Mau va cac nhom mau

Chia sẻ bởi nguy tu than | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: mau va cac nhom mau thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Sinh lý trẻ em lứa tuổi tiểu học
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Lê Thị Giang
2. Trần Ngọc Mai Thy
3. Trần Thị Thảo Xinh
4. Lưu Thị Thủy
5. Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền
6. Cao Thị Bích Trâm
7. Lê Thị Hồng Trâm
II. Máu
1. Đại cương về máu
+ Máu là một chất lỏng màu đỏ, có vị mặn.
+ Máu, bạch huyết và dịch mô tạo thành môi trường bên trong cơ thể ( còn gọi là nội môi).
+ Máu có thành phần tương đối ổn định và không đổi. Đặc tính này là đk sống cần thiết để các mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể duy trì bình thường.
+ Khi bị bệnh, thuộc tính và thành phần của máu thay đổi. Có thể căn cứ vào những thay đổi này để chuẩn đoán mức độ và tính chất của bệnh.
2.Chức năng của máu
- Máu có các chức năng quan trọng sau:
+ Chức năng trao đổi chất: Máu vận chuyển oxi và các chất dinh dưỡng đến các mô đồng thời chuyển đi các sản phẩm phân hủy đến các tổ chức bài tiết để thải ra ngoài cơ thể.
+ Điều chỉnh hoạt động của các cơ quan khác nhau: Máu mang các hoocmôn đến các cơ quan tương ứng trong cơ thể để làm tăng cường hoặc ức chế hoạt động của cơ quan nào đó trong cơ thể.
+ Chức năng bảo vệ: Do bạch cầu đảm nhiệm,một nhóm tế bào bạch cầu thực hiện các quá trình thực bào các vi khuẩn,các vi khuẩn lạ, các độc tố xâm nhập vào cơ thể.

các tế bào bạch cầu sinh ra kháng thể thực hiện các phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Khi cơ thể bị tổn thương dẫn đến chảy máu thì hiện tượng đông máu sẽ làm cho các vết thương bị bít lại giúp cơ thể không bị mất máu.
Máu không chảy ra khỏi mạch nữa khi bị thương là do đâu?





Do có loại protein là chất sinh tơ máu,khi va chạn vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim( chất sinh tơ máu), các tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ tế bào máu và tạo thành khối máu đông bịt kín ở vết rách
+ Chức năng điều hòa thân nhiệt: Máu vận chuyển trong cơ thể góp phần duy trì thân nhiệt ổn định (do có nhiều nước).
3. Các thành phần của máu
Máu gồm 2 thành phần:Huyết tương và các yếu tố hữu hình

a.Huyết tương

- K/n: Huyết tương là một chất dịch trong suốt,màu hơi vàng nhạt,vị hơi mặn,chiếm 55 -58% thể tích của máu.

-Thành phần chính: 90-92% nước,7,5% protein,0,12% gluxit,0,5-1% lipit,...

+Protein:gồm 3 loại chủ yếu :anbumin 60%,globulin 35%,fibrinogen 5%

+Lipit chủ yếu ở dạng kết hợp với protein tạo hợp chất hòa tan.

+Các thành phần vô cơ:chủ yếu là NaCl 0,9%

+Các nguyên tố khác :Na,Ca,Mg,Zn,... Thường tồn tại dưới dạng muối
.Chức năng của huyết tương
-Huyết tương là dung dịch tạo thành dòng chảy trong hệ mạch,tạo điều kiện cho sự di chuyển của các tế bào máu hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu
-Là dung môi hòa tan của các chất hữu cơ và vô cơ
-Đảm bảo áp suất thẩm thấu và độ ổn định của độ pH trong máu
-Một số protein trong huyết tương tham gia vào cơ chế miễn dịch của cơ thể
Hồng cầu
- K/n: Hồng cầu là những tế bào hình đĩa hơi lõm hai mặt, không nhân,không sinh sản kích thước rất nhỏ có màu hồng,được sinh ra từ tủy đỏ của xương
Cấu tạo:
+Bên ngoài là lớp màng hồng cầu có tính thấm chọn lọc
+Bên trong chứa:
Hemoglobin(chiếm 35%khối lượng hồng cầu là hợp chất protein phức tạp.
Nước 60% và các chất khác là 5%
b. Các thể hữu hình gồm hồng cầu,bạch cầu, tiểu cầu
- Vai trò: chức năng cơ bản của hồng cầu là vận chuyển khí.
K/n: Là những TB không nhân,hình dáng không ổn định(hình tròn,bầu dục),kích thước nhỏ d= 2-4µm.
Tiểu cầu
-Số lượng : 1mm3 =200- 300 nghìn tiểu cầu phụ thuộc độ tuổi và trạng thái cơ thể.
+ Số lượng tăng khi ăn nhiều thịt,bị dị ứng và chảy máu
+ Giảm khi bị nhiễm trùng hay thiếu máu ác tính,ban xuất huyết,choáng phản ứng,khi bị phóng xạ…
-Nơi sản sinh: TB có nhân khổng lồ
trong tủy đỏ của xương.
-Chức năng: +giải phóng enzim tromboplastin để gây đông máu khi bị thương  bảo vệ cơ thể
.Bạch cầu
K/n: Bạch cầu là những tế bào không có hình dạng nhất định, không có nhân.
Đường kính trung bình 5-25µm.
Đặc điểm: có thể biến đổi hình dạng tạo chân giả kiểu amin di chuyển được theo thành các mạch máu.Có mặt trong bạch huyết, dịch não tủy.

-

Số lượng thời gian sống ,nơi sản sinh nơi tiêu hủy bạch cầu
-Số lượng :khoảng 6000-8000 bạch cầu /1mm3
+Số lượng bạch cầu biến động theo trạng thái cơ thể ,độ tuổi ,trạng thái bệnh....
-Thời gian sống : rất ngắn ,tồn tại trong máu khoảng 6-8h xuyên qua mạch máu vào các mô 2-3 ngày
+Bạch cầu lympho sống được 100-300 ngày
Phân loại bạch cầu
-Theo hình dạng ,cấu tạo và đặc tính của bạch cầu ,chia làm hai loại : bạch cầu không hạt và bạch cầu hạt.
+Bạch cầu không hạt
Bạch cầu mono (Bạch cầu đơn nhân)
Bạch cầu lympho
CNS không có hạt bắt màu khi nhuộm
+Bạch cầu hạt
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu ưa axit
Bạch cầu ưa kiềm
Nhân chia làm nhiều thùy
CNS có nhiều hạt bắt màu khi nhuộm
-.Chức năng của bạch cầu: Bảo vệ cơ thể thông qua nhiều cơ chế khác nhau
+Bạch cầu hạt trung tính: thực bào
Bạch cầu trung tính có thể tiêu hoá, huỷ hoại nhiều loại vi khuẩn, những thành phần nhỏ, và fibrin,chứa enzym thủy phân,các protein kháng khuẩn các chất oxy hoá mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Bạch cầu hạt trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá trình thực bào vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính bị chết và tạo thành mủ tại vị trí tổn thương. Mỗi bạch cầu này thực bào tối đa khoảng 5-20 vi khuẩn
+Bạch cầu hạt ưa kiềm:Bạch cầu hạt ưa kiềm và dưỡng bào có thể phóng thích heparin ngăn cản quá trình đông máu và thúc đẩy sự vận chuyển mỡ từ máu sau bữa ăn nhiều chất béo,có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng
CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU
+Bạch cầu hạt ưa acid : khử độc protein lạ nhờ các enzym đặc biệt, tập trung nhiều ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu-sinh dục để ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể.Chúng có thể tiết ra các chất độc đối với ký sinh trùng. Đặc biệt là các loại sán máng hoặc giun xoắn
.
Sơ đồ thực bào của bạch cầu
A.Mạch máu mở rộng,bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm
B.Bạch cầu hình thành chân giả “bắt” và “nuốt” vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng
+Bạch cầu mono - đại thực bào:Khả năng thực bào của chúng mạnh hơn bạch cầu hạt trung tính nhiều, có thể thực bào các thành phần lớn hơn như hồng cầu chết, ký sinh trùng sốt rét. Ngoài ra, chúng còn có lipase giúp tiêu hoá các vi khuẩn có vỏ bọc lipid dày. Sau khi thực bào, chúng có thể đẩy các sản phẩm ra và thường sống sót vài tháng.
Các đại thực bào còn có chức năng trình diện kháng nguyên cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch
+Bạch cầu lympho:Có 3 loại tế bào lympho là:
Tế bào diệt tự nhiên (NK: natural killer):Các tế bào NK hiện diện ở lách, hạch, tuỷ xương đỏ và máu. Chúng thường tấn công các vi sinh vật gây bệnh và một số tế bào khối u tiên phát.
Lympho B:Bạch cầu lympho B bảo vệ cơ thể bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể (qua trung gian kháng thể). Nó chống lại các loại vi khuẩn và một số virus.Nósản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn đã xâm nhập. Kháng thểï tiêu diệt  các vi khuẩn hoặc bất hoạt độc tố của chúng.



Lympho T: Lympho T có khả năng chống lại các tác nhân như virus, nấm, tế bào mảnh ghép, tế bào ung thư và vài loại vi khuẩn.Có 3 loại lympho T chính:
-T giúp đỡ (Th: helper):kích thích sự phát triển và sinh sản của các lympho T độc, T ức chế. Th kích thích sự phát triển và biệt hoá lympho B thành tương bào,tiết chất làm tăng cường hoạt động bạch cầu trung tính và đại thực bào.
-T độc (Tc: cytotoxic): tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị nhiễm tương ứng. Tc cũng tiết các chất khuếch đại khả năng thực bào của đại thực bào.
-T ức chế (Ts: suppressor): phát triển chậm hơn, nó có tác dụng ức chế lympho Tc và Th làm cho đáp ứng miễn dịch không phát triển quá mức.
-
-
Ngoài ra con một số bệnh khác liên quan đến Bạch cầu như:Ung thư Bạch cầu,bệnh Bạch cầu cấp,tăng bạch cầu ái toan,…
Lưu ý:Các Th thuộc loại lympho T4, còn Tc và Ts thuộc loại lympho T8.
Tế bào Th đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình miễn dịch trung gian tế bào lẫn miễn dịch dịch thể. Trong bệnh AIDS các HIV tấn công dòng T4 (chủ yếu là Th) nên các đáp ứng miễn dịch bị tê liệt và cơ chế bảo vệ không đặc hiệu cũng bị suy giảm. Bệnh nhân sẽ chết do nhiễm trùng cơ hội.
2.2. Nhóm máu
-Landsteiner dựa trên hiện tượng ngưng kết HC đã phát hiện ở người có 4 nhóm máu chính: A, B, AB và O.
(Trên HC có những tính chất giống các “kháng nguyên” gọi là ngưng kết nguyên . Trong huyết tương có những chất giống “kháng thể” gọi là “ngưng kết tố”).
Kháng nguyên: Là phần tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là sản xuất kháng thể.
Kháng thể: là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.
Nhóm máu A: Trong máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương.
Nhóm máu B: Trong máu có huyết tương B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương.
Nhóm máu AB:Có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt tế bào hồng cầu nhưng không có kháng thể A hay B trong huyết tương.
Để việc truyền máu diễn ra thành công, phải có sự tương thích giữa máu cho và nhận. Nếu không,các tế bào hồng cầu từ máu cho sẽ bị đông kết. Các tế bào hồng cầu bị đông kết sẽ bị vỡ và tràn ra cơ thể. Trong tế bào hồng cầu có chứa các hemoglobin, vàcác hemoglobin này sẽ trở nên độc hại với cơ thể khi nằm ngoài tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn tới tử vong cho người nhận máu.
Nhóm máu O: Không có kháng nguyên A hay B nào trên bề mặt hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể A và B trong huyết tương.

Người ta áp dụng vào việc truyền máu
Ngoài 4 nhóm máu treenconf hệ thống máu Rh ( trên màng HC của nhóm máu Rh có kháng nguyên Rh+ , HC không có kháng nguyên Rh-). Tỉ lệ người Việt Nam có nhóm máu Rh+ là 99,93%, Rh- là 0,07%.

Sơ đồ truyền máu







Ngoài 4 nhóm máu treenconf hệ thống máu Rh ( trên màng HC của nhóm máu Rh có kháng nguyên Rh+ , HC không có kháng nguyên Rh-). Tỉ lệ người Việt Nam có nhóm máu Rh+ là 99,93%, Rh- là 0,07%.
Cách xác định nhóm máu
Chuẩn bị 2 mẫu huyết thanh của hai nhóm máu A và B, lấy mẫu máu muốn thử nhỏ vào hai mẫu huyết thanh trên:
Nếu không đông cả ở hai mẫu huyết thanh:
máu thử là máu O.
Nếu đông cả hai mẫu huyết thanh:
máu thử là máu AB
Nếu chỉ đông ở mẫu máu A:
máu thử là máu B
Nếu chỉ đông ở mẫu máu B:
máu thử là máu A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguy tu than
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)