Mảnh trăng cuối rừng

Chia sẻ bởi Đồng Thị Lợi | Ngày 21/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Mảnh trăng cuối rừng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đọc văn
- Nguyễn Minh Châu -
Hình tượng Nguyệt:
Hình tượng Nguyệt được miêu tả trong sự quan sát, nhận xét và lời kể của chàng lái xe tên Lãm.
- Lãm gặp Nguyệt rất tình cờ. Lúc đó Nguyệt chỉ là người đi nhờ xe.
* Vẻ đẹp ngoại hình:
- Qua ánh đèn gầm, vẻ đẹp của Nguyệt hiện ra:
"Một đôi gót chân hồng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá"
- Qua ánh đèn tù mù của đoàn xe xích, Lãm nhận thấy vẻ đẹp của cô gái:
"Một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi toả ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ"
- Dưới ánh trăng - vẻ đẹp Nguyệt còn được soi sáng bằng ánh trăng.
"Từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao!"
"Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường!"
Một vẻ đẹp đầy chất thơ, chất lãng mạn
Nguyệt : Trăng - Trăng : Nguyệt
Mảnh trăng - Thiếu nữ
ánh trăng đã góp phần làm cho Nguyệt xinh đẹp, hư ảo
Vẻ đẹp của Nguyệt chủ yếu được soi sáng bằng tình yêu của Lãm
Khi xe Lãm gặp nguy hiểm, Nguyệt đã hết lòng giúp đỡ
Khi thì nhanh nhẹn dẫn đường
Khi thì làm cọc tiêu cho xe đi theo
Khi thì vượt sông buộc dây tời để kéo xe sang
Khi dũng cảm dập lửa cứu xe cháy
Khi nhận nguy hiểm về phần mình, nhường chỗ an toàn cho người chiến sĩ lái xe
Cô đã chủ động, bình tĩnh, tự tin, dày dặn kinh nghiệm trong việc sử lý tình huống khó khăn
"Anh bị thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp ở đó"
Câu nói mang ý nghĩa cao quý của lòng hy sinh
Nguyệt dám xả thân bảo vệ đồng đội, bảo vệ xe và hàng chi viện cho tiền phương
"Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được"
Câu nói coi thường sự nguy hiểm, trấn an bạn đường
Tinh thần quả cảm, dũng mãnh
Vẻ đẹp kỳ diệu nhất ở tâm hồn cô gái là: Tình yêu thuỷ chung, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống
Nguyễn Minh Châu kể rằng: "Trước khi chiến tranh xảy ra ác liệt, cô Nguyệt có tham gia xây dựng một chiếc cầu. Vào thời gian Lãm - Nguyệt gặp nhau, chiếc cầu ấy "bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt". Và nhà văn đã dụng ý tả khá kĩ cảnh đổ nát của cây cầu đó: "Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiếm đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời". Chính trong khung cảnh ấy, Nguyễn Minh Châu đã để cho Lãm suy ngẫm một lần nữa về sợi chỉ xanh óng ánh, nhỏ bé, nhưng không thể đứt, không thể bị tàn phá của tình yêu. Một tương quan đầy ý nghĩa giữa cái to lớn và cái nhỏ bé, cái khả diệt và cái bất khả diệt. Và ý nghĩa ấy là gì, nếu không phải là sự chiến thắng của tình yêu đối với chiến tranh, của sự sống con người trước cái chết mà kẻ thù cố tình gieo rắc?"
(Sách "Giảng văn văn học Việt Nam")
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đồng Thị Lợi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)