Mạng TB, A.Nucleic va tổng hợp Protein
Chia sẻ bởi Lê Huân |
Ngày 23/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Mạng TB, A.Nucleic va tổng hợp Protein thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SINH HỌC B
Giảng viên: GVC. ThSĩ Nguyễn Thị Sáu
Khoa : Công nghệ Thực phẩm
TP.HCM, Tháng 3 năm 2010
PHẦN A: SINH HỌC TẾ BÀO VÀ HÓA SINH
II. TẾ BÀO, A.NUCLEIC, SINH TỔNG HỢP PROTEIN:
1. TẾ BÀO – Phân biệt TB vi khuẩn, động vật và thực vật:
Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật. Trong thực tế không tồn tại một dạng tế bào chung nhất cho tất cả các cơ thể sinh vật mà tế bào phân hóa ở nhiều dạng khác nhau trong quá trình tiến hóa của sinh vật. Ngày nay nhờ kỹ thuật kính hiển vi điện tử, người ta đã xác lập được 2 dạng tổ chức tế bào:
-Dạng có nhân nguyên thủy, có tổ chức còn nguyên thủy, chưa có màng nhân (procaryota).
- Dạng tế bào có nhân chính thức (Eukaryota).
Hình dạng, kích thước, chức năng, cấu tạo, thành phần hóa học của tế bào.
Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể.
a. Hình dạng: Thay đổi theo vị trí và chức năng như hình tròn (tế bào máu), hình trụ (như biều mô dạ dày và ruột), hình vuông (như tế bào hợp thành túi tuyến giáp trạng), hình tháp hay hình sao (như tế bào thần kinh).
b. Kích thước: Rất nhỏ, có thể thay đổi từ 5 - 200 µm (1/1.000mm). Trong cơ thể người nơron tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất; và noãn (tế bào trứng chín) là loại tế bào lớn nhất.
Hình dạng tế bào
2. Các bào quan:
Tế bào được một màng bao bọc gọi là màng tế bào, bên trong màng là chất nguyên sinh (protoplasm), gồm tế bào chất (cytoplasm), nhân và các bào quan (organelle) khác. Cấu trúc tế bào của cơ thể động vật và thực vật có khác nhau.
2.1. Mạng nội chất (ER): mạng nội chất nối liền với màng ngoài của nhân ở một số vị trí. Mạng nội chất giống như một hệ thống ống và túi, tròn hay dẹp, thông thương với nhau và có màng bao quanh (cisternae). Khoảng giữa hai màng của túi, ống được gọi là khoang (lumen). Ở hầu hết tế bào, mặt ngoài của mạng nội chất có các thể ribô gắn vào, được gọi là mạng nội chất hạt (RER), nơi không có các thể ribô được gọi là mạng nội chất trơn (SER)
Mạng nội chất (ER):
2.1. Mạng nội chất (tt)
Chức năng:
Tạo ra một hệ thống thông tin giữa nhân là trung tâm điều khiển và phần còn lại của tế bào.
Hầu hết protein liên kết với màng hay được vận chuyển bởi mạng nội chất được tổng hợp bởi thể ribô của mạng nội chất hạt. Protein tổng hợp từ các thể ribô tự do trong tế bào chất sẽ thực hiện chức năng trong dịch tế bào chất.
Là nơi chứa các protein và các protein này có cả hai chức năng, vừa là thành phần cấu trúc vừa là enzim xúc tác các phản ứng hóa học.
2.2. Hệ Golgi
Cấu tạo: Hệ golgi gồm một hệ thống túi dẹp có màng bao và xếp gần như song song nhau. Mặt phía gần nhân được gọi là mặt cis, phía đối diện là mặt trans. Các túi chuyên chở chứa bên trong lipid và protein mới được tổng hợp, được tách ra từ màng của mạng nội chất hòa vào các túi dẹp của hệ Golgi ở mặt cis.
Vai trò: là tồn trữ, biến đổi (cô đặc lại) và bọc các sản phẩm tiết lại. Mặc dù sự tổng hợp protein không xảy ra ở hệ Golgi, nhưng những đường đa được tổng hợp tại đây từ các đường đơn sẽ được gắn vào lipid hay protein để tạo ra glycolipid hay glycoprotein. Các túi được tách ra từ hệ Golgi có vai trò quan trọng làm tăng bề mặt của màng tế bào. Khi túi được chuyển đến bề mặt của màng sinh chất, chúng sẽ được gắn vào màng này, sau đó vỡ ra và phóng thích chất ra bên ngoài tế bào trong quá trình ngoại xuất bào, một phần hay tất cả màng của túi được hòa vào màng sinh chất hay trở về hệ Golgi.
Hệ Golgi
2.3 Tiêu thể (lysosome)
Là những túi dự trữ các enzim tiêu hóa có khả năng thủy phân các đại phân tử trong tế bào. Tiêu thể là một thể có màng bao bọc, là màng không thấm.
Nếu màng của tiêu thể bị vỡ ra, các enzim được phóng thích vào trong tế bào chất và lập tức các đại phân tử trong tế bào sẽ bị phân giải vì vậy tiêu thể hoạt động như một hệ thống tiêu hóa của tế bào, có khả năng tiêu hóa các vật liệu có kích thước lớn được mang vào tế bào do sự nội nhập bào. Enzim tiêu hóa được tổng hợp ở vùng hạt của mạng nội chất, được bọc lại ở vùng trơn trong các túi chuyên chở và được chuyển đến hệ Golgi.
Sự tiêu hoá nội bào có sự tham gia của tiêu thể
2.4 Không bào
Được tìm thấy cả ở tế bào thực vật và động vật, đặc biệt rất phát triển ở tế bào thực vật. Có một màng bao quanh, bên trong chứa một dịch lỏng, với nhiều loại không bào khác nhau về chức năng. Ở một số động vật nguyên sinh, có không bào đặc biệt gọi là không bào co bóp (contractile vacuole) giữ vai trò quan trọng trong sự thải nước ra khỏi tế bào hay các không bào tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, ở vi khuẩn và vi khuẩn lam có không bào khí chứa khí giúp tế bào nổi lên mặt nước và điểm đặc biệt là màng bao của không bào khí được cấu tạo bằng protein.
Màng không bào có tính thấm đặc biệt và có thể điều khiển sự di chuyển vật chất qua màng này.
Không bào tích nước bằng sự thẩm thấu, trương lên và đẩy tế bào chất ra sát vách tế bào, áp lực này tạo cho tế bào một sức trương nhất định.
Vách tế bào đủ cứng rắn để giữ cho tế bào không bị vỡ ra. Sức trương của tế bào rất quan trọng, nó giúp cho các cơ quan của cây như lá, thân non đứng vững được. Khi sức trương này không còn nữa, cây sẽ héo.
Nhiều chất quan trọng cho đời sống của thực vật được chứa trong không bào: các hợp chất hữu cơ như đường, các acid hữu cơ, acid amin, một vài protein, sắc tố antocianin cho màu tím, xanh và đỏ đậm thường thấy trong cánh hoa, trái và lá vào mùa thu.
Áp suất thẩm thấu cao của không bào giúp cho cây có thể hấp thu được nước ở đất rất khô bằng sự thẩm thấu.
Ngoài ra, không bào còn là nơi tích chứa những chất thải do các quá trình biến dưỡng. Một số chất thải có thể được sử dụng lại dưới tác dụng của enzim. Chức năng này rất quan trọng vì cây không có thận hay các cơ quan khác để thải chất bã như động vật, thực vật thải chất bã khi rụng lá.
2.5 Ty thể
Ty thể là nơi tổng hợp năng lượng chủ yếu của tế bào nhân thật, là nơi diễn ra quá trình hô hấp, lấy năng lượng từ thức ăn để tổng hợp ATP là nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động của tế bào như để co cơ hay cung cấp cho các bơm hoạt động trong sự vận chuyển tích cực qua màng tế bào. Số lượng ty thể tùy thuộc vào mức độ hoạt động của tế bào. Giống như nhân, mỗi ty thể được bao bọc bởi hai màng, màng ngoài trơn, màng trong với các túi gấp nếp, sâu vào bên trong chất căn bản làm gia tăng diện tích của màng trong lên rất nhiều. Ty thể có chứa ADN, thể ribô riêng nên có thể nhân lên độc lập với sự phân chia của nhân.
2.6 Lạp thể
Được tìm thấy trong hầu hết tế bào thực vật, trừ tế bào nấm, mốc và tế bào động vật, có thể quan sát được dưới kính hiển vi thường. Có hai loại lạp chính là sắc lạp và vô sắc lạp.
a. Lục lạp (chloroplast): Lục lạp là sắc lạp có chứa diệp lục tố (chlorophyll), và các sắc tố vàng hay cam gọi là carotenoid. Phân tử diệp lục tố hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp ra các phân tử hữu cơ phức tạp (đặc biệt là đường) từ các nguyên liệu vô cơ như nước và khí carbonic, chất thải ra là ôxy.
Dưới kính hiển vi điện tử, một lục lạp được bao bọc bởi hai màng và vô số các túi dẹp có màng bao được gọi là thylakoid nằm trong chất cơ bản gần như đồng nhất được gọi là stroma.
Thylakoid hoặc phân bố khắp trong stroma, hoặc xếp chồng chất lên nhau được gọi là grana (cột). Diệp lục tố và carotenoid gắn trên màng thylakoid. Lục lạp cũng có chứa ADN và thể ribô riêng như ty thể.
b. Sắc lạp không có diệp lục tố: Thường có màu vàng hay cam (đôi khi có màu đỏ) vì chúng chứa carotenoid. Sắc lạp này làm cho hoa, trái chín, lá vàng có màu vàng đặc trưng. Một số sắc lạp không bao giờ chứa diệp lục tố, một số khác thì mất diệp lục tố, đây là trường hợp của trái chín và lá mùa thu.
c. Vô sắc lạp: Vô sắc lạp có chứa các vật liệu như tinh bột, dầu và protein dự trữ. Lạp có chứa tinh bột được gọi là bột lạp, thường gặp ở hột như lúa và bắp, hay dự trữ trong rễ và thân như carot và khoai tây, ngoài ra có thể hiện diện trong tế bào ở các phần khác của cây. Tinh bột là hợp chất dự trữ năng lượng dưới dạng từng hạt. Cây có hột giàu tinh bột là nguồn lương thực giàu năng lượng.
Hình 1.10 Cấu tạolục lạpA. Tế bào thực vật; B. Cấu tạo một lục lạp; C. Ảnh hiển vi điện tử lục lạp 1. Màng ngoài; 2. Màmg trong; 3. Cột; 4. Túi dẹp (thylakoid); 5. Chất nền
1
2
3
4
5
A B
C
2.7 Thể ribô
Thể ribô là những hạt nhỏ không có màng bao có đường kính từ 25 - 30nm, trong tế bào chất chứa vài triệu thể ribô. Thể ribô gồm hai bán đơn vị (phần) được tạo ra trong hạch nhân từ những phân tử ARN và protein. Ở tế bào nhân thật các bán đơn vị này đi qua lỗ của màng nhân ra ngoài tế bào chất, nơi đây chúng sẽ kết hợp với phân tử mARN để tổng hợp protein. Thể ribô trược dọc theo sợi mARN tạo ra một chuổi thể ribô được gọi là polyribosom hay polysom, các thể ribô sau khi tổng hợp protein vẫn tiếp tục tự do trong tế bào chất hay chúng có thể gắn vào bề mặt của mạng nội chất. Chúng có thể gắn trên vùng hạt của mạng nội chất hay trôi nổi trong tế bào chất. Protein được tổng hợp từ các thể ribô tự do trong tế bào chất thì không được đưa ra khỏi tế bào hay tham gia vào cấu trúc màng tế bào mà là những enzim trong dịch tế bào chất.
Tế bào động vật thường không có vỏ bao ngoài, không có lục lạp, phân bào bằng sự hình thành eo thắt.
Tế bào thực vật có lớp vỏ bao ngoài polysaccharid. trong tế bào chất có chứa các không bào. Bộ máy phân bào thường thiếu trung tử. Đa số tế bào thực vật có lục lạp là cơ quan chuyển hóa quang năng thành hóa năng. Sự phân chia tế bào chất thực hiện nhờ sự phát triển một vách ngăn mới chia tế bào thành 2 phần bằng nhau.
Trong cơ thể động vật và thực vật các tế bào phân hóa khác nhau, phụ thuộc vào chức năng riêng của chúng.
Ở các động vật đơn bào, cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng có nhiều cơ quan nhỏ (cơ quan tử) đảm nhiệm các chức năng khác nhau, giống như động vật đa bào.
Tất cả các dạng tế bào khác nhau phản ảnh tính chất tiến hóa đa dạng của vật chất sống, cho phép tế bào thích nghi với những chức năng khác nhau, thích nghi với điều kiện sống khác nhau.
2.8 Trung thể
Ở tế bào động vật, bên ngoài nhân có một vùng được gọi là trung thể bao gồm hai bào quan được gọi là trung tử (centriole). Trung tử hiện diện từng đôi và xếp thẳng góc nhau. Khi có trung tử chúng là nơi xuất phát của thoi vi ống trong lúc tế bào phân cắt. Ở tiết diện ngang,trung tử có cấu trúc đồng đều với chín nhóm ba vi ống xếp thành đường tròn.
Thể gốc có cấu tạo giống hệt trung tử, được tìm thấy ở gốc của các tiêm mao và roi.Trung tử và thể gốc có mối liên quan với nhau. Thí dụ, thể gốc ở roi của nhiều loại tinh trùng trở thành một trung tử của tế bào trứng sau khi thụ tinh, trung tử của tế bào ở thành của ống dẫn trứng phân cắt thành thể gốc tiêm mao hoạt động nhịp nhàng để đưa trứng đến nơi thụ tinh.
2.9. Nhân (nucleus)
Nhân đóng vai trò quan trọng trong sự sinh sản của tế bào, là trung tâm của mọi hoạt động của tế bào và còn có vai trò quan trọng trong việc xác định các đặc điểm di truyền.
Nhân chứa hai cấu trúc phân biệt được là nhiễm sắc thể và hạch nhân. Dưới kính hiển vi điện tử, có thể thấy được hai cấu trúc này nằm trong một khối chất vô định hình có dạng hạt, được gọi là chất nhân. Nhân được bao bọc bởi màng nhân gồm hai màng phân biệt được.
2.9.1. Nhiễm sắc thể
Hình sợi dài, gồm ADN và protein, quan sát được rõ ràng trong lúc tế bào đang phân chia.
ADN là vật liệu chứa các đơn vị cơ bản của sự di truyền được gọi là gen, protein làm thành những phần lõi giống như những cuộn chỉ, sợi ADN quấn lên đó, tạo nên cấu trúc thể nhân.
Gen được sao chép khi tế bào phân cắt để mỗi tế bào con đều có một bản sao. Tất cả gen trong tế bào được gọi là bộ gen. Gen được xem là trung tâm của sự sống, chúng mã hóa các thông tin cần thiết cho sự tổng hợp các enzim, để điều hòa vô số các phản ứng hóa học tiêu biểu của tế bào và của sinh vật.
Thông tin di truyền mang bởi các gen là trình tự các nucleotid, của phân tử ADN. Trình tự này xác định trình tự của acid amin trong phân tử protein được tổng hợp trong tế bào chất.
2.9.2. Màng nhân
Màng nhân ngăn cách môi trường bên trong nhân và tế bào chất bao quanh, là nơi cho hai đầu nhiểm sắc thể bám vào.
Màng nhân gồm hai màng, màng ngoài và màng trong, khoảng ngăn cách giữa hai màng là vùng ngoại vi. Dưới kính hiển vi điện tử hai màng của màng nhân được ngắt quảng bởi các lỗ. Màng nhân có tính thấm chọn lọc cao.
Sự trao đổi chất xuyên qua các lỗ được kiểm soát nghiêm ngặt và có tính chọn lọc rất cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số phân tử có thể đi xuyên qua màng sinh chất vào tế bào chất, nhưng lại không thể xuyên qua màng nhân để vào nhân, ngay cả những phân tử có kích thước nhỏ hơn lỗ nhân, trong khi đó có những phân tử lớn hơn lỗ nhân lại có thể đi qua được
2.9.3. Hạch nhân
Hạch nhân thường được thấy rõ nhất lúc tế bào không phân chia.
Nhân chứa một đến nhiều hạch nhân. Là một phần của nhiễm sắc thể nên hạch nhân cũng gồm ADN và protein.
ADN của hạch nhân gồm nhiều bản sao của gen làm khuôn tổng hợp rARN cho thể ribô. Sau khi được tổng hợp, rARN kết hợp với protein rồi rời khỏi hạch nhân và đi ra tế bào chất, nơi đây chúng trở thành một thành phần của thể ribô. Do vậy, khi tế bào ít tổng hợp protein hạch nhân rất nhỏ hay gần như vắng mặt.
2.10 Tế bào chất: là thành phần của chất nguyên sinh gồm phần dịch lỏng là dịch tế bào chất và bộ khung protein được gọi là khung xương tế bào.
2.10.1 Dịch tế bào chất
Là phần dịch lỏng của tế bào chất, không màu, hơi trong suốt, đàn hồi, không tan trong nước. Thành phần chính của dịch tế bào chất là nước, ngoài ra còn có các đại phân tử protid, lipid và glucid. Dịch tế bào chất có thể chuyển từ trạng thái sol sang gel và ngược lại. Là nơi xảy ra các phản ứng của các quá trình trao đổi chất trong tế bào.
2.10.2 Khung xương tế bào
Các bào quan trôi nổi tự do trong dịch tế bào chất của tế bào nhân thật hoặc chúng có thể gắn vào hệ thống sợi protein phức tạp bên trong, được gọi là khung xương tế bào. Cái sườn protein này tạo hình dạng của tế bào, tham gia vào các cử động của tế bào và đặc biệt quan trọng trong lúc tế bào phân chia.
2.11. Vách tế bào và vỏ tế bào
2.11.1 Vách tế bào thực vật
Vách tế bào là đặc điểm của tế bào thực vật để phân biệt với tế bào động vật, vách bảo vệ tế bào, giữ hình dạng, tránh sự mất nước cũng như chống sự xâm nhập của các vi sinh vật.
2.11.2 Vỏ của tế bào động vật
Ở thực vật, nấm và vi khuẩn, vách tế bào riêng biệt với màng tế bào, ngược lại ở tế bào động vật, vỏ không độc lập với màng. Các carbohydrate cấu tạo nên vỏ tế bào thành lập các cầu nối hóa trị với các phân tử lipid hay protein trên màng tế bào. Kết quả tạo ra các glycolipid hay glycoprotein, do đó vỏ tế bào còn được gọi là glycocalyx. Lớp này nằm bên ngoài.
2.13. Tiêm mao và roi
Ở một số tế bào động vật và tế bào thực vật có một hay nhiều sợi tơ giống như tóc cử động được ở bề mặt ngoài của tế bào. Nếu chỉ có một vài sợi và có chiều dài tương đối dài hơn so với chiều dài của tế bào thì được gọi là roi, nếu có rất nhiều và ngắn thì được gọi là tiêm mao.
3. Phân biệt tế bào vi khuẩn, động vật và thực vật
4. Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Sự vận chuyển vật chất qua màng TB (tt)
Màng tế bào đóng vai trò vận chuyển vật chất ra vào tế bào, tiếp nhận và truyền đạt thông tin từ ngoài vào, duy trì một môi trường riêng cho tế bào so với môi trường. Màng bào quan thì duy trì một môi trường riêng cho bào quan so với bào tương. Sự vận chuyển qua màng tế bào được chia làm hai loại lớn: VẬN CHUYỂN VÀ ẨM THỰC BÀO
- Vận chuyển thấm: Bao gồm vận chuyển thụ động, vận chuyển có trung gian (có trợ lực) và vận chuyển chủ động.
4.1. Sự vận chuyển thụ động:
Khuếch tán đơn giản: Một chất khuếch tán sẽ khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn.
+ Cách khuếch tán này chỉ tùy thuộc vào gradient nồng độ, cũng như không cần có sự tham gia của một tác nhân nào khác.
+ Sự khuếch tán của một chất qua màng tế bào được gọi là sự vận chuyển thụ động bởi vì tế bào không tiêu tốn năng lượng cho quá trình này.
+ Vận tốc tùy thuộc vào sự chênh lệch của gradient nồng độ và tùy thuộc vào vận tốc khuếch tán qua vùng kỵ nước của lớp lipid kép. Nước là phân tử khuếch tán một cách tự do xuyên qua màng,ngoài ra có một số chất cũng được khuếch tán qua màng theo như cách trên như những phần tử không phân cực như O2, N2 và những chất hòa tan trong lipid.
*
Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào (tt):
* Khuếch tán có trợ lực
Nhiều phân tử phân cực và các ion không thể khuếch tán qua màng phospholipid, khi đó phải có sự trợ lực của những protein vận chuyển trên màng, hiện tượng này được gọi là sự khuếch tán có trợ lực.
Protein vận chuyển có nhiều đặc điểm của enzim. Vì có đặc điểm của một enzim nên chuyên biệt đối với cơ chất của nó, một protein màng thì chuyên biệt đối với một chất mà nó vận chuyển và có những điểm gắn đặc biệt tương tự như hoạt điểm của một enzim.
4. Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào (tt):
4.2. Sự vận chuyển tích cực
Một số protein có thể chuyển các chất đi ngược lại gradient nồng độ của chất đó, xuyên qua màng tế bào một chất từ nơi có nồng độ thấp đi đến nơi có nồng độ cao. Sự vận chuyển này tương tự như sự lên dốc. Ðể bơm các chất đi ngược lại chiều của hướng khuếch tán theo gradient nồng độ nên tế bào phải sử dụng năng lượng, vì thế sự vận chuyển theo cách này được gọi là sự vận chuyển tích cực.
Sự vận chuyển tích cực là một khả năng quan trọng của tế bào để giữ lại trong tế bào một chất nào đó ở một nồng độ rất khác với nồng độ của chúng trong môi trường chung quanh.
4.3. Ẩm thực bào
Là hình thức vận chuyển có sử dụng những túi làm bằng màng sinh chất. Có 4 hình thức: ẩm bào (pinocytosys), nội thực bào (endocytosys), thực bào (phagocytosys) và ngoại tiết bào (exocytosys).
Nhập bào là quá trình vận chuyển từ gian bào vào bào tương, trong đó khối vật chất sau khi vào bào tương vẫn được ngăn cách bằng một lớp màng: khối vật chất được cách li nhờ sự dính màng giữa hai lớp lipid phía ngoại bào, sau đó được chuyển hẳn vào bào tương. Có hai kiểu nhập bào: ẩm bào và thực bào. Ẩm bào có thể thấy ở hầu hết các tế bào, trong khi thực bào chỉ xảy ra ở một số loại tế bào.
Ẩm bào: Là sự tiếp thu không đặc hiệu các chất hòa tan trong dịch ngoại bào. Màng bào tương lõm xuống thành một cấu trúc gọi là lõm mặc áo (coated pit), sau đó bứt vào bên trong nhờ kết hợp màng, tạo thành nang mặc áo (coated vesicle). Phía dưới màng có một lớp lưới protein clathrin. Chính lưới này tạo ra lực kéo màng bào tương lõm xuống và xảy ra kết hợp màng.
Lõm mặc áo chỉ tồn tại khoảng một phút, còn nang mặc áo chỉ trong vài giây. Ẩm bào là cách mà tế bào liên tục hấp thu vật chất từ dịch ngoại bào. Mỗi phút, một nguyên bào sợi nuôi cấy có thể nuốt vào đến 2500 nang. Như vậy, màng ngoại bào bị liên tục chuyển thành màng nội bào và có một quá trình ngược lại (xuất bào) để cân bằng.
*
Nội thực bào Giống ẩm bào ở chỗ màng cũng bao lấy mồi tạo thành túi để đưa mồi vào bào tương. Khác ẩm bào ở chỗ mồi là đặc hiệu, phải có ổ tiếp nhận (receptor) nhận diện mồi.
Thực bào
Thực bào là một dạng nhập bào đặc biệt, trong đó những hạt khá lớn về kích thước (vi sinh vật, mảnh xác tế bào...) được chuyển vào bên trong bào tương qua cơ chế giả túc và nhập màng.
Chỉ có hai loại tế bào thực hiện được chức năng này là đại thực bào và bạch cầu hạt trung tính. Ðại thực bào lưu thông trong máu hoặc tập trung ở một số cơ quan hàng rào ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập. Trong gan, tập trung tạo thành những cấu trúc hình ống, dòng máu chảy qua ống sẽ được lọc khỏi các hạt lạ.
*
4.5. Ngoại tiết bào Là hiện tượng các túi bài tiết chứa chất thải hoặc chất chứa từ bào tương đến áp sát màng, hòa màng túi vào màng tế bào, mở túi và thải các chất ấy ra khỏi màng tế bào.
Xuất bào là quá trình vận chuyển khối vật chất được ngăn cách với dịch bào tương từ trước đó bởi một lớp màng nội bào, ra khoang gian bào. Ðối tượng xuất bào gồm các túi chế tiết do Golgi hình thành và thể cặn bã tạo ra từ tiêu thể thứ cấp. Trước hết, xảy ra sự dính giữa hai lớp lipid hướng về dịch bào tương. Sau đó, màng của túi hòa nhập với màng bào tương, nhờ đó khoảng không bên trong túi được mở thông với khoảng gian bào.
*
5. Axit nucleic và sinh tổng hợp protein:
5.1. Nucleic acid
Nucleic acid, vật chất mang thông tin di truyền của các hệ thống sống, là một polymer hình thành từ các monomer là nucleotide. Nucleic acid gồm hai loại là desoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).
1. Nucleotid
Là đơn vị cấu trúc cơ bản của nucleic acid.
Mỗi nucleotide có 3 thành phần cơ bản: nhóm phosphate, đường pentose (đường 5 carbon) và môt base nitơ.
5.1. Nucleic acid (tt)
Các base nitơ thuộc hai nhóm: các purine gồm adenine và guanine, các pyrimidine gồm thymine, cytosine và uracil.
Các nucleotide đươc nối với nhau băng liên kết phosphodiester tạo thành chuỗi dài.
Trình tự chính xác của các base trong DNA và RNA đặc trưng cho thông tin di truyền của tế bào và cơ thể.
2. DNA - Desoxyribonucleic acid
2.1. Cấu trúc
Phân tử DNA là môt chuỗi xoắn kép gồm hai sợi đơn. Mỗi sợi đơn là mộtt chuỗi nucleotide. Mỗi nucleotide gồm ba thành phần: nhóm phosphate, đường desoxyribose và một trong bốn base adenine, cytosine, guanine và thymine). Hai sợi đơn kết hợp với nhau nhờ các liên kết hydrogen hình thành giữa các base bổ sung nằm trên hai sợi: A bổ sung cho T và C bổ sung cho G. Mỗi sợi đơn có một trình tự đinh hướng với một đầu 5’phosphate tự do, đầu kia là 3’ hydroxyl tự do (quy ước là 5’ ® 3’. Hướng cua hai sơi đơn trong chuỗi xoắn kép ngược nhau, nên được gọi là hai sợi đối song.
Các trình tự duy nhất: là các gen mã hóa cho các protein, có trình tự đặc trưng cho từng gen.
(a) Cấu trúc của DNA (b) Cấu trúc hóa học của một phần DNA
Thymine (T)
Adenine (A)
Cytosine (C)
Phosphate
Đường (deoxyribose)
Guanine (G)
DNA nucleotide
Trục đường-phosphate Các base
2.2. Tính chất và vai trò của DNA
- Tính chất
DNA có tính đặc trưng bởi số lượng thành phần, trật tự và cách xắp xếp của các nucleotide trong cấu trúc.
Hàm lượng DNA đặc trưng cho mỗi loài, tỷ lệ A + G/T+ X cũng đặc trưng cho loài.
Tính ổn định : tính đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể qua cơ chế nhân đôi, phân ly và tổ hợp qua quá trình gián phân, giảm phân và thụ tinh.
Hoạt động gián phân là để duy trì DNA giữ được tính đặc trưng và ổn định qua các thế hệ.
Sự nhân đôi và phân ly của nhiễm sắc thể và DNA trong giảm phân thành giao tử đơn bội sau đó nhờ thụ tinh để khôi phục bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội duy trì được tính đặc trưng và ổn định của DNA qua các thế hệ của loài sinh sản hữu tính.
*
2.2. Tính chất và vai trò của DNA
- Vai trò của DNA
+ DNA là nơi lưu giữ các thông tin di truyền - là cơ sở di truyền ở mức phân tử-tham gia vào cấu trúc của nhiễm sắc thể. Là thành phần không thể thiếu được trong bất kỳ mọi cấu trúc tế bào nào.
+ Truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ thông qua sự sao chép (tái bản) phân tử ADN mẹ thành 2 phân tử DNA con giống nhau, và thông qua sự phân ly của hai DNA convề hai tế bào con khi phân bào.
+ DNA có chức năng phiên mã cho ra các RNA, từ đây sẽ dịch mã để tạo nên protein đặc thù và tạo nên tính trạng đa dạng của sinh vật.
*
3. RNA - (Ribonucleic acid)
Phân tử RNA có cấu tạo tương tự DNA với ba điêm khác biệt sau:
- Phân tử RNA là chuôi đơn.
- Đương pentose cua phân tử DNA là ribose (C5H10O5) thay vi deoxyribose.
- Thymine, môt trong bốn loại base hinh thành nên phân tử DNA, đươc thay thế băng uracil trong phân tử RNA.
Trong tế bào có ba loại RNA cơ bản đưọc phân loại theo chức năng, mỗi loại đều có cấu trúc đặc thù riêng.
3.1. RNA thông tin ( mRNA)
Có cấu trúc mạch đơn, chiếm 3-5% tổng số RNA, chịu trách nhiệm mang thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài.
- Trong quá trình sao mã, đầu 5’ được gắn với 7-methylguanosine và ba nhóm phosphat. (GPPP)
- Phân tử mRNA khi mới sao mã xong chứa một lượng nucleotid rất lớn - gồm các đoạn Exon (mang mã thật sự) xen với các đoạn Intron (không mang mã). Trước lúc ra khỏi nhân, các đoạn Intron được cắt đi và nối các đoạn Exon lại với nhau trở thành mRNA thực sự.
3.2. RNA vận chuyển (tRNA)
Là các RNA nhỏ, chiếm 10-15% - có nhiệm vụ mang các amino acid đặc hiệu đến ribosom trong quá trình giải mã.
Sự kết hợp giữa amino acid với tRNA nhờ enzyme đặc hiệu là amynoacyl-tRNA synthetase (AAS) cũng đặc hiệu cho từng amino acid.
tRNA có cấu trúc không gian hình chĩa ba với một số vòng tạo xoắn theo nguyên tắc bổ sung và một số vòng không tạo xoắn trên tRNA có các vị trí đặc biệt sau
3.3. rRNA (RNA riboxom)
rRNA là thành phân cơ bản của ribosome, vừa đóng vai trò xúc tác và cấu trúc trong sự tổng hợp protein.
5.2. Sinh tổng hợp protein
5.2.1. Mã di truyền
Do chỉ có bốn loại nucleotide khác nhau trong mRNA và có đến 20 loại amino acid trong protein nên sự dịch mã không thể được thực hiện theo kiểu tương ứng một nucleotide-một amino acid được.
Mỗi amino acid được mã hóa bởi ba nucleotide liên tiếp trên DNA (hoặc RNA tương ứng), bộ ba nucleotide này được gọi là một codon.
Với 4 loại nucleotide khác nhau sẽ có 43 = 64 codon khác nhau được phân biệt bởi thành phần và trật tự của các nucleotide. Trong số này có 3 codon kết thúc là UAA, UAG và UGA có nhiệm vụ báo hiệu chấm dứt việc tổng hợp chuỗi polypeptide. Trong 61 mã còn lại có nhiều codon cùng mã hóa cho một amino acid .
Hình 2.1. Các thành phần chức
năng của ribosome
Tóm tắt sự phiên mã và giải mã:
Trước hết, khi sợi đôi ADN của một gen được hoạt hóa, ARN polymeraz có thể nhận biết và gắn vào vùng khởi đầu phiên mã. ADN dùng làm khuôn tổng hợp phân tử mARN sợi đơn. Sự phiên mã của ADN bắt đầu ở dấu hiệu khởi đầu và chấm dứt ở trình tự kết thúc.
mARN mang thông tin dưới dạng mã bộ ba, dùng làm khuôn để tổng hợp protein. Khi thể ribô di chuyển dọc mARN, chúng đọc các mã từ đầu 5’ của sơi ARN. Các acid amin tạo ra chuỗi polypeptid được chuyên chở bởi tARN chuyên biệt cho mỗi acid amin.
Mỗi phân tử tARN có đối mã bổ sung cho mã trên mARN đã mã hóa cho một acid amin chuyên biệt. Sau khi nhặt một acid amin trong tế bào chất nhờ một enzim gắn dính vào nó, tARN di chuyển đến thể ribô và bám vào mARN ở vị trí mang mã thích hợp. Thứ tự của các tARN dọc mARN cũng là thứ tự của các acid amin mà nó mang theo. Các liên kết peptid gắn các acid amin với nhau. Sau khi bỏ lại acid amin, tARN rời khỏi mARN để nhặt và chuyên chở tiếp tục. Khi thể ribô đến mã kết thúc, nó sẽ phóng thích sợi polypeptid.
Tóm lại, ADN của gen xác định trình tự mARN, xác định cơ cấu của protein là chất kiểm soát các phản ứng hóa học, qui định các đặc tính của sinh vật.
Giảng viên: GVC. ThSĩ Nguyễn Thị Sáu
Khoa : Công nghệ Thực phẩm
TP.HCM, Tháng 3 năm 2010
PHẦN A: SINH HỌC TẾ BÀO VÀ HÓA SINH
II. TẾ BÀO, A.NUCLEIC, SINH TỔNG HỢP PROTEIN:
1. TẾ BÀO – Phân biệt TB vi khuẩn, động vật và thực vật:
Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật. Trong thực tế không tồn tại một dạng tế bào chung nhất cho tất cả các cơ thể sinh vật mà tế bào phân hóa ở nhiều dạng khác nhau trong quá trình tiến hóa của sinh vật. Ngày nay nhờ kỹ thuật kính hiển vi điện tử, người ta đã xác lập được 2 dạng tổ chức tế bào:
-Dạng có nhân nguyên thủy, có tổ chức còn nguyên thủy, chưa có màng nhân (procaryota).
- Dạng tế bào có nhân chính thức (Eukaryota).
Hình dạng, kích thước, chức năng, cấu tạo, thành phần hóa học của tế bào.
Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể.
a. Hình dạng: Thay đổi theo vị trí và chức năng như hình tròn (tế bào máu), hình trụ (như biều mô dạ dày và ruột), hình vuông (như tế bào hợp thành túi tuyến giáp trạng), hình tháp hay hình sao (như tế bào thần kinh).
b. Kích thước: Rất nhỏ, có thể thay đổi từ 5 - 200 µm (1/1.000mm). Trong cơ thể người nơron tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất; và noãn (tế bào trứng chín) là loại tế bào lớn nhất.
Hình dạng tế bào
2. Các bào quan:
Tế bào được một màng bao bọc gọi là màng tế bào, bên trong màng là chất nguyên sinh (protoplasm), gồm tế bào chất (cytoplasm), nhân và các bào quan (organelle) khác. Cấu trúc tế bào của cơ thể động vật và thực vật có khác nhau.
2.1. Mạng nội chất (ER): mạng nội chất nối liền với màng ngoài của nhân ở một số vị trí. Mạng nội chất giống như một hệ thống ống và túi, tròn hay dẹp, thông thương với nhau và có màng bao quanh (cisternae). Khoảng giữa hai màng của túi, ống được gọi là khoang (lumen). Ở hầu hết tế bào, mặt ngoài của mạng nội chất có các thể ribô gắn vào, được gọi là mạng nội chất hạt (RER), nơi không có các thể ribô được gọi là mạng nội chất trơn (SER)
Mạng nội chất (ER):
2.1. Mạng nội chất (tt)
Chức năng:
Tạo ra một hệ thống thông tin giữa nhân là trung tâm điều khiển và phần còn lại của tế bào.
Hầu hết protein liên kết với màng hay được vận chuyển bởi mạng nội chất được tổng hợp bởi thể ribô của mạng nội chất hạt. Protein tổng hợp từ các thể ribô tự do trong tế bào chất sẽ thực hiện chức năng trong dịch tế bào chất.
Là nơi chứa các protein và các protein này có cả hai chức năng, vừa là thành phần cấu trúc vừa là enzim xúc tác các phản ứng hóa học.
2.2. Hệ Golgi
Cấu tạo: Hệ golgi gồm một hệ thống túi dẹp có màng bao và xếp gần như song song nhau. Mặt phía gần nhân được gọi là mặt cis, phía đối diện là mặt trans. Các túi chuyên chở chứa bên trong lipid và protein mới được tổng hợp, được tách ra từ màng của mạng nội chất hòa vào các túi dẹp của hệ Golgi ở mặt cis.
Vai trò: là tồn trữ, biến đổi (cô đặc lại) và bọc các sản phẩm tiết lại. Mặc dù sự tổng hợp protein không xảy ra ở hệ Golgi, nhưng những đường đa được tổng hợp tại đây từ các đường đơn sẽ được gắn vào lipid hay protein để tạo ra glycolipid hay glycoprotein. Các túi được tách ra từ hệ Golgi có vai trò quan trọng làm tăng bề mặt của màng tế bào. Khi túi được chuyển đến bề mặt của màng sinh chất, chúng sẽ được gắn vào màng này, sau đó vỡ ra và phóng thích chất ra bên ngoài tế bào trong quá trình ngoại xuất bào, một phần hay tất cả màng của túi được hòa vào màng sinh chất hay trở về hệ Golgi.
Hệ Golgi
2.3 Tiêu thể (lysosome)
Là những túi dự trữ các enzim tiêu hóa có khả năng thủy phân các đại phân tử trong tế bào. Tiêu thể là một thể có màng bao bọc, là màng không thấm.
Nếu màng của tiêu thể bị vỡ ra, các enzim được phóng thích vào trong tế bào chất và lập tức các đại phân tử trong tế bào sẽ bị phân giải vì vậy tiêu thể hoạt động như một hệ thống tiêu hóa của tế bào, có khả năng tiêu hóa các vật liệu có kích thước lớn được mang vào tế bào do sự nội nhập bào. Enzim tiêu hóa được tổng hợp ở vùng hạt của mạng nội chất, được bọc lại ở vùng trơn trong các túi chuyên chở và được chuyển đến hệ Golgi.
Sự tiêu hoá nội bào có sự tham gia của tiêu thể
2.4 Không bào
Được tìm thấy cả ở tế bào thực vật và động vật, đặc biệt rất phát triển ở tế bào thực vật. Có một màng bao quanh, bên trong chứa một dịch lỏng, với nhiều loại không bào khác nhau về chức năng. Ở một số động vật nguyên sinh, có không bào đặc biệt gọi là không bào co bóp (contractile vacuole) giữ vai trò quan trọng trong sự thải nước ra khỏi tế bào hay các không bào tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, ở vi khuẩn và vi khuẩn lam có không bào khí chứa khí giúp tế bào nổi lên mặt nước và điểm đặc biệt là màng bao của không bào khí được cấu tạo bằng protein.
Màng không bào có tính thấm đặc biệt và có thể điều khiển sự di chuyển vật chất qua màng này.
Không bào tích nước bằng sự thẩm thấu, trương lên và đẩy tế bào chất ra sát vách tế bào, áp lực này tạo cho tế bào một sức trương nhất định.
Vách tế bào đủ cứng rắn để giữ cho tế bào không bị vỡ ra. Sức trương của tế bào rất quan trọng, nó giúp cho các cơ quan của cây như lá, thân non đứng vững được. Khi sức trương này không còn nữa, cây sẽ héo.
Nhiều chất quan trọng cho đời sống của thực vật được chứa trong không bào: các hợp chất hữu cơ như đường, các acid hữu cơ, acid amin, một vài protein, sắc tố antocianin cho màu tím, xanh và đỏ đậm thường thấy trong cánh hoa, trái và lá vào mùa thu.
Áp suất thẩm thấu cao của không bào giúp cho cây có thể hấp thu được nước ở đất rất khô bằng sự thẩm thấu.
Ngoài ra, không bào còn là nơi tích chứa những chất thải do các quá trình biến dưỡng. Một số chất thải có thể được sử dụng lại dưới tác dụng của enzim. Chức năng này rất quan trọng vì cây không có thận hay các cơ quan khác để thải chất bã như động vật, thực vật thải chất bã khi rụng lá.
2.5 Ty thể
Ty thể là nơi tổng hợp năng lượng chủ yếu của tế bào nhân thật, là nơi diễn ra quá trình hô hấp, lấy năng lượng từ thức ăn để tổng hợp ATP là nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động của tế bào như để co cơ hay cung cấp cho các bơm hoạt động trong sự vận chuyển tích cực qua màng tế bào. Số lượng ty thể tùy thuộc vào mức độ hoạt động của tế bào. Giống như nhân, mỗi ty thể được bao bọc bởi hai màng, màng ngoài trơn, màng trong với các túi gấp nếp, sâu vào bên trong chất căn bản làm gia tăng diện tích của màng trong lên rất nhiều. Ty thể có chứa ADN, thể ribô riêng nên có thể nhân lên độc lập với sự phân chia của nhân.
2.6 Lạp thể
Được tìm thấy trong hầu hết tế bào thực vật, trừ tế bào nấm, mốc và tế bào động vật, có thể quan sát được dưới kính hiển vi thường. Có hai loại lạp chính là sắc lạp và vô sắc lạp.
a. Lục lạp (chloroplast): Lục lạp là sắc lạp có chứa diệp lục tố (chlorophyll), và các sắc tố vàng hay cam gọi là carotenoid. Phân tử diệp lục tố hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp ra các phân tử hữu cơ phức tạp (đặc biệt là đường) từ các nguyên liệu vô cơ như nước và khí carbonic, chất thải ra là ôxy.
Dưới kính hiển vi điện tử, một lục lạp được bao bọc bởi hai màng và vô số các túi dẹp có màng bao được gọi là thylakoid nằm trong chất cơ bản gần như đồng nhất được gọi là stroma.
Thylakoid hoặc phân bố khắp trong stroma, hoặc xếp chồng chất lên nhau được gọi là grana (cột). Diệp lục tố và carotenoid gắn trên màng thylakoid. Lục lạp cũng có chứa ADN và thể ribô riêng như ty thể.
b. Sắc lạp không có diệp lục tố: Thường có màu vàng hay cam (đôi khi có màu đỏ) vì chúng chứa carotenoid. Sắc lạp này làm cho hoa, trái chín, lá vàng có màu vàng đặc trưng. Một số sắc lạp không bao giờ chứa diệp lục tố, một số khác thì mất diệp lục tố, đây là trường hợp của trái chín và lá mùa thu.
c. Vô sắc lạp: Vô sắc lạp có chứa các vật liệu như tinh bột, dầu và protein dự trữ. Lạp có chứa tinh bột được gọi là bột lạp, thường gặp ở hột như lúa và bắp, hay dự trữ trong rễ và thân như carot và khoai tây, ngoài ra có thể hiện diện trong tế bào ở các phần khác của cây. Tinh bột là hợp chất dự trữ năng lượng dưới dạng từng hạt. Cây có hột giàu tinh bột là nguồn lương thực giàu năng lượng.
Hình 1.10 Cấu tạolục lạpA. Tế bào thực vật; B. Cấu tạo một lục lạp; C. Ảnh hiển vi điện tử lục lạp 1. Màng ngoài; 2. Màmg trong; 3. Cột; 4. Túi dẹp (thylakoid); 5. Chất nền
1
2
3
4
5
A B
C
2.7 Thể ribô
Thể ribô là những hạt nhỏ không có màng bao có đường kính từ 25 - 30nm, trong tế bào chất chứa vài triệu thể ribô. Thể ribô gồm hai bán đơn vị (phần) được tạo ra trong hạch nhân từ những phân tử ARN và protein. Ở tế bào nhân thật các bán đơn vị này đi qua lỗ của màng nhân ra ngoài tế bào chất, nơi đây chúng sẽ kết hợp với phân tử mARN để tổng hợp protein. Thể ribô trược dọc theo sợi mARN tạo ra một chuổi thể ribô được gọi là polyribosom hay polysom, các thể ribô sau khi tổng hợp protein vẫn tiếp tục tự do trong tế bào chất hay chúng có thể gắn vào bề mặt của mạng nội chất. Chúng có thể gắn trên vùng hạt của mạng nội chất hay trôi nổi trong tế bào chất. Protein được tổng hợp từ các thể ribô tự do trong tế bào chất thì không được đưa ra khỏi tế bào hay tham gia vào cấu trúc màng tế bào mà là những enzim trong dịch tế bào chất.
Tế bào động vật thường không có vỏ bao ngoài, không có lục lạp, phân bào bằng sự hình thành eo thắt.
Tế bào thực vật có lớp vỏ bao ngoài polysaccharid. trong tế bào chất có chứa các không bào. Bộ máy phân bào thường thiếu trung tử. Đa số tế bào thực vật có lục lạp là cơ quan chuyển hóa quang năng thành hóa năng. Sự phân chia tế bào chất thực hiện nhờ sự phát triển một vách ngăn mới chia tế bào thành 2 phần bằng nhau.
Trong cơ thể động vật và thực vật các tế bào phân hóa khác nhau, phụ thuộc vào chức năng riêng của chúng.
Ở các động vật đơn bào, cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng có nhiều cơ quan nhỏ (cơ quan tử) đảm nhiệm các chức năng khác nhau, giống như động vật đa bào.
Tất cả các dạng tế bào khác nhau phản ảnh tính chất tiến hóa đa dạng của vật chất sống, cho phép tế bào thích nghi với những chức năng khác nhau, thích nghi với điều kiện sống khác nhau.
2.8 Trung thể
Ở tế bào động vật, bên ngoài nhân có một vùng được gọi là trung thể bao gồm hai bào quan được gọi là trung tử (centriole). Trung tử hiện diện từng đôi và xếp thẳng góc nhau. Khi có trung tử chúng là nơi xuất phát của thoi vi ống trong lúc tế bào phân cắt. Ở tiết diện ngang,trung tử có cấu trúc đồng đều với chín nhóm ba vi ống xếp thành đường tròn.
Thể gốc có cấu tạo giống hệt trung tử, được tìm thấy ở gốc của các tiêm mao và roi.Trung tử và thể gốc có mối liên quan với nhau. Thí dụ, thể gốc ở roi của nhiều loại tinh trùng trở thành một trung tử của tế bào trứng sau khi thụ tinh, trung tử của tế bào ở thành của ống dẫn trứng phân cắt thành thể gốc tiêm mao hoạt động nhịp nhàng để đưa trứng đến nơi thụ tinh.
2.9. Nhân (nucleus)
Nhân đóng vai trò quan trọng trong sự sinh sản của tế bào, là trung tâm của mọi hoạt động của tế bào và còn có vai trò quan trọng trong việc xác định các đặc điểm di truyền.
Nhân chứa hai cấu trúc phân biệt được là nhiễm sắc thể và hạch nhân. Dưới kính hiển vi điện tử, có thể thấy được hai cấu trúc này nằm trong một khối chất vô định hình có dạng hạt, được gọi là chất nhân. Nhân được bao bọc bởi màng nhân gồm hai màng phân biệt được.
2.9.1. Nhiễm sắc thể
Hình sợi dài, gồm ADN và protein, quan sát được rõ ràng trong lúc tế bào đang phân chia.
ADN là vật liệu chứa các đơn vị cơ bản của sự di truyền được gọi là gen, protein làm thành những phần lõi giống như những cuộn chỉ, sợi ADN quấn lên đó, tạo nên cấu trúc thể nhân.
Gen được sao chép khi tế bào phân cắt để mỗi tế bào con đều có một bản sao. Tất cả gen trong tế bào được gọi là bộ gen. Gen được xem là trung tâm của sự sống, chúng mã hóa các thông tin cần thiết cho sự tổng hợp các enzim, để điều hòa vô số các phản ứng hóa học tiêu biểu của tế bào và của sinh vật.
Thông tin di truyền mang bởi các gen là trình tự các nucleotid, của phân tử ADN. Trình tự này xác định trình tự của acid amin trong phân tử protein được tổng hợp trong tế bào chất.
2.9.2. Màng nhân
Màng nhân ngăn cách môi trường bên trong nhân và tế bào chất bao quanh, là nơi cho hai đầu nhiểm sắc thể bám vào.
Màng nhân gồm hai màng, màng ngoài và màng trong, khoảng ngăn cách giữa hai màng là vùng ngoại vi. Dưới kính hiển vi điện tử hai màng của màng nhân được ngắt quảng bởi các lỗ. Màng nhân có tính thấm chọn lọc cao.
Sự trao đổi chất xuyên qua các lỗ được kiểm soát nghiêm ngặt và có tính chọn lọc rất cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số phân tử có thể đi xuyên qua màng sinh chất vào tế bào chất, nhưng lại không thể xuyên qua màng nhân để vào nhân, ngay cả những phân tử có kích thước nhỏ hơn lỗ nhân, trong khi đó có những phân tử lớn hơn lỗ nhân lại có thể đi qua được
2.9.3. Hạch nhân
Hạch nhân thường được thấy rõ nhất lúc tế bào không phân chia.
Nhân chứa một đến nhiều hạch nhân. Là một phần của nhiễm sắc thể nên hạch nhân cũng gồm ADN và protein.
ADN của hạch nhân gồm nhiều bản sao của gen làm khuôn tổng hợp rARN cho thể ribô. Sau khi được tổng hợp, rARN kết hợp với protein rồi rời khỏi hạch nhân và đi ra tế bào chất, nơi đây chúng trở thành một thành phần của thể ribô. Do vậy, khi tế bào ít tổng hợp protein hạch nhân rất nhỏ hay gần như vắng mặt.
2.10 Tế bào chất: là thành phần của chất nguyên sinh gồm phần dịch lỏng là dịch tế bào chất và bộ khung protein được gọi là khung xương tế bào.
2.10.1 Dịch tế bào chất
Là phần dịch lỏng của tế bào chất, không màu, hơi trong suốt, đàn hồi, không tan trong nước. Thành phần chính của dịch tế bào chất là nước, ngoài ra còn có các đại phân tử protid, lipid và glucid. Dịch tế bào chất có thể chuyển từ trạng thái sol sang gel và ngược lại. Là nơi xảy ra các phản ứng của các quá trình trao đổi chất trong tế bào.
2.10.2 Khung xương tế bào
Các bào quan trôi nổi tự do trong dịch tế bào chất của tế bào nhân thật hoặc chúng có thể gắn vào hệ thống sợi protein phức tạp bên trong, được gọi là khung xương tế bào. Cái sườn protein này tạo hình dạng của tế bào, tham gia vào các cử động của tế bào và đặc biệt quan trọng trong lúc tế bào phân chia.
2.11. Vách tế bào và vỏ tế bào
2.11.1 Vách tế bào thực vật
Vách tế bào là đặc điểm của tế bào thực vật để phân biệt với tế bào động vật, vách bảo vệ tế bào, giữ hình dạng, tránh sự mất nước cũng như chống sự xâm nhập của các vi sinh vật.
2.11.2 Vỏ của tế bào động vật
Ở thực vật, nấm và vi khuẩn, vách tế bào riêng biệt với màng tế bào, ngược lại ở tế bào động vật, vỏ không độc lập với màng. Các carbohydrate cấu tạo nên vỏ tế bào thành lập các cầu nối hóa trị với các phân tử lipid hay protein trên màng tế bào. Kết quả tạo ra các glycolipid hay glycoprotein, do đó vỏ tế bào còn được gọi là glycocalyx. Lớp này nằm bên ngoài.
2.13. Tiêm mao và roi
Ở một số tế bào động vật và tế bào thực vật có một hay nhiều sợi tơ giống như tóc cử động được ở bề mặt ngoài của tế bào. Nếu chỉ có một vài sợi và có chiều dài tương đối dài hơn so với chiều dài của tế bào thì được gọi là roi, nếu có rất nhiều và ngắn thì được gọi là tiêm mao.
3. Phân biệt tế bào vi khuẩn, động vật và thực vật
4. Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Sự vận chuyển vật chất qua màng TB (tt)
Màng tế bào đóng vai trò vận chuyển vật chất ra vào tế bào, tiếp nhận và truyền đạt thông tin từ ngoài vào, duy trì một môi trường riêng cho tế bào so với môi trường. Màng bào quan thì duy trì một môi trường riêng cho bào quan so với bào tương. Sự vận chuyển qua màng tế bào được chia làm hai loại lớn: VẬN CHUYỂN VÀ ẨM THỰC BÀO
- Vận chuyển thấm: Bao gồm vận chuyển thụ động, vận chuyển có trung gian (có trợ lực) và vận chuyển chủ động.
4.1. Sự vận chuyển thụ động:
Khuếch tán đơn giản: Một chất khuếch tán sẽ khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn.
+ Cách khuếch tán này chỉ tùy thuộc vào gradient nồng độ, cũng như không cần có sự tham gia của một tác nhân nào khác.
+ Sự khuếch tán của một chất qua màng tế bào được gọi là sự vận chuyển thụ động bởi vì tế bào không tiêu tốn năng lượng cho quá trình này.
+ Vận tốc tùy thuộc vào sự chênh lệch của gradient nồng độ và tùy thuộc vào vận tốc khuếch tán qua vùng kỵ nước của lớp lipid kép. Nước là phân tử khuếch tán một cách tự do xuyên qua màng,ngoài ra có một số chất cũng được khuếch tán qua màng theo như cách trên như những phần tử không phân cực như O2, N2 và những chất hòa tan trong lipid.
*
Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào (tt):
* Khuếch tán có trợ lực
Nhiều phân tử phân cực và các ion không thể khuếch tán qua màng phospholipid, khi đó phải có sự trợ lực của những protein vận chuyển trên màng, hiện tượng này được gọi là sự khuếch tán có trợ lực.
Protein vận chuyển có nhiều đặc điểm của enzim. Vì có đặc điểm của một enzim nên chuyên biệt đối với cơ chất của nó, một protein màng thì chuyên biệt đối với một chất mà nó vận chuyển và có những điểm gắn đặc biệt tương tự như hoạt điểm của một enzim.
4. Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào (tt):
4.2. Sự vận chuyển tích cực
Một số protein có thể chuyển các chất đi ngược lại gradient nồng độ của chất đó, xuyên qua màng tế bào một chất từ nơi có nồng độ thấp đi đến nơi có nồng độ cao. Sự vận chuyển này tương tự như sự lên dốc. Ðể bơm các chất đi ngược lại chiều của hướng khuếch tán theo gradient nồng độ nên tế bào phải sử dụng năng lượng, vì thế sự vận chuyển theo cách này được gọi là sự vận chuyển tích cực.
Sự vận chuyển tích cực là một khả năng quan trọng của tế bào để giữ lại trong tế bào một chất nào đó ở một nồng độ rất khác với nồng độ của chúng trong môi trường chung quanh.
4.3. Ẩm thực bào
Là hình thức vận chuyển có sử dụng những túi làm bằng màng sinh chất. Có 4 hình thức: ẩm bào (pinocytosys), nội thực bào (endocytosys), thực bào (phagocytosys) và ngoại tiết bào (exocytosys).
Nhập bào là quá trình vận chuyển từ gian bào vào bào tương, trong đó khối vật chất sau khi vào bào tương vẫn được ngăn cách bằng một lớp màng: khối vật chất được cách li nhờ sự dính màng giữa hai lớp lipid phía ngoại bào, sau đó được chuyển hẳn vào bào tương. Có hai kiểu nhập bào: ẩm bào và thực bào. Ẩm bào có thể thấy ở hầu hết các tế bào, trong khi thực bào chỉ xảy ra ở một số loại tế bào.
Ẩm bào: Là sự tiếp thu không đặc hiệu các chất hòa tan trong dịch ngoại bào. Màng bào tương lõm xuống thành một cấu trúc gọi là lõm mặc áo (coated pit), sau đó bứt vào bên trong nhờ kết hợp màng, tạo thành nang mặc áo (coated vesicle). Phía dưới màng có một lớp lưới protein clathrin. Chính lưới này tạo ra lực kéo màng bào tương lõm xuống và xảy ra kết hợp màng.
Lõm mặc áo chỉ tồn tại khoảng một phút, còn nang mặc áo chỉ trong vài giây. Ẩm bào là cách mà tế bào liên tục hấp thu vật chất từ dịch ngoại bào. Mỗi phút, một nguyên bào sợi nuôi cấy có thể nuốt vào đến 2500 nang. Như vậy, màng ngoại bào bị liên tục chuyển thành màng nội bào và có một quá trình ngược lại (xuất bào) để cân bằng.
*
Nội thực bào Giống ẩm bào ở chỗ màng cũng bao lấy mồi tạo thành túi để đưa mồi vào bào tương. Khác ẩm bào ở chỗ mồi là đặc hiệu, phải có ổ tiếp nhận (receptor) nhận diện mồi.
Thực bào
Thực bào là một dạng nhập bào đặc biệt, trong đó những hạt khá lớn về kích thước (vi sinh vật, mảnh xác tế bào...) được chuyển vào bên trong bào tương qua cơ chế giả túc và nhập màng.
Chỉ có hai loại tế bào thực hiện được chức năng này là đại thực bào và bạch cầu hạt trung tính. Ðại thực bào lưu thông trong máu hoặc tập trung ở một số cơ quan hàng rào ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập. Trong gan, tập trung tạo thành những cấu trúc hình ống, dòng máu chảy qua ống sẽ được lọc khỏi các hạt lạ.
*
4.5. Ngoại tiết bào Là hiện tượng các túi bài tiết chứa chất thải hoặc chất chứa từ bào tương đến áp sát màng, hòa màng túi vào màng tế bào, mở túi và thải các chất ấy ra khỏi màng tế bào.
Xuất bào là quá trình vận chuyển khối vật chất được ngăn cách với dịch bào tương từ trước đó bởi một lớp màng nội bào, ra khoang gian bào. Ðối tượng xuất bào gồm các túi chế tiết do Golgi hình thành và thể cặn bã tạo ra từ tiêu thể thứ cấp. Trước hết, xảy ra sự dính giữa hai lớp lipid hướng về dịch bào tương. Sau đó, màng của túi hòa nhập với màng bào tương, nhờ đó khoảng không bên trong túi được mở thông với khoảng gian bào.
*
5. Axit nucleic và sinh tổng hợp protein:
5.1. Nucleic acid
Nucleic acid, vật chất mang thông tin di truyền của các hệ thống sống, là một polymer hình thành từ các monomer là nucleotide. Nucleic acid gồm hai loại là desoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).
1. Nucleotid
Là đơn vị cấu trúc cơ bản của nucleic acid.
Mỗi nucleotide có 3 thành phần cơ bản: nhóm phosphate, đường pentose (đường 5 carbon) và môt base nitơ.
5.1. Nucleic acid (tt)
Các base nitơ thuộc hai nhóm: các purine gồm adenine và guanine, các pyrimidine gồm thymine, cytosine và uracil.
Các nucleotide đươc nối với nhau băng liên kết phosphodiester tạo thành chuỗi dài.
Trình tự chính xác của các base trong DNA và RNA đặc trưng cho thông tin di truyền của tế bào và cơ thể.
2. DNA - Desoxyribonucleic acid
2.1. Cấu trúc
Phân tử DNA là môt chuỗi xoắn kép gồm hai sợi đơn. Mỗi sợi đơn là mộtt chuỗi nucleotide. Mỗi nucleotide gồm ba thành phần: nhóm phosphate, đường desoxyribose và một trong bốn base adenine, cytosine, guanine và thymine). Hai sợi đơn kết hợp với nhau nhờ các liên kết hydrogen hình thành giữa các base bổ sung nằm trên hai sợi: A bổ sung cho T và C bổ sung cho G. Mỗi sợi đơn có một trình tự đinh hướng với một đầu 5’phosphate tự do, đầu kia là 3’ hydroxyl tự do (quy ước là 5’ ® 3’. Hướng cua hai sơi đơn trong chuỗi xoắn kép ngược nhau, nên được gọi là hai sợi đối song.
Các trình tự duy nhất: là các gen mã hóa cho các protein, có trình tự đặc trưng cho từng gen.
(a) Cấu trúc của DNA (b) Cấu trúc hóa học của một phần DNA
Thymine (T)
Adenine (A)
Cytosine (C)
Phosphate
Đường (deoxyribose)
Guanine (G)
DNA nucleotide
Trục đường-phosphate Các base
2.2. Tính chất và vai trò của DNA
- Tính chất
DNA có tính đặc trưng bởi số lượng thành phần, trật tự và cách xắp xếp của các nucleotide trong cấu trúc.
Hàm lượng DNA đặc trưng cho mỗi loài, tỷ lệ A + G/T+ X cũng đặc trưng cho loài.
Tính ổn định : tính đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể qua cơ chế nhân đôi, phân ly và tổ hợp qua quá trình gián phân, giảm phân và thụ tinh.
Hoạt động gián phân là để duy trì DNA giữ được tính đặc trưng và ổn định qua các thế hệ.
Sự nhân đôi và phân ly của nhiễm sắc thể và DNA trong giảm phân thành giao tử đơn bội sau đó nhờ thụ tinh để khôi phục bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội duy trì được tính đặc trưng và ổn định của DNA qua các thế hệ của loài sinh sản hữu tính.
*
2.2. Tính chất và vai trò của DNA
- Vai trò của DNA
+ DNA là nơi lưu giữ các thông tin di truyền - là cơ sở di truyền ở mức phân tử-tham gia vào cấu trúc của nhiễm sắc thể. Là thành phần không thể thiếu được trong bất kỳ mọi cấu trúc tế bào nào.
+ Truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ thông qua sự sao chép (tái bản) phân tử ADN mẹ thành 2 phân tử DNA con giống nhau, và thông qua sự phân ly của hai DNA convề hai tế bào con khi phân bào.
+ DNA có chức năng phiên mã cho ra các RNA, từ đây sẽ dịch mã để tạo nên protein đặc thù và tạo nên tính trạng đa dạng của sinh vật.
*
3. RNA - (Ribonucleic acid)
Phân tử RNA có cấu tạo tương tự DNA với ba điêm khác biệt sau:
- Phân tử RNA là chuôi đơn.
- Đương pentose cua phân tử DNA là ribose (C5H10O5) thay vi deoxyribose.
- Thymine, môt trong bốn loại base hinh thành nên phân tử DNA, đươc thay thế băng uracil trong phân tử RNA.
Trong tế bào có ba loại RNA cơ bản đưọc phân loại theo chức năng, mỗi loại đều có cấu trúc đặc thù riêng.
3.1. RNA thông tin ( mRNA)
Có cấu trúc mạch đơn, chiếm 3-5% tổng số RNA, chịu trách nhiệm mang thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài.
- Trong quá trình sao mã, đầu 5’ được gắn với 7-methylguanosine và ba nhóm phosphat. (GPPP)
- Phân tử mRNA khi mới sao mã xong chứa một lượng nucleotid rất lớn - gồm các đoạn Exon (mang mã thật sự) xen với các đoạn Intron (không mang mã). Trước lúc ra khỏi nhân, các đoạn Intron được cắt đi và nối các đoạn Exon lại với nhau trở thành mRNA thực sự.
3.2. RNA vận chuyển (tRNA)
Là các RNA nhỏ, chiếm 10-15% - có nhiệm vụ mang các amino acid đặc hiệu đến ribosom trong quá trình giải mã.
Sự kết hợp giữa amino acid với tRNA nhờ enzyme đặc hiệu là amynoacyl-tRNA synthetase (AAS) cũng đặc hiệu cho từng amino acid.
tRNA có cấu trúc không gian hình chĩa ba với một số vòng tạo xoắn theo nguyên tắc bổ sung và một số vòng không tạo xoắn trên tRNA có các vị trí đặc biệt sau
3.3. rRNA (RNA riboxom)
rRNA là thành phân cơ bản của ribosome, vừa đóng vai trò xúc tác và cấu trúc trong sự tổng hợp protein.
5.2. Sinh tổng hợp protein
5.2.1. Mã di truyền
Do chỉ có bốn loại nucleotide khác nhau trong mRNA và có đến 20 loại amino acid trong protein nên sự dịch mã không thể được thực hiện theo kiểu tương ứng một nucleotide-một amino acid được.
Mỗi amino acid được mã hóa bởi ba nucleotide liên tiếp trên DNA (hoặc RNA tương ứng), bộ ba nucleotide này được gọi là một codon.
Với 4 loại nucleotide khác nhau sẽ có 43 = 64 codon khác nhau được phân biệt bởi thành phần và trật tự của các nucleotide. Trong số này có 3 codon kết thúc là UAA, UAG và UGA có nhiệm vụ báo hiệu chấm dứt việc tổng hợp chuỗi polypeptide. Trong 61 mã còn lại có nhiều codon cùng mã hóa cho một amino acid .
Hình 2.1. Các thành phần chức
năng của ribosome
Tóm tắt sự phiên mã và giải mã:
Trước hết, khi sợi đôi ADN của một gen được hoạt hóa, ARN polymeraz có thể nhận biết và gắn vào vùng khởi đầu phiên mã. ADN dùng làm khuôn tổng hợp phân tử mARN sợi đơn. Sự phiên mã của ADN bắt đầu ở dấu hiệu khởi đầu và chấm dứt ở trình tự kết thúc.
mARN mang thông tin dưới dạng mã bộ ba, dùng làm khuôn để tổng hợp protein. Khi thể ribô di chuyển dọc mARN, chúng đọc các mã từ đầu 5’ của sơi ARN. Các acid amin tạo ra chuỗi polypeptid được chuyên chở bởi tARN chuyên biệt cho mỗi acid amin.
Mỗi phân tử tARN có đối mã bổ sung cho mã trên mARN đã mã hóa cho một acid amin chuyên biệt. Sau khi nhặt một acid amin trong tế bào chất nhờ một enzim gắn dính vào nó, tARN di chuyển đến thể ribô và bám vào mARN ở vị trí mang mã thích hợp. Thứ tự của các tARN dọc mARN cũng là thứ tự của các acid amin mà nó mang theo. Các liên kết peptid gắn các acid amin với nhau. Sau khi bỏ lại acid amin, tARN rời khỏi mARN để nhặt và chuyên chở tiếp tục. Khi thể ribô đến mã kết thúc, nó sẽ phóng thích sợi polypeptid.
Tóm lại, ADN của gen xác định trình tự mARN, xác định cơ cấu của protein là chất kiểm soát các phản ứng hóa học, qui định các đặc tính của sinh vật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Huân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)