Meo di cau ca
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyên |
Ngày 05/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: meo di cau ca thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Chủ đề: Những con vật dễ thương
Hoạt động học: Làm quen văn học
Đề tài: Thơ mèo con đi câu cá
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ và kết hợp cử chỉ, điệu bộ
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội
- Giáo dục trẻ phải biết chăm chỉ, không được lười biếng, không được ỷ lại vào người khác.
II/ CHUẨN BỊ:
- Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử
- Mũ mèo, cần câu cá, cá, giỏ.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1/ Hoạt động 1: Ổn định
-Cho trẻ hát: Rửa mặt như mèo
- Đàm thoại:
+ Bài hát vừa rồi có tên là gì?
+ Có nhân vật nào?
+ Nói về điều gì?
+ Ngoài ra các con còn biết những con vật nào?
+ Những con vật đó sống ở đâu?
=> Củng cố, giáo dục trẻ
2/ Hoạt động 2: Dạy trẻ
a/ Giới thiệu bài thơ
- Cô cũng có một bài thơ nói về 2 anh em mèo trắng rất lười biếng đấy. Bây giờ các con hãy cùng cô đến với bài thơ “Mèo đi câu cá” để xem 2 chú mèo này đã làm gì? Và chuyện gì xảy ra nhé!
b/Cô đọc mẫu
- Lần 1: Cho trẻ xem video bài thơ
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm cho trẻ nge
c/ Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Trong bài thơ có những nhân vật nào?
+ Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?
=>Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ: Mèo đi câu cá. Bài thơ nói về hai anh em mèo trắng rủ nhau đi câu cá. Mèo anh ngồi câu ở bờ sông, mèo em ra sông cái
+ Mèo anh có câu cá không? Vì sao?
+ Mèo anh đã ỷ lại cho ai?
=> Mèo anh lười biếng, muốn ngủ, không muốn câu cá đã ỷ lại cho em.
+ Mèo em có câu cá không? Vì sao?
+ Mèo em đã ỷ lại cho ai?
=> Mèo em muốn được vui chơi cùng bày thỏ bạn, không muốn câu cá nên đã ỷ lại cho mèo anh.
+ Cuối cùng hai anh em mèo trắng có câu được con cá nào không?
+ Vì sao?
=> Vì hai anh em mèo trắng đều lười biếng, muốn chơi, không muốn câu cá. Nên cuối cùng cả hai anh em mèo trắng không có cá để ăn
+ Các con thấy 2 anh em mèo trắng như thế nào? Thế thì các con phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ:Vì mải chơi và ỷ lại vào nhau nên anh em mèo đã không có gì để ăn.Các bạn nhớ không được lười biếng,không được ỷ lại vào người khác mà phải chăm chỉ,siêng năng thì mới là con ngoan trò giỏi của ông bà,cha mẹ và thầy cô.
d/ Dạy trẻ đọc thơ
- Lần 1: cho trẻ đọc toàn bộ bài thơ
- Lần 2: cho trẻ đọc kết hợp với làm cử chỉ điệu bộ theo cô
- Cho nhóm trẻ đọc, cá nhân đọc
- Cô nhận xét, sửa sai cho trẻ
* Trò chơi: Thi câu cá
Các con vừa đọc bài thơ rất hay rồi. Các con nhớ đừng lười biếng như hai anh em mèo nhé! Và để thể hiện chúng mình không lười biếng bằng cách giúp anh em mèo câu thật nhiều cá qua trò chơi ”Thi câu cá”.
- Cách chơi: Trên đây cô có 2 ao cá, cô sẽ chia thành 2 đội, mỗi đội có một ao cá. Nhiệm vụ của mỗi đội đó là phải vượt qua chướng ngại vật, chạy theo đường dích dắc tới ao cá, dùng cần câu để câu những con cá cho vào rổ, sau đó chạy thật nhanh về cuối hàng nhường chỗ cho bạn tiếp theo.
- Luật chơi: Không ai được dùng tay để nhặt cá, và không được vượt qua chướng ngại vật để câu, nếu không con cá đó sẽ không được tính điểm.
=> Cô nhận xét, tuyên dương
3/ Hoạt động 3: Kết thúc
- Củng cố, nhận xét, tuyên dương trẻ
- Cho trẻ hát: Gà trống, mèo con và cún con
Hoạt động học: Làm quen văn học
Đề tài: Thơ mèo con đi câu cá
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ và kết hợp cử chỉ, điệu bộ
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội
- Giáo dục trẻ phải biết chăm chỉ, không được lười biếng, không được ỷ lại vào người khác.
II/ CHUẨN BỊ:
- Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử
- Mũ mèo, cần câu cá, cá, giỏ.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1/ Hoạt động 1: Ổn định
-Cho trẻ hát: Rửa mặt như mèo
- Đàm thoại:
+ Bài hát vừa rồi có tên là gì?
+ Có nhân vật nào?
+ Nói về điều gì?
+ Ngoài ra các con còn biết những con vật nào?
+ Những con vật đó sống ở đâu?
=> Củng cố, giáo dục trẻ
2/ Hoạt động 2: Dạy trẻ
a/ Giới thiệu bài thơ
- Cô cũng có một bài thơ nói về 2 anh em mèo trắng rất lười biếng đấy. Bây giờ các con hãy cùng cô đến với bài thơ “Mèo đi câu cá” để xem 2 chú mèo này đã làm gì? Và chuyện gì xảy ra nhé!
b/Cô đọc mẫu
- Lần 1: Cho trẻ xem video bài thơ
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm cho trẻ nge
c/ Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Trong bài thơ có những nhân vật nào?
+ Hai anh em mèo trắng đã rủ nhau đi đâu?
=>Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ: Mèo đi câu cá. Bài thơ nói về hai anh em mèo trắng rủ nhau đi câu cá. Mèo anh ngồi câu ở bờ sông, mèo em ra sông cái
+ Mèo anh có câu cá không? Vì sao?
+ Mèo anh đã ỷ lại cho ai?
=> Mèo anh lười biếng, muốn ngủ, không muốn câu cá đã ỷ lại cho em.
+ Mèo em có câu cá không? Vì sao?
+ Mèo em đã ỷ lại cho ai?
=> Mèo em muốn được vui chơi cùng bày thỏ bạn, không muốn câu cá nên đã ỷ lại cho mèo anh.
+ Cuối cùng hai anh em mèo trắng có câu được con cá nào không?
+ Vì sao?
=> Vì hai anh em mèo trắng đều lười biếng, muốn chơi, không muốn câu cá. Nên cuối cùng cả hai anh em mèo trắng không có cá để ăn
+ Các con thấy 2 anh em mèo trắng như thế nào? Thế thì các con phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ:Vì mải chơi và ỷ lại vào nhau nên anh em mèo đã không có gì để ăn.Các bạn nhớ không được lười biếng,không được ỷ lại vào người khác mà phải chăm chỉ,siêng năng thì mới là con ngoan trò giỏi của ông bà,cha mẹ và thầy cô.
d/ Dạy trẻ đọc thơ
- Lần 1: cho trẻ đọc toàn bộ bài thơ
- Lần 2: cho trẻ đọc kết hợp với làm cử chỉ điệu bộ theo cô
- Cho nhóm trẻ đọc, cá nhân đọc
- Cô nhận xét, sửa sai cho trẻ
* Trò chơi: Thi câu cá
Các con vừa đọc bài thơ rất hay rồi. Các con nhớ đừng lười biếng như hai anh em mèo nhé! Và để thể hiện chúng mình không lười biếng bằng cách giúp anh em mèo câu thật nhiều cá qua trò chơi ”Thi câu cá”.
- Cách chơi: Trên đây cô có 2 ao cá, cô sẽ chia thành 2 đội, mỗi đội có một ao cá. Nhiệm vụ của mỗi đội đó là phải vượt qua chướng ngại vật, chạy theo đường dích dắc tới ao cá, dùng cần câu để câu những con cá cho vào rổ, sau đó chạy thật nhanh về cuối hàng nhường chỗ cho bạn tiếp theo.
- Luật chơi: Không ai được dùng tay để nhặt cá, và không được vượt qua chướng ngại vật để câu, nếu không con cá đó sẽ không được tính điểm.
=> Cô nhận xét, tuyên dương
3/ Hoạt động 3: Kết thúc
- Củng cố, nhận xét, tuyên dương trẻ
- Cho trẻ hát: Gà trống, mèo con và cún con
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)