Mạng máy tính

Chia sẻ bởi Tương Cầm | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: mạng máy tính thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

Lê Anh Nhật – khoa Tự Nhiên, CĐSPTQ
Đt: 0912.844.866
Email: [email protected]
Web: http://violet.vn/leanhnhat
CĐ Sư phạm Toán - Tin
MẠNG MÁY TÍNH
Các phần trong bài
Khái niệm về mạng máy tính.
Phân loại mạng máy tính.
Mạng cục bộ
Mạng mở rộng

1. Khái niệm
1. Khái niệm về mạng máy tính
Mạng máy tính bao gồm nhiều thành phần, chúng được nối với nhau theo một cách thức nào đó và sử dụng chung 1 ngôn ngữ:
Các thiết bị đầu cuối (end system).
Môi trường truyền (media).
Giao thức (protocol).
1. Khái niệm về mạng máy tính
Mạng máy tính là 1 tập hợp các máy tính và các thiết bị khác, chúng sử dụng một giao thức mạng chung để chia sẻ tài nguyên với nhau nhờ các phương tiện truyền thông mạng.
2. Phân loại
2. Phân lại mạng máy tính
Phân loại mạng máy tính dựa trên các tiêu chí:
Theo diện hoạt động.
Theo mô hình ghép nối.
Theo kiểu chuyển.
Theo chức năng.
2. Phân lại mạng máy tính
Phân loại mạng theo diện hoạt động:
Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network).
Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network).
Mạng thành phố (MAN – Metropolitan Area Network).
Mạng toàn cầu (GAN – Global Area Network).
Mạng cá nhân (PAN – Personal Area Network).
Mạng lưu trữ (SAN – Storage Area Network).
2. Phân lại mạng máy tính
Phân loại theo mô hình ghép nối:
Mô hình điểm – điểm (point to point).
Mô hình sao (Star).
Mô hình cây.
Mô hình điểm – nhiều điểm (Broadcast).
Mô hình Bus.
Mô hình Vòng (Ring)
Mô hình vệ tinh (Satellite)
2. Phân lại mạng máy tính
Phân loại theo kiểu chuyển:
Mạng chuyển mạch ảo (virtual circuit – switched): là một kỹ thuật nối-chuyển dùng trong các mạng nhằm tận dụng ưu điểm của hai kỹ thuật nối-chuyển gói và kỹ thuật nối-chuyển mạch. Do đó, nhiều nơi còn xem đây là kỹ thuật lai.
2. Phân lại mạng máy tính
Phân loại theo kiểu chuyển:
Mạng chuyển gói (packet switched): là một loại kĩ thuật gửi dữ liệu từ máy tính nguồn tới nơi nhận (máy tính đích) qua mạng dùng một loại giao thức thoả mãn 3 điều kiện sau:
Dữ liệu cần vận chuyển được chia nhỏ ra thành các gói (hay khung) có kích thước (size) và định dạng (format) xác định.
2. Phân lại mạng máy tính
Mỗi gói như vậy sẽ được chuyển riêng rẽ và có thể đến nơi nhận bằng các đường truyền (route) khác nhau. Như vậy, chúng có thể dịch chuyển trong cùng thời điểm.
Khi toàn bộ các gói dữ liệu đã đến nơi nhận thì chúng sẽ được hợp lại thành dữ liệu ban đầu.
2. Phân lại mạng máy tính
Phân loại mạng theo chức năng:
Mạng client – server:
Các máy tính được
thiết lập để cung cấp
các dịch vụ được gọi
là Server, còn các
máy tính truy cập và
sử dụng dịch vụ thì
được gọi là Client.
2. Phân lại mạng máy tính
Phân loại mạng theo chức năng:
Mạng ngang hàng (peer to peer): các máy tính trong mạng có thể
hoạt động vừa như một
Client vừa như một
Server.
2. Phân lại mạng máy tính
Phân loại mạng theo chức năng:
Mạng kết hợp: Các mạng máy tính thường được thiết lập theo cả hai chức năng Client-Server và Peer-to-Peer.
3. Mạng cục bộ
3. Mạng cục bộ
Mạng cục bộ (LAN) là hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ.
Một số mạng LAN có thể kết nối lại với nhau trong một khu làm việc.
Các mạng LAN trở nên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng dùng chung những tài nguyên quan trọng như máy in, ổ đĩa, các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác.
3. Mạng cục bộ
3.1.Cấu trúc tôpô của mạng
a. Mạng dạng hình sao (Star topology)
Mạng dạng hình sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút . Các nút này là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng.
Mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung (Hub) bằng cáp.
3. Mạng cục bộ
3.1.Cấu trúc tôpô của mạng
a. Mạng dạng hình sao (Star topology)
Các ưu điểm của mạng hình sao:
Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.
Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp.
3. Mạng cục bộ
3.1.Cấu trúc tôpô của mạng
a. Mạng dạng hình sao (Star topology)
Những nhược điểm mạng dạng hình sao:
Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm.
Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).
3. Mạng cục bộ
3.1.Cấu trúc tôpô của mạng
b. Mạng hình tuyến (Bus Topology)
Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác - các nút, đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu.
Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này.
Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator.
Các tín hiệu và dữ liệu khi truyền đi dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến.
3. Mạng cục bộ
3.1.Cấu trúc tôpô của mạng
b. Mạng hình tuyến (Bus Topology)

3. Mạng cục bộ
3.1.Cấu trúc tôpô của mạng
b. Mạng hình tuyến (Bus Topology)
Ưu điểm: Loại hình mạng này dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, giá thành rẻ.
Nhược điểm:
Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn.
Khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.
3. Mạng cục bộ
3.1.Cấu trúc tôpô của mạng
c. Mạng dạng vòng (Ring Topology)
Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó.
Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi.
Dữ liệu truyền đi phải có kèm
theo địa chỉ cụ thể của mỗi
trạm tiếp nhận.
3. Mạng cục bộ
3.1.Cấu trúc tôpô của mạng
c. Mạng dạng vòng (Ring Topology)
Ưu điểm:
Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.
Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập.
Nhược điểm: Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.
3. Mạng cục bộ
3.1.Cấu trúc tôpô của mạng
d. Mạng dạng kết hợp
Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology).
Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology).

3. Mạng cục bộ
3.2. Các phương thức truy nhập đường truyền
a. Giao thức CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection)
Thường dùng cho mạng có cấu trúc hình tuyến.
Tại một thời điểm thì chỉ có một trạm được truyền dữ liệu.
Hai trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, xung đột dữ liệu sẽ xảy ra.
Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc xung đột
có thể xẩy ra với số lượng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền tin của hệ thống.
3. Mạng cục bộ
3.2. Các phương thức truy nhập đường truyền
b. Giao thức truyền thẻ bài (Token passing)
Được dùng trong các LAN có cấu trúc vòng sử dụng kỹ thuật chuyển thẻ bài (token).
Thẻ bài ở đây là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung được quy định riêng cho mỗi giao thức.
Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi.
Thẻ bài chạy vòng quang trong mạng kín và chỉ có một thẻ nên việc đụng độ dữ liệu không thể xẩy ra,
3. Mạng cục bộ
3.2. Các phương thức truy nhập đường truyền
c. Giao thức FDDI
FDDI là kỹ thuật dùng trong các mạng cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài tốc độ cao bằng phương tiện cáp sợi quang.
FDDI sử dụng hệ thống chuyển thẻ bài trong cơ chế vòng kép (2 luồng giống nhau, hướng ngược nhau).
FDDI thường được sử dụng với mạng trục trên đó những mạng LAN công suất thấp có thể nối vào. Các mạng LAN đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao và dải thông lớn cũng có thể sử dụng FDDI.
3. Mạng cục bộ
3.3. Các loại đường truyền và các chuẩn của chúng
a. Chuẩn Viện công nghệ điện và điện tử (IEEE)
Tiêu chuẩn IEEE LAN được phát triển dựa vào uỷ ban IEEE 802.
Tiêu chuẩn IEEE 802.3 liên quan tới mạng CSMA/CD bao gồm cả 2 phiên bản bǎng tần cơ bản và bǎng tần mở rộng.
Tiêu chuẩn IEEE 802.4 liên quan tới sự phương thức truyền thẻ bài trên mạng hình tuyến (Token Bus)
IEEE 802.5 liên quan đến truyền thẻ bài trên mạng dạng vòng (Token Ring).
3. Mạng cục bộ
3.3. Các loại đường truyền và các chuẩn của chúng
b. Chuẩn uỷ ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại(CCITT)
Đây là những khuyến nghị về tiêu chuẩn hóa hoạt động và mẫu mã mođem ( truyền qua mạng điện thoại)
Một số chuẩn: V22, V28, V35...
X series bao gồm các tiêu chuẩn OSI.
Chuẩn cáp và chuẩn giao tiếp EIA - giao diện nối tiếp giữa modem và máy tính.
RS-232
RS-449
RS-422
3. Mạng cục bộ
3.4. Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN
a. Cáp xoắn
Là loại cáp gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vào nhau nhằm làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau.
Hiện nay có hai loại cáp xoắn là:
Cáp có bọc kim loại ( STP - Shield Twisted Pair)
Cáp không bọc kim loại
(UTP -Unshield Twisted
Pair).
3. Mạng cục bộ
3.4. Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN
b. Cáp đồng trục
Cáp đồng trục có hai đường dây dẫn và chúng có cùng một trục chung, một dây dẫn trung tâm đường dây còn lại tạo thành đường ống bao xung quanh dây dẫn trung tâm.
Cáp đồng trục được sử dụng nhiều trong các mạng dạng đường thẳng.
Hiện nay có cáp đồng trục sau:
RG -58,50 ohm: dùng cho mạng
Thin Ethernet.
RG -59,75 ohm: dùng cho
truyền hình cáp.
3. Mạng cục bộ
3.4. Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN
c. Cáp sợi quang (Fiber - Optic Cable)
Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thủy tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất mát tín hiệu.
Sợi quang không truyền dẫn các tín hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang nên không bị nhiễm từ.
Dải thông của cáp quang có thể lên tới hàng Gbps và khoảng cách đi cáp khá xa.
Nhược điểm khó lắp đặt và giá thành còn cao.
3. Mạng cục bộ
3.4. Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN
c. Cáp sợi quang (Fiber - Optic Cable)
3. Mạng cục bộ
3.4. Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN
d. Hệ thống cáp có cấu trúc theo chuẩn TIA/EIA 568B
Chuẩn nầy xác định mạng cấu trúc hình sao.
Chuẩn nối dây được thiết kế để cung cấp các đặc tính và chức năng sau:
Hệ nối dây viễn thông cùng loại cho các toà nhà thương mại.
Xác định môi trường truyền thông, cấu trúc tôpô, các điểm kết nối, điểm đầu cuối, và sự quản lý.
Hỗ trợ các sản phẩm, các phương tiện của các nhà cung cấp khác nhau.
3. Mạng cục bộ
3.4. Hệ thống cáp mạng dùng cho LAN
d. Hệ thống cáp có cấu trúc theo chuẩn TIA/EIA 568B
Các thành phần của hệ thống cáp gồm có:
Hệ cáp khu vực làm việc (work area wiring)
Hệ cáp ngang tầng (horizontal wiring).
Hệ cáp xuyên tầng (vertical wiring).
Hệ cáp backbone - Kết nối toà nhà với các toà nhà khác.
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
a. Bộ lặp tín hiệu (Repeater)
Repeater là loại thiết bị phần cứng đơn giản nhất trong các thiết bị liên kết mạng, nó được hoạt động trong tầng vật lý của mô hình OSI.
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
a. Bộ lặp tín hiệu (Repeater)
Khi Repeater nhận được một tín hiệu từ một phía của mạng thì nó sẽ phát tiếp vào phía kia của mạng.
Repeater không có xử lý tín hiệu mà nó chỉ loại bỏ các tín hiệu méo, nhiễu, khuếch đại tín hiệu đã bị suy hao (vì đã được phát với khoảng cách xa) và khôi phục lại tín hiệu ban đầu.
Việc sử dụng Repeater đã làm tăng thêm chiều dài của mạng.
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
a. Bộ lặp tín hiệu (Repeater)
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
b. Bộ tập trung (Hub)
Hub là một trong những yếu tố quan trọng nhất của LAN, đây là điểm kết nối dây trung tâm của mạng, tất cả các trạm trên mạng LAN được kết nối thông qua Hub.
Một hub thông thường có nhiều cổng nối với người sử dụng để gắn máy tính và các thiết bị ngoại vi. Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dùng cặp dây xoắn 10BASET từ mỗi trạm của mạng.
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
b. Bộ tập trung (Hub)
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
b. Bộ tập trung (Hub)
Nếu phân loại theo phần cứng thì có 3 loại hub:
Hub đơn (stand alone hub).
Hub modun (Modular hub) rất phổ biến vì nó có thể dễ dàng mở rộng và luôn có chức nǎng quản lý, modular có từ 4 đến 14 khe cắm, có thể lắp thêm các modun Ethernet 10BASET.
Hub phân tầng (Stackable hub).
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
b. Bộ tập trung (Hub)
Nếu phân loại theo khả năng ta có 2 loại:
Hub bị động (Passive Hub): chức năng duy nhất là tổ hợp các tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng.
Hub chủ động (Active Hub): Hub chủ động có các linh kiện điện tử có thể khuyếch đại và xử lý các tín hiệu điện tử truyền giữa các thiết bị của mạng.
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
c. Cầu (Bridge)
Bridge là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau,nó có thể được dùng với các mạng có các giao thức khác nhau.
Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà nó thấy cần thiết.
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
c. Cầu (Bridge)
Người ta sử dụng Bridge trong các trường hợp sau :
Mở rộng mạng hiện tại khi đã đạt tới khoảng cách tối đa do Bridge sau khi sử lý gói tin đã phát lại gói tin trên phần mạng còn lại nên tín hiệu tốt hơn bộ tiếp sức.
Giảm bớt tắc nghẽn mạng khi có quá nhiều trạm bằng cách sử dụng Bridge, khi đó chúng ta chia mạng ra thành nhiều phần bằng các Bridge, các gói tin trong nội bộ tùng phần mạng sẽ không được phép qua phần mạng khác.
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
c. Cầu (Bridge)
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
d. Bộ chuyển mạch (Switch)
Bộ chuyển mạch là sự tiến hoá của cầu, nhưng có nhiều cổng và dùng các mạch tích hợp nhanh để giảm độ trễ của việc chuyển khung dữ liệu.
Switch giữa bảng địa chỉ MAC của mỗi cổng và thực hiện giao thức Spanning-Tree.
Switch cũng hoạt động ở tầng data link và trong suốt với các giao thức ở tầng trên.
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
d. Bộ chuyển mạch (Switch)
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
e. Bộ định tuyến(Router)
Router là một thiết bị hoạt động trên tầng mạng, nó có thể tìm được đường đi tốt nhất cho các gói tin qua nhiều kết nối để đi từ trạm gửi thuộc mạng đầu đến trạm nhận thuộc mạng cuối.
Router có thể được sử dụng trong việc nối nhiều mạng với nhau và cho phép các gói tin có thể đi theo nhiều đường khác nhau để tới đích.
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
e. Bộ định tuyến(Router)
Các loại Router
3. Mạng cục bộ
3.5. Các thiết bị dùng để kết nối LAN
Hoạt động của Router
3. Mạng cục bộ
3.6. Các hệ điều hành mạng
a. Hệ điều hành mạng UNIX
Hệ điều hành mạng UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng, phục vụ cho truyền thông tốt.
Được dùng rất phổ biến trong giới khoa học, giáo dục.
Hệ điều hành này khá phức tạp lại đòi hỏi cấu hình máy mạnh.
3. Mạng cục bộ
3.6. Các hệ điều hành mạng
b. Hệ điều hành mạng Windows NT
Là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng.
Tương đối dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho phần mềm WINDOWS.
3. Mạng cục bộ
3.6. Các hệ điều hành mạng
c. Hệ điều hành mạng NetWare của Novell
Đây là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới trong thời gian cuối
Nó có thể dùng cho các mạng nhỏ (khoảng từ 5-25 máy tính) và cũng có thể dùng cho các mạng lớn gồm hàng trǎm máy tính.
Netware là một hệ điều hành mạng cục bộ dùng cho các máy vi tính theo chuẩn của IBM hay các máy tính Apple Macintosh, chạy hệ điều hành MS-DOS hoặc OS/2
3. Mạng cục bộ
3.6. Các hệ điều hành mạng
d. Hệ điều hành mạng Linux
Linux là hệ điều hành phát triển từ Unix - 32 bit xử lý đa nhiệm, đa người dùng.
Hệ điều hành này là miễn phí và quan trọng là mã nguồn mở.
Hệ thống gốc được phát triển bởi Linux Torvalds.
Ngày nay nó đã được phát triển khá tốt và được đánh giá cao, hoạt động hiệu quả với các ứng dụng mạng.
4. Mạng mở rộng
4. Mạng mở rộng - WAN
4.1. Khái niệm về WAN
Wide Area Networks – WAN:
Là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính của hai hay nhiều khu vực khác nhau.
WAN có thể kết nối thành mạng riêng của một tổ chức, hay có thể phải kết nối qua nhiều hạ tầng mạng công cộng và của các công ty viễn thông khác nhau.
WAN có thể dùng đường truyền có giải thông thay đổi trong khoảng rất lớn từ 56Kbps đến Giga bít.
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
a. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network)
Mạng chuyển mạch thực hiện việc liên kết giữa hai điểm nút qua một đường nối tạm thời hay giành riêng giữa điểm nút này và điêm nút kia.
Một ví dụ của mạng chuyển mạch là hoạt động của mạng điện thoại.
Hiện nay có 2 loại mạng chuyển mạch:
Chuyển mạch tương tự (analog)
Chuyển mạch số (digital)
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
a. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network)
Mô hình kết nối WAN dùng mạng chuyển mạch
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
a. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network)
Mô hình kết nối WAN dùng mạng chuyển mạch tương tự

4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
a. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network)
Mô hình WAN dùng mạng chuyển mạch số
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
b. Mạng chuyển gói (Packet Switching Network)
Mô hình kết nối WAN dùng chuyển mạch gói
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
b. Mạng chuyển gói (Packet Switching Network)
Mạng chuyển mạch gói hoạt động theo nguyên tắc sau:
Khi một trạm trên mạng cần gửi dữ liệu nó cần phải đóng dữ liệu thành từng gói tin, các gói tin đó được đi trên mạng từ nút này tới nút khác tới khi đến được đích.
Do việc sử dụng kỹ thuật trên nên khi một trạm không gửi tin thì mọi tài nguyên của mạng sẽ dành cho các trạm khác, do vậy mạng tiết kiệm được các tài nguyên và có thể sử dụng chúng một cách tốt nhất.
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
b. Mạng chuyển gói (Packet Switching Network)
Người ta chia các phương thức chuyển mạch gói ra làm 2 phương thức:
Phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc.
Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định.
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
b. Mạng chuyển gói (Packet Switching Network)
Phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
b. Mạng chuyển gói (Packet Switching Network)
Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
c. Kết nối WAN dùng VPN
VPN (Virtual Private Network) là một mạng riêng được xây dựng trên nền tảng hạ tầng mạng công cộng (như là mạng Internet).
Mạng IP riêng (VPN) là một dịch vụ mạng có thể dùng cho các ứng dụng khác nhau, cho phép việc trao đổi thông tin một cách an toàn với nhiều lựa chọn kết nối.
4. Mạng mở rộng - WAN
4.2. Một số công nghệ kết nối cơ bản dùng cho WAN
c. Kết nối WAN dùng VPN
Một số giải pháp kỹ thuật hay dùng trong kết nối VPN:
IPSec
PPTP
L2TP
Mô hình WAN dùng VPN nối POP với NOC
4. Mạng mở rộng
4.3. Giao thức kết nối WAN cơ bản trong mạng TCP/IP
Giao thức PPP (Point-to-Point Protocol)
Là giao thức dùng để đóng gói dữ liệu cho truyền thông điểm điểm.
PPP hỗ trợ trong nhiều bộ giao thức khác nhau như:
bộ giao thức Intranet/Internet IP.
Bộ giao thức IPX - Novell`s Internetwork Packet Exchange.
Bộ giao thức DECnet,...
4. Mạng mở rộng
4.3. Giao thức kết nối WAN cơ bản trong mạng TCP/IP
Giao thức PPP (Point-to-Point Protocol)
Các thành phần của PPP:
HDLC - Phương pháp đóng gói các khung dữ liệu trên các liên kết điểm - điểm.. PPP dùng giao thức HDLC(High-Level Data Link Control protocol) là cơ sở cho việc đóng gói này
LCP - để lập cấu hình và kiểm tra kết nối - data link connection.
NCP - để lập cấu hình các giao thức tầng mạng (network layer protocols). PPP được thiết kế dùng cho nhiều bộ giao thức mạng khác nhau.
4. Mạng mở rộng
4.4. Các thiết bị dùng cho kết nối WAN
Router - Bộ định tuyến.
Chuyển mạch WAN: là qua nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thiết lập và duy trì mạch dùng riêng cho mỗi phiên truyền thông.
Bộ chuyển mạch WAN
4. Mạng mở rộng
4.4. Các thiết bị dùng cho kết nối WAN
Access Server: là điểm tập trung cho phép kết nối WAN qua các mạng điện thoại công công cộng(PSTN), mạng đa dịch vụ số(ISDN), hay mạng dữ liệu công cộng (PDN).
Access server hỗ trợ truy nhập tổng hợp
4. Mạng mở rộng
4.4. Các thiết bị dùng cho kết nối WAN
Modem: (MOdulator/DEModulator), chuyển tín hiệu digital từ máy tính thành tín hiệu analog để có thể truyền qua, đường điện thoại.
CSU/DSU: (Channel Service Unit/Data Service Unit) là thiết bị phần cứng tại các điểm đầu cuối của các kênh thuê riêng. Nó làm nhiệm vụ chuyển dữ liệu trên đường truyền thông WAN sang dữ liệu trên LAN và ngược lại.
ISDN terminal Adaptor: Là thiết bị đầu cuối để kết nối PC hay LAN vào WAN qua mạng ISDN.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tương Cầm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)