Mẫu đặc tả đề thi

Chia sẻ bởi Trần Dung | Ngày 27/04/2019 | 258

Chia sẻ tài liệu: mẫu đặc tả đề thi thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

MẪU Bản đặc tả đề kiểm tra đánh giá
(Dùng cho các đề KTĐG do giáo viên thiết kế, phục vụ đánh giá trong lớp học)

Bản đặc tả đề KTĐG (sau đây gọi là đề thi) cần bao gồm những nội dung chính sau:
I. Mục đích của đề thi
Phần này cần trình bày rõ đề thi sẽ được sử dụng phục vụ mục đích gì. Các mục đích sử dụng của đề thi có thể bao gồm (1 hoặc nhiều hơn 1 mục đích):
Cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực tại thời điểm đánh giá của học sinh.
Dự đoán sự phát triển, sự thành công của học sinh trong tương lai.
Nhận biết sự khác biệt giữa các học sinh.
Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học.
Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của học sinh so với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra.
Chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của học sinh để có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp.
Đánh giá đầu vào và đầu ra để đo lường mức độ đạt được của học sinh.
II. Mục tiêu dạy học
Phần này cần trình bày chi tiết mục tiêu dạy học: những kiến thức và năng lực mà người học cần chiếm lĩnh và sẽ được yêu cầu thể hiện thông qua bài thi.
Khuyến khích sử dụng Thang năng lực của Bloom (bản điều chỉnh, 2000) để mô tả mục tiêu nhận thức.
III. Bảng ma trận trọng số nội dung và năng lực đánh giá
Đây là bảng hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà học sinh sẽ được đánh giá thông qua đề thi. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, giáo viên đưa ra một tỷ trọng cho phù hợp.
Bảng ma trận trọng số nội dung và năng lực đánh giá có thể có định dạng như sau:
Nội dung/ Chủ đề
Trọng số
(%)
Năng lực/ Cấp độ nhận thức



Nhớ
Hiểu
Áp dụng
Phân tích
……

A
x
a
b
….
…..
….

B
y






C
z






……
…..






Tổng
100%






Tùy theo đặc thù môn học, đặc thù lớp học, đặc thù bài KTĐG, giáo viên có thể dùng những hệ thống miêu tả năng lực khác nhau cho phù hợp.
Với thang năng lực Bloom, có thể sử dụng 6 cấp độ độc lập, hoặc ghép thành 3 tổ hợp năng lực: Tái hiện (Nhớ); Tái tạo (Hiểu – Áp dụng); Lập luận sáng tạo (Phân tích – Đánh giá – Sáng tạo).
IV. Cấu trúc đề thi
Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề thi; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi.
Bám sát Bảng trọng số nội dung và năng lực đánh giá, giáo viên cần chỉ rõ mỗi câu hỏi sẽđược sử dụng để đánh giá(những) nội dung và năng lực nào.
Cấu trúc đề thi có thể dưới dạng bảng (phát triển từ Bảng trọng số nội dung và năng lực đánh giá), hoặc dưới dạng văn bản mô tả chi tiết.
Ví dụ về 1 cấu trúc đề thi (được chuyển từ bảng trọng số nội dung sang)
Nội dung/ Chủ đề
Trọng số
(%)
Năng lực/ Cấp độ nhận thức



Cấp độ 1
(Loại câu hỏi: ….)
Cấp độ 2
(Loại câu hỏi: ….)
Cấp độ 3
(Loại câu hỏi: ….)



SL
TG








A
x










B
y










C
z










……
…..










Tổng
100
….
….
……















Tổng thời gian
45 phút






Ghi chú: Giải thích ý nghĩa từng cấp độ 1 (VD: Cấp độ 1: Tái hiện – Nhớ)
Các chữ viết tắt: SL = số lượng; TG = thời gian làm bài dự kiến; Đ = điểm
Đề thi gồm: (Tổng số câu hỏi; trong đó bao nhiêu câu từng loại câu hỏi)
V. Ghi chú
Phần này ghi lại toàn bộ những điểm cần chú ý mà người thiết kế Bản đặc tả đề thi nhận thấy chưa được đề cập ở những phần trên, nhưng cần phải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)