Mẫu OAN ( bài 7)

Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Kim | Ngày 06/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Mẫu OAN ( bài 7) thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:



vần có �M D?M, âm chính, âm cuối
(mẫu oan)
Cấu tạo tiết học
Mở đầu
Việc 1: Học vần oan, oat
Việc 2: Viết
Việc 3: Đọc
Việc 4: Viết chính tả
MỞ ĐẦU

Luyện tập cách làm tròn môi nguyên âm không tròn môi
Luyện tập vần có âm chính và âm cuối
Phân tích mối liên hệ giữa các vần


Việc 1. Học vần oan, oat

Học vần oan
a. Giới thiệu mẫu
b. Phân tích vần oan
c. Vẽ mô hình tiếng loan
d. Tìm tiếng có vần oan (Vần oan đi được với 6 thanh)
Học vÇn oat
a. T cho H lµm trßn m«i vÇn at.
b. T cho H ph©n tÝch vÇn oat
c. Vẽ mô hình tiếng.
d.T×m tiÕng cã vÇn oat. (Hướng dẫn các em nhận thấy vần /oat/ chỉ có thể kết hợp với 2 thanh: thanh sắc và thanh nặng). Chú ý luật chính tả về dấu thanh: Dấu thanh đặt ở âm chính.


Việc 2: Viết
Viết bảng con
Viết vở tập viết
Việc 3: Đọc
Đọc bảng lớp
Đọc sách giáo khoa
Việc 4: Viết chính tả
Viết bảng con
Viêt vở
Thu vở chấm
Mở đầu:
T: Chúng ta đã học những kiểu vần nào?
H: Chúng ta đã học 3 kiểu vần.
- Vần chỉ có âm chính (là nguyên âm)
- Vần có âm đệm và âm chính.
- Vần có âm chính và âm cuối.
T cho H vẽ lại mô hình của 3 kiểu vần với ba mẫu là /ba/, /loa/, /lan/.
T vẽ lại 3 mô hình này lên bảng lớn và cho H đọc phân tích.

1. Luyện tập cách làm tròn môi nguyên âm không tròn môi
T. Từ âm /a/ muốn có vần /oa/ em làm thế nào?
H. Em thêm âm tròn môi đệm vào trước âm /a/.
T. Bằng cách dùng âm đệm làm tròn môi các âm không tròn môi, em có được những vần nào?
H. Vần /oa/, /oe/, /uê/, /uy/, /uơ/.
T. Âm đệm ghi bằng chữ gì?
H. Chữ o hoặc chữ u.
2. Luyện tập vần có âm chính và âm cuối
T: Từ âm /a/ muốn có vần /an/ em làm thế nào?
H. Em thêm âm cuối /n/.
T. Em đã được học những cặp âm cuối nào?
H. n/t, m/p, ng/c, nh/ch, i/y, o/u.
T. Nếu /a/ làm âm chính kết hợp với các âm cuối thì có những vần nào?
H. an/at, am/ap, ang/ac, anh/ach, ai/ay, ao/au.
T. Khi vần có âm cuối, thì có thêm hai âm chính mới /ă/, /â/. Em kể vài vần có âm /ă/, /â/.
H. ăn/ăt, ăm/ăp, ăng/ăc.
ân/ât, âm/âp, âng/âc.
T. Sau này, chúng ta học vần có âm cuối với các âm chính khác (e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư).
3. Phân tích mối liên hệ giữa các vần
Mẫu 1. Vần chỉ có âm chính: /a/.
Mẫu 2. Vần có âm đệm và âm chính: /a/ → /oa/.
Mẫu 3. Vần có âm chính và âm cuối: /a → /an/.
T. Nói: Ta dùng cách làm tròn môi âm để làm tròn môi vần.
Mẫu: /an/ → /oan/, /o/ - /an/ → /oan/.
T. Giao việc: Các em làm tròn môi vần /an/.
H. /o/ - /an/ → /oan/.
T. Các em làm tròn môi vần /at/.
H. /o/-/at/ → /oat/.
T. Giao việc: Bây giờ các em thử lần lượt làm tròn môi các vần (T phát âm lần lượt các vần. H làm tròn môi).
Thày Trò /ang/ → /o/ - /ang/ - /oang/.
/ac/ → /o/ - /ac/ - /oac/.
/anh/ → /o/ - /anh/ - /oanh/.
/ach/ → /o/ - /ach/ - /oach/.
T. Từ nay chúng ta học cách làm tròn môi các vần có âm chính và âm cuối.
Việc 1. Học vần /oan/, /oat/
1a.Học vần /oan/
*Giới thiệu mẫu
T. Các em học cách làm tròn môi vần /an/ → /o/ - /an / - /oan/. Các em nhắc lại.
H. /an/ → /o/ - /an / - /oan/ (to, khẽ, mấp máy môi, thầm).
T. Phát âm lại: /oan/ (đọc trơn).
H. Phát âm lại (nhiều lần ở 4 cấp độ).
* Phân tích vần oan
T. Em hãy phân tích vần /oan/.
H. /oan/ → /o/ - /an/ - /oan/.
T. Em phân tích vần /an/.
H. /an/ → /a/ - /nờ/ - /an/.
T. Vần /oan/ có những âm nào?
H. Âm đệm /o/, âm chính /a/, âm cuối /n/.
T nhấn mạnh: Đây là kiểu vần có đầy đủ âm đệm, âm chính và âm cuối.
H. Nhắc lại: Vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối (T-N-N-T).
* Vẽ mô hình tiếng /loan/
T. Các em đưa tiếng /loan/ vào mô hình.
H. Vẽ. l o a n
T. Các em chỉ vào mô hình và gọi tên các thành phần của tiếng: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối.
H. Nhắc lại: các phần đầy đủ của một tiếng: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối (to, nhỏ, mấp máy môi, thầm).
T. Đọc mô hình: đọc trơn, đọc phân tích.
*Tìm tiếng có vần /oan/
H làm theo hai cách quen thuộc:
1. Thay âm đầu
2. Thay thanh.
Hướng dẫn các em nhận thấy vần /oan/ có thể kết hợp với cả 6 thanh. Chú ý luật chính tả về dấu thanh: Dấu thanh đặt ở âm chính.
1b. Dùng mẫu - vần oat
T cho H làm tròn môI vần at.
T cho H phân tích vần oat
V? mụ hỡnh ti?ng.
Tìm tiếng có vần oat. (Hu?ng d?n cỏc em nh?n th?y v?n /oat/ ch? cú th? k?t h?p v?i 2 thanh: thanh s?c v� thanh n?ng. Chỳ ý lu?t chớnh t? v? d?u thanh: D?u thanh d?t ? õm chớnh.
Việc 2: Viết
2a. Viết bảng con
T. Hướng dẫn viết vần oan, oat: nối o với a như khi viết vần oa; nối a với n, t như khi viết vần an, at.
H. Viết vần oan, oat cỡ vừa (hai đến ba lần) vào bảng con.
T. Sửa chữa những điểm viết chưa chính xác, nhận xét và khuyến khích những H viết đúng.
1. T. Tìm tiếng có vần oan, oat, viết bảng con.
H. loan, khoát,...
2. T. Cho H viết chính tả luyện luật ghi âm /cờ/ trước vần /oat/: quát, quạt. Nhắc lại luật chính tả ghi âm /cờ/ có âm đệm.
2b. Viết vở Em tập viết 1, tập hai
H. Viết từng dòng vào vở Em tập viết 1, tập hai theo mẫu in sẵn.
- 1 dòng oan.
- 1 dòng oat.
- 2 dòng soàn soạt.
T. Quan sát, kiểm soát quá trình viết của H.
T. Có thể chấm một số bài, nhận xét và rút kinh nghiệm cho cả lớp.
Việc 3: Đọc
3a. Đọc chữ trên bảng lớp
T. Viết bảng tiếng: ngoan ngoãn, soàn soạt, quát tháo, loạt soạt, hai quan,...
H. Đọc (cá nhân, cả lớp, tổ, cá nhân).
3b. Đọc SGK
T. Hướng dẫn các em đọc SGK trang 57, 58, 59. Nếu bài đọc dài quá thì T có thể cắt bớt phần đọc ở trên lớp, hướng dẫn các em tự đọc thêm ở buổi học thứ hai (với trường dạy hai buổi/ ngày hoặc ở nhà).
Việc 4. Viết chính tả
T. Đọc cho H nghe một lần đoạn cần viết trong bài Hai quan: Từ Lão quan... đến quan ạ!
4a. Viết bảng con
T: Đọc cho H viết một số tiếng: lão quan, nịnh vợ,...
4b. Viết vở chính tả
Thực hiện theo quy trình mẫu.
4c. Thu vở, chấm ngay một số bài, nhận xét để H rút kinh nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn!

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)