1- Thời kì tiền Phục Hưng:
Thời kì này được bắt đầu cùng với tên tuổi nổi tiếng như
Giốt-Tô-đi Bôn-đô-nê (1267-1337),
Ma-dắc-xi-ô (1401-1428),
Đô-na-ten-lô (1386-1466) ,
Bô-ti-xi-li (1445-1510)…
Từ những bước khởi đầu vào cuối thế kỉ XIV sang thế kỉ XV phát triển mạnh hơn.
1- Thời kì tiền Phục Hưng:
Về hội họa, điêu khắc
thời kì này đã có sự thay đổi lớn lao về quan niệm tạo hình,
đó là tính hiện thực được chú trọng,
các nhân vật được diễn tả có khối.
Các nhân vật xuất hiện trong tranh giống như ngoài đời, sống động và giàu tình cảm.
Về kiến trúc:
Kiến trúc thế tục được chú trọng, và đã vượt qua trình độ phát triển kiến trúc tôn giáo thời trung cổ.
Tác giả tiêu biểu là Phi-lip-pô Bru-nen-chi (1377-1446) với nhà thờ Giáo đường Pazzi, ở Phơ-lo-răng-xơ.
Kiến trúc thời kì này là sự kết hợp thể thức Gô-tích với nghệ thuật kiến trúc La mã. Có sự kết hợp giữa cung tròn và nhọn ở nóc-vòm, trụ tròn và trụ vuông…
Phong cách này vẫn giữ được tĩnh lặng nghiêm trang nhưng thoáng đạt hơn…
Nhìn chung thời kì này mĩ thuật đã có sự thay đổi mạnh mẽ, tuy nhiên về phong cách nghệ thuật vẫn chưa định hình nên thời kì này được gọi là tiền Phục hưng
2- Thời kì Phục hưng phát triển (thế kỉ XVI)
Ở thời kì này phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình,
các tác phẩm đã đạt tới độ hoàn thiện, mẫu mực, đỉnh cao về nghệ thuật hiện thực
( người ta coi thế kỉ XVI là thế kỉ cổ điển Phục hưng- Renaissance Classique).
Thời kì này chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cả hội họa, điêu khắc, và kiến trúc.
2- Thời kì Phục hưng phát triển (thế kỉ XVI)
Về hội họa:
Chưa bao giờ hội họa lại phát triển và thành công như thời kì này,
nếu trước đó hội họa luôn gắn liền với kiến trúc thì giờ đây tranh “giá vẽ” đã thực sự phát triển.
Nhiều đề tài như tranh chân dung, tranh tôn giáo, tranh sinh hoạt, tranh thần thoại…đã được các họa sĩ thích thú vẽ.
Tranh ở thời kì này nhìn chung đều có màu sắc tươi sáng, rực rỡ,
xem tranh ta cảm nhận được vẻ lạc quan, yêu đời, vui vẻ, hạnh phúc- đầy tính nhân văn.
Hai trung lớn phát triển là Roma và Vơ-ni-dơ. Với những tên tuổi lớn như
Lê-ô-na đờ Vanh-xi,
Mi-ken-lăng-giơ,
Ra-pha-en,
Ti-xiêng,
Bô-ti-xi-li…
Về điêu khắc:
với tên tuổi lớn Mi-ken-lăng-giơ ta chứng kiến hàng loạt những tác phẩm mẫu mực về hình, khối, tỉ lệ rất giàu cảm xúc, mang nhiều tính nhân văn cao cả.
Về kiến trúc:
Nổi bật với công trình nhà thờ Thánh Pi-e của Đô-na-tô Bra-măng-tơ.
Đây là tòa giáo đường lớn nhất và là một kì quan của thế giới Ki-tô giáo.
Ở công trình này lịch sử còn ghi nhận tên tuổi của Mi-ken-lăng-giơ.
nhưng theo nghĩa dễ hiểu đó là “làm cho thịnh vượng trở lại như xưa”
Người Ý cho rằng nghệ thuật vẻ vang của họ thời La Mã của họ đã bị người Goth ( tên một man tộc ở châu Au ) phá hủy, làm sụp đổ
vì vậy sứ mệnh của họ là phải làm cho nghệ thuật sống lại.
Phong trào này diễn ra mạnh mẽ ở thành phố phờ-lo-răng-xơ (Ý) từ đầu thế kỉ XIV
sau đó lan ra các nước Tây Âu khác như Hà lan, Anh, Pháp Đức…và phát triển rực rỡ nhất ở thế kỉ XVI.
Cùng với sự tái sinh trở lại của mĩ thuật còn có sự tái sinh của văn chương, thuyết tâm linh…Từ đó làm nảy sinh một làn sóng mới về nghệ thuật và văn học.
Phong trào văn hóa này được gọi là phong trào Phục Hưng
Từ đầu thế kỉ XIV kinh tế phát triển, giai cấp tư sản ra đời.
Quan hệ tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện.
Nhiều tư tưởng mới tiến bộ hình thành.
Lớp người mới, mang theo những quan điểm thẫm mĩ mới đã mong muốn có một nền nghệ thuật phục vụ cho đời sống tinh thần của giai cấp mình, chống lại hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến giáo hội nơi khống chế cả phần xác và phần hồn của con người nghìn năm qua.
Những phát minh khoa học, những phát kiến địa lí có giá trị lớn đã làm thay đổi bộ mặt cuộc sống thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ.
(Người ta đã biết thêm nhiều con đường mới, đường quanh châu Phi đến Ấn độ, đường vòng quanh thế giới và phát hiện ra châu Mĩ.
Những phát minh khoa học làm sáng tỏ nhiều điều về con người về trái đất…)
Tất cả những điều đó đã tạo điệu kiện phát triển tốt văn học và nghệ thuật.
Văn hóa nghệ thuật đã phát triển theo tinh thần, hơi thở của thời đại mới.
Ăng ghen gọi đây là “ thời kì cần có những con người khổng lồ và thực tế đã sản sinh ra những con người không lồ” Con người đã trở thành “khổng lồ” có sức mạnh có khả năng chinh phục thiên nhiên xã hội.
- Trong nghệ thuật tạo hình ở thời kì này hội họa đặc biệt phát triển nhờ sự phát hiện ra một chất liệu mới thuận lợi cho việc diễn tả, biểu đạt cảm xúc đó là chất liệu sơn dầu. Chất liệu này được biết đến đầu tiên từ hai anh em họa sĩ Van-Ech ( Hubert và Jean VanEych) người phơ-la-lăng nay thuộc Bỉ. Với tác phẩm Vợ chồng Ac-nôn-phi-ni của Giăng Van-Ech chất liêu sơn dầu đã đi vào lịch sử.
- Cùng với sự hoàn thiện kĩ thuật sơn dầu kiến trúc sư kiêm nhà văn Lê-ôn Bát-tit-sta An-béc-ti đã phát minh ra phép phối cảnh.
Rất nhiều họa sĩ đã say mê diễn tả theo phối cảnh như Pao-lô U-xen-lô hay Lê-ô-na-đờ Vanh-xi.
Phát minh này đã mở ra khả năng diễn tả chiều sâu không gian tạo điều kiên cho hội họa phát triển mạnh.
Ngoài ra các họa sĩ còn nghiên cứu sâu về giải phẫu tìm ra tỉ lệ đẹp cho cơ thể người. Cùng với kĩ thuật in phát triển nhiều sách giải phẫu tạo hình được xuất bản.
Tất cả những phát minh đó đã giúp cho các họa sĩ tìm ra nhiều cách thể hiện tốt cho tác phẩm.
Cái đẹp của nghệ thuật tạo hình Phục hưng là cái đẹp của sự hài hòa cân đối.
An-béc-ti từng nói “sẽ khó đạt cái đẹp nếu thiếu sự hài hòa”
Hình tượng con người được đề cao và được coi là biểu mẫu cho tất cả.
Mục tiêu của phong trào văn hóa Phục hưng là đấu tranh cho sự giải phóng con người chống lại sự nghèo đói, dốt nát.
Lí tưởng thẩm mĩ Phục hưng là lí tưởng hoàn thiện hoàn mĩ, trên cơ sở của sự cân đối hài hòa.
1- Thời kì tiền Phục Hưng:
Thời kì này được bắt đầu cùng với tên tuổi nổi tiếng như
Giốt-Tô-đi Bôn-đô-nê (1267-1337),
Ma-dắc-xi-ô (1401-1428),
Đô-na-ten-lô (1386-1466) ,
Bô-ti-xi-li (1445-1510)…
Từ những bước khởi đầu vào cuối thế kỉ XIV sang thế kỉ XV phát triển mạnh hơn.
1- Thời kì tiền Phục Hưng:
Về hội họa, điêu khắc
thời kì này đã có sự thay đổi lớn lao về quan niệm tạo hình,
đó là tính hiện thực được chú trọng,
các nhân vật được diễn tả có khối.
Các nhân vật xuất hiện trong tranh giống như ngoài đời, sống động và giàu tình cảm.
Về kiến trúc:
Kiến trúc thế tục được chú trọng, và đã vượt qua trình độ phát triển kiến trúc tôn giáo thời trung cổ.
Tác giả tiêu biểu là Phi-lip-pô Bru-nen-chi (1377-1446) với nhà thờ Giáo đường Pazzi, ở Phơ-lo-răng-xơ.
Kiến trúc thời kì này là sự kết hợp thể thức Gô-tích với nghệ thuật kiến trúc La mã. Có sự kết hợp giữa cung tròn và nhọn ở nóc-vòm, trụ tròn và trụ vuông…
Phong cách này vẫn giữ được tĩnh lặng nghiêm trang nhưng thoáng đạt hơn…
Nhìn chung thời kì này mĩ thuật đã có sự thay đổi mạnh mẽ, tuy nhiên về phong cách nghệ thuật vẫn chưa định hình nên thời kì này được gọi là tiền Phục hưng
2- Thời kì Phục hưng phát triển (thế kỉ XVI)
Ở thời kì này phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình,
các tác phẩm đã đạt tới độ hoàn thiện, mẫu mực, đỉnh cao về nghệ thuật hiện thực
( người ta coi thế kỉ XVI là thế kỉ cổ điển Phục hưng- Renaissance Classique).
Thời kì này chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cả hội họa, điêu khắc, và kiến trúc.
2- Thời kì Phục hưng phát triển (thế kỉ XVI)
Về hội họa:
Chưa bao giờ hội họa lại phát triển và thành công như thời kì này,
nếu trước đó hội họa luôn gắn liền với kiến trúc thì giờ đây tranh “giá vẽ” đã thực sự phát triển.
Nhiều đề tài như tranh chân dung, tranh tôn giáo, tranh sinh hoạt, tranh thần thoại…đã được các họa sĩ thích thú vẽ.
Tranh ở thời kì này nhìn chung đều có màu sắc tươi sáng, rực rỡ,
xem tranh ta cảm nhận được vẻ lạc quan, yêu đời, vui vẻ, hạnh phúc- đầy tính nhân văn.
Hai trung lớn phát triển là Roma và Vơ-ni-dơ. Với những tên tuổi lớn như
Lê-ô-na đờ Vanh-xi,
Mi-ken-lăng-giơ,
Ra-pha-en,
Ti-xiêng,
Bô-ti-xi-li…
Về điêu khắc:
với tên tuổi lớn Mi-ken-lăng-giơ ta chứng kiến hàng loạt những tác phẩm mẫu mực về hình, khối, tỉ lệ rất giàu cảm xúc, mang nhiều tính nhân văn cao cả.
Về kiến trúc:
Nổi bật với công trình nhà thờ Thánh Pi-e của Đô-na-tô Bra-măng-tơ.
Đây là tòa giáo đường lớn nhất và là một kì quan của thế giới Ki-tô giáo.
Ở công trình này lịch sử còn ghi nhận tên tuổi của Mi-ken-lăng-giơ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trọng Nghĩa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)