MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA
Chia sẻ bởi Bùi Duy Chinh |
Ngày 19/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA thuộc Vật lý
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
BÌNH PHƯỚC
Lớp: Lí
Nhóm:
Chương III
MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU
I/ KHÁI NIỆM CHUNG
- Máy điện xoay chiều là các thiết bị điện hoặc biến đổi điện năng của dòng điện xoay chiều ( điện năng xoay chiều ) thành cơ năng ( động cơ điện ) hoặc biến đổi cơ năng thành điện năng xoay chiều ( máy phát điện )
- Hoạt động của tất cả các máy điện đều dựa trên hai định luật: Định luật cảm ứng điện từ và Định luật về tác dụng của lực từ trường lên dòng điện. Vì vậy các máy điện đều có tính thuận nghịch, nghĩa là máy điện vừa có thể làm việc ở chế độ máy phát vừa có thể làm việc ở chế độ động cơ.
- Trong thực tế tất cả các máy phát điện xoay chiều đều là máy đồng bộ. Căn cứ vào số pha của dòng điện xoay chiều, các loại máy điện lại được phân chia thành máy điện một pha và nhiều pha ( thường là ba pha ). Như vậy ta có các loại máy điện xoay chiều sau đây:
- Dựa vào nguyên lí hoạt động, người ta phân chia các loại máy điện thành máy đồng bộ ( là máy mà tộc độ từ trường quay do phần tĩnh (stato) tạo ra luôn luôn bằng tộc độ quay của phần quay (rôto) và máy không đồng bộ ( là máy có tốc độ quay của rôto khác với tốc độ quay của từ trường quay do stato tạo ra.
Máy phát điện:
Thường là máy phát điện đồng bộ một pha hay nhiều pha ( thường là ba pha ). Các máy phát điện không đồng bốit được sử dụng trong thực tế
Động cơ điện xoay chiều:
- Động cơ đồng bộ một pha, ba pha
- Động cơ không đồng bộ một pha, ba pha
Ngoài các động cơ và máy phát điện xoay chiều ta vừa nói phần trước trong thực tế còn có các loại máy điện đặc biệt dùng để biến đổi tần số hoặc số pha của dòng điện xoay chiều. Các máy này nói chung được gọi là các loại máy biến đổi điện.
II/ CẤU TẠO CỦA MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
- Cấu tạo của máy điện không đồng bộ ba pha gồm hai phần chính là: Phần tĩnh 1 ( Stato ) và phần quay 2 ( Rôto )
1
2
1- Phần tĩnh của máy điện gồm các bộ phận chính là: Vỏ máy, dây quấn Stato và lõi thép Stato
Vỏ máy
Dây quấn
Stato
Lõi thép
stato
a- Lõi thép Stato do nhiều lá thép kĩ thuật điện đã dập sẵn ghép lại với nhau, chiều dày các lá thép thường là 0.5mm, phía trong có các rãnh để đặt dây quấn.
b- Dây quấn ba pha của Stato đặt trong các rãnh lõi thép, xung quanh dây có bọc các lớp cách điện để cách điện với lõi thép.
Dây quấn
c- vỏ máy dùng để bảo vệ và giữ chặt lõi thép Stato. Vỏ máy được làm bằng nhôm, gang hay thép đúc tùy theo máy lơn hay nhỏ
2- Phần quay Rôto gồm: lõi thép, trục và dây quấn
Lõi thép
Trục
Dây quấn
- Lõi thép rôto do các lá thép kĩ thuật điện ghép lại. Mặt ngoài của lõi thép có rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có lỗ để lắp trục.
- Trục máy gắn với lõi thép, được làm bằng thép tốt và được đỡ trên nắp máy nhờ ổ lăn hay ổ trượt.
- Dây quấn rôto tùy theo loại động cơ mà có cấu tạo khác nhau. Ở loại động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc, dây quấn là những thanh đồng hay nhôm đặt trên các rãnh lõi thép rôto, hai đầu các thanh dẫn nối với hai vành đồng hay nhôm gọi là vòng ngắn mạch. Như vậy, dây quấn rôto hình thành một cái lồng ( giống như lồng sóc- Hình b ) người ta thường đổ nhôm nóng chảy vào các rãnh lõi thép rôto để chế tạo rôto lồng sóc ( Hình a )
Hình b
Hình a
- Động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc chế tạo đơn giản nhưng có nhược điểm là dòng điện mở máy ( khởi động ) lớn. Để cải thiện đặc tính đó, người ta chế tạo loại động cơ không đồng bộ rôto dây quấn có vòng trượt. Các dây quấn ba pha được đặt trong các rãnh của rôto thường được nối theo hình sao; ba đầu của nó nối với ba vòng trượt bằng đồng gắn trên trục của rôto. Ba vòng này gắn cách điện với nhau và với trục.
Vỏ máy
Quạt thông gió
Rôto
Stato
Nắp máy
Nắp máy
* Những bộ phận chính của động cơ không đồng bộ ba pha
1. Phần tĩnh ( Stato và vỏ máy )
2. Phần quay Rôto
3. Quạt thông gió
4. Nắp máy
III/ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
1/ Nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha
Cho dòng điện ba pha tần số f chạy trong các dây quấn stato để tạo ra
từ trường quay có p cặp cực, quay với tốc độ n1 = 6p0 f
Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn rôto và gây ra các suất điện động cảm ứng
Dưới tác động của suất điện động này trong các dây quấn rôto có dòng điện chạy qua. Dòng điện này có cường độ phụ thuộc vào trở kháng và suất điện động cảm ứng tác động trong mỗi dây quấn của rôto; nó tác dụng tương hỗ với từ trường quay tạo ra mômen quay điện từ M. Theo định luật Lenz, rôto phải quay theo chiều quay của từ trường để cho tốc độ chuyển động tương đối giữa từ trường quay và các thanh dẫn ở dây quấn rôto giảm xuống. Khi mômen quay điện từ cân bằng với mômen cản cơ học trên trục rôto, động cơ ở trạng thái cân bằng và rôto sẽ quay với tốc độ n < n1
2/ Nguyên lí làm việc của máy phát điện không đồng bộ ba pha
Ta nối stato của động cơ không đồng bộ ba pha vào lưới điện, trục của động cơ được nối với một động cơ sơ cấp. Dùng động cơ sơ cấp kéo rôto quay cùng chiều n1, nhưng với tốc độ n > n1 của từ trường quay. Do rôto quay nhanh hơn từ trường nên dòng điện trong rôto sẽ có chiều ngược với chiều của dòng điện i2 ở trong rôto khi máy điện được dùng làm động cơ, trong khi đó chiều của từ trường quay vẫn như cũ nên điện từ tác dụng lên rôto sẽ đổi chiều và tạo ra mômen quay ngược chiều với chiều quay của rôto, gây ra mômen hãm cân bằng với mômen quay của động cơ sơ cấp. Lúc này máy điện làm việc ở chế độ máy phát, hệ số trượt của máy là:
n1 - n
S = < 0
n1
Nhờ từ trường quay cơ năng động cơ sơ cấp đặt vào rôto được biến thành điện năng ở stato. Để tạo ra từ trường quay lưới điện phải cung cấp cho máy phát không đồng bộ công suất phản kháng Q; vì vậy hệ số công suất cos của lưới điện giảm xuống. Khi máy phát làm việc độc lập, do hiện tượng từ dư ta có thể dùng tụ điện nối ở đầu cực máy để kích từ cho máy. Đây là nhược điểm của máy phát không đồng bộ vì thế nó rất ít được sử dụng trong thực tế
IV/ ỨNG DỤNG
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống vì cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ gọn, vận hành đơn giản.
BÌNH PHƯỚC
Lớp: Lí
Nhóm:
Chương III
MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU
I/ KHÁI NIỆM CHUNG
- Máy điện xoay chiều là các thiết bị điện hoặc biến đổi điện năng của dòng điện xoay chiều ( điện năng xoay chiều ) thành cơ năng ( động cơ điện ) hoặc biến đổi cơ năng thành điện năng xoay chiều ( máy phát điện )
- Hoạt động của tất cả các máy điện đều dựa trên hai định luật: Định luật cảm ứng điện từ và Định luật về tác dụng của lực từ trường lên dòng điện. Vì vậy các máy điện đều có tính thuận nghịch, nghĩa là máy điện vừa có thể làm việc ở chế độ máy phát vừa có thể làm việc ở chế độ động cơ.
- Trong thực tế tất cả các máy phát điện xoay chiều đều là máy đồng bộ. Căn cứ vào số pha của dòng điện xoay chiều, các loại máy điện lại được phân chia thành máy điện một pha và nhiều pha ( thường là ba pha ). Như vậy ta có các loại máy điện xoay chiều sau đây:
- Dựa vào nguyên lí hoạt động, người ta phân chia các loại máy điện thành máy đồng bộ ( là máy mà tộc độ từ trường quay do phần tĩnh (stato) tạo ra luôn luôn bằng tộc độ quay của phần quay (rôto) và máy không đồng bộ ( là máy có tốc độ quay của rôto khác với tốc độ quay của từ trường quay do stato tạo ra.
Máy phát điện:
Thường là máy phát điện đồng bộ một pha hay nhiều pha ( thường là ba pha ). Các máy phát điện không đồng bốit được sử dụng trong thực tế
Động cơ điện xoay chiều:
- Động cơ đồng bộ một pha, ba pha
- Động cơ không đồng bộ một pha, ba pha
Ngoài các động cơ và máy phát điện xoay chiều ta vừa nói phần trước trong thực tế còn có các loại máy điện đặc biệt dùng để biến đổi tần số hoặc số pha của dòng điện xoay chiều. Các máy này nói chung được gọi là các loại máy biến đổi điện.
II/ CẤU TẠO CỦA MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
- Cấu tạo của máy điện không đồng bộ ba pha gồm hai phần chính là: Phần tĩnh 1 ( Stato ) và phần quay 2 ( Rôto )
1
2
1- Phần tĩnh của máy điện gồm các bộ phận chính là: Vỏ máy, dây quấn Stato và lõi thép Stato
Vỏ máy
Dây quấn
Stato
Lõi thép
stato
a- Lõi thép Stato do nhiều lá thép kĩ thuật điện đã dập sẵn ghép lại với nhau, chiều dày các lá thép thường là 0.5mm, phía trong có các rãnh để đặt dây quấn.
b- Dây quấn ba pha của Stato đặt trong các rãnh lõi thép, xung quanh dây có bọc các lớp cách điện để cách điện với lõi thép.
Dây quấn
c- vỏ máy dùng để bảo vệ và giữ chặt lõi thép Stato. Vỏ máy được làm bằng nhôm, gang hay thép đúc tùy theo máy lơn hay nhỏ
2- Phần quay Rôto gồm: lõi thép, trục và dây quấn
Lõi thép
Trục
Dây quấn
- Lõi thép rôto do các lá thép kĩ thuật điện ghép lại. Mặt ngoài của lõi thép có rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có lỗ để lắp trục.
- Trục máy gắn với lõi thép, được làm bằng thép tốt và được đỡ trên nắp máy nhờ ổ lăn hay ổ trượt.
- Dây quấn rôto tùy theo loại động cơ mà có cấu tạo khác nhau. Ở loại động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc, dây quấn là những thanh đồng hay nhôm đặt trên các rãnh lõi thép rôto, hai đầu các thanh dẫn nối với hai vành đồng hay nhôm gọi là vòng ngắn mạch. Như vậy, dây quấn rôto hình thành một cái lồng ( giống như lồng sóc- Hình b ) người ta thường đổ nhôm nóng chảy vào các rãnh lõi thép rôto để chế tạo rôto lồng sóc ( Hình a )
Hình b
Hình a
- Động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc chế tạo đơn giản nhưng có nhược điểm là dòng điện mở máy ( khởi động ) lớn. Để cải thiện đặc tính đó, người ta chế tạo loại động cơ không đồng bộ rôto dây quấn có vòng trượt. Các dây quấn ba pha được đặt trong các rãnh của rôto thường được nối theo hình sao; ba đầu của nó nối với ba vòng trượt bằng đồng gắn trên trục của rôto. Ba vòng này gắn cách điện với nhau và với trục.
Vỏ máy
Quạt thông gió
Rôto
Stato
Nắp máy
Nắp máy
* Những bộ phận chính của động cơ không đồng bộ ba pha
1. Phần tĩnh ( Stato và vỏ máy )
2. Phần quay Rôto
3. Quạt thông gió
4. Nắp máy
III/ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
1/ Nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha
Cho dòng điện ba pha tần số f chạy trong các dây quấn stato để tạo ra
từ trường quay có p cặp cực, quay với tốc độ n1 = 6p0 f
Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn rôto và gây ra các suất điện động cảm ứng
Dưới tác động của suất điện động này trong các dây quấn rôto có dòng điện chạy qua. Dòng điện này có cường độ phụ thuộc vào trở kháng và suất điện động cảm ứng tác động trong mỗi dây quấn của rôto; nó tác dụng tương hỗ với từ trường quay tạo ra mômen quay điện từ M. Theo định luật Lenz, rôto phải quay theo chiều quay của từ trường để cho tốc độ chuyển động tương đối giữa từ trường quay và các thanh dẫn ở dây quấn rôto giảm xuống. Khi mômen quay điện từ cân bằng với mômen cản cơ học trên trục rôto, động cơ ở trạng thái cân bằng và rôto sẽ quay với tốc độ n < n1
2/ Nguyên lí làm việc của máy phát điện không đồng bộ ba pha
Ta nối stato của động cơ không đồng bộ ba pha vào lưới điện, trục của động cơ được nối với một động cơ sơ cấp. Dùng động cơ sơ cấp kéo rôto quay cùng chiều n1, nhưng với tốc độ n > n1 của từ trường quay. Do rôto quay nhanh hơn từ trường nên dòng điện trong rôto sẽ có chiều ngược với chiều của dòng điện i2 ở trong rôto khi máy điện được dùng làm động cơ, trong khi đó chiều của từ trường quay vẫn như cũ nên điện từ tác dụng lên rôto sẽ đổi chiều và tạo ra mômen quay ngược chiều với chiều quay của rôto, gây ra mômen hãm cân bằng với mômen quay của động cơ sơ cấp. Lúc này máy điện làm việc ở chế độ máy phát, hệ số trượt của máy là:
n1 - n
S = < 0
n1
Nhờ từ trường quay cơ năng động cơ sơ cấp đặt vào rôto được biến thành điện năng ở stato. Để tạo ra từ trường quay lưới điện phải cung cấp cho máy phát không đồng bộ công suất phản kháng Q; vì vậy hệ số công suất cos của lưới điện giảm xuống. Khi máy phát làm việc độc lập, do hiện tượng từ dư ta có thể dùng tụ điện nối ở đầu cực máy để kích từ cho máy. Đây là nhược điểm của máy phát không đồng bộ vì thế nó rất ít được sử dụng trong thực tế
IV/ ỨNG DỤNG
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống vì cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ gọn, vận hành đơn giản.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Duy Chinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)