Mạng Local Area Network

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Vương | Ngày 29/04/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: Mạng Local Area Network thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Mạng Local Area Network
Nội Dung
Các kiến trúc mạng LAN?
Khái niệm
Các kiểu kiến trúc mạng: Bus, Star, Ring, Mesh, Star Bus
Các công nghệ mạng LAN?
Ethernet
Các chuẩn: 10base2, 10base5, 10baseT, 10baseFL

Các Kiến Trúc Mạng LAN
Khái niệm:
Network Topology là sơ đồ dùng để biểu diễn các kiểu sắp xếp, bố trí của máy tính, dây cáp và các thành phần khác trên mạng theo phương diện vật lý
Có 2 kiểu kiến trúc mạng:
Kiến trúc vật lý: (mô tả cách bố trí đường truyền vị trí các thiết bị trong mạng 1 cách cụ thể)
Kiến trúc Logic: (mô tả tổng quát dữ liệu di chuyển cụ thể trên đường mạng)
Kiến Trúc Mạng Bus
Mạng Bus
Dùng 1 đoạn cáp nối tất cả các máy tính và các thiết bị trong mạng thành 1 hàng
Các giao tiếp trên mạng Bus
Gửi tín hiệu
Dội tín hiệu
Terminator (điện trở cuối)
Kiến Trúc Mạng Bus
Mạng Bus
Kiến Trúc Mạng Bus
Ưu điểm:
Tiết kiệm cáp, dễ lắp đặt, giá thành rẻ
Khi mở rộng mạng tương đối đơn giản
Có thể dùng Repeater để khuyếch đại tín hiệu
Khuyết điểm:
Khi 1 đoạn cáp bị đứt thì toàn hệ thống ngưng hoạt động
Khó phát hiện ra lỗi nếu hệ thống có nhiều máy và kích thước rộng lớn
Kiến Trúc Mạng Bus
Mạng Bus
Kiến Trúc Mạng Star
Mạng Star
Các máy tính được nối vào 1 thiết bị trung tâm như: Hub, Switch
Kiến Trúc Mạng Star
Ưu điểm:
Cung cấp tài nguyên và chế độ quản lý tập trung
Khi 1 đoạn cáp hỏng thì chỉ ảnh hưởng chính máy đó, không ảnh hưởng đến hệ thống
Có thể thu hẹp và mở rộng mạng dễ dàng
Khuyết điểm:
Đòi hỏi nhiều cáp
Khi thiết bị trung tâm bị hỏng thì toàn bộ hệ thống mạng ngưng hoạt động
Kiến Trúc Mạng Star
Mạng Star
Kiến Trúc Mạng Ring
Mạng Ring
Các máy tính và các thiết bị nối với nhau thành 1 vòng khép kín, không có đầu hở
Tín hiệu được truyền đi theo 1 chiều và qua nhiều máy tính
Dùng phương pháp chuyển thẻ bài (Token passing) để truyền dữ liệu quanh mạng
Kiến Trúc Mạng Ring
Mạng Ring
Kiến Trúc Mạng Ring
Ưu điểm:
Tiết kiệm được dây cáp so với kiểu Star
Có thể thu hẹp và mở rộng hệ thống 1 cách dễ dàng
Khuyết điểm:
Các đường dây phải được khép kín
Nếu bị hở ở 1 đoạn nào đó thì toàn bộ hệ thống ngưng hoạt động
Kiến Trúc Mạng Mesh
Mạng Mesh
Là cấu hình mà một thiết bị được nối tới tất cả các thiết bị khác trong mạng
Tạo các kết nối dự phòng khi một kết nối bị đứt
Kiến Trúc Mạng Mesh
Ưu điểm:
Đảm bảo được 1 kết nối liên tục
Khi 1 sợi cáp bị hỏng thì không ảnh hưởng đến hệ thống
Khuyết điểm:
Tốn nhiều dây cáp
Khó nâng cấp thêm máy tính
Số lượng tuyến máy tính tăng nhanh khi số lượng máy tính tăng lên
Kiến Trúc Mạng Star/Bus
Mạng kết hợp Star/Bus
Các Công Nghệ Mạng LAN
Công Nghệ Ethernet
Được phát triển bởi các hãng Xerox, Digital, Intel vào đầu 1970
Phiên bản đầu tiên của Ethernet được thiết kế là kết nối 100 máy tính vào 1 sợi cáp dài 1km, tốc độ 2,94Mbps


Công Nghệ Ethernet
Ethernet chuẩn thường có cấu hình Bus, tốc độ 10Mbps dựa vào kỹ thuật CSMA/CD để điều chỉnh lưu thông trên đường cáp chính
Đặc điểm của Ethernet:
Cấu hình: Bus, Star
Phương pháp truy cập: CSMA/CD
Quy cách kỹ thuật: IEEE 802.3
Tốc dộ truyền: 10 – 100 Mbps
Cáp: đồng trục mỏng, dày, cáp UTP
Card mạng Ethernet

Công Nghệ Ethernet
Dạng thức khung (Frame) trong Ethernet:
Khung được sử dụng để truyền dữ liệu giữa các máy tính trong mạng
Khung trong Ethernet có thể dài từ 64 đến 1518byte (nhưng bản thân đã sử dụng 18byte)
Khung gồm các bit được chia thành các trường:
Trường mở đầu
Trường địa chỉ
Trường dữ liệu
Trường kiểm tra lỗi
Công Nghệ Ethernet
Trường mở đầu:
Trường này sử dụng 8 octets đầu tiên để mở đầu cho một khung

Trường địa chỉ:
Chứa 12 octets địa chỉ, là địa chỉ máy nhận và địa chỉ máy gửi






Công Nghệ Ethernet
Trường dữ liệu:
Trường này sử dụng từ 46 -> 1500 byte để chứa dữ liệu
Trường kiểm tra lỗi
Trường này sử dụng 4 octets ở cuối cùng để kiểm tra lỗi của tất cả các gói dữ liệu





Công Nghệ Ethernet


Kỹ Thuật CSMA/CD
CSMA/CD (Carrier Sence With Multiple Access/Collision Detect)
Cảm sóng đa truy tránh đụng độ
Có nguồn gốc từ hệ thống radio đã phát triển ở trường đại học Hawai vào khoảng nǎm 1970
Kỹ Thuật CSMA/CD
CSMA/CD
Kỹ Thuật CSMA/CD
Ưu điểm:
Đơn giản, hiệu quả truyền thông tin cao
Có thể thêm các trạm vào hệ thống mà không ảnh hưởng đến các thủ tục của giao thức
Khuyết điểm:
Hiệu suất của tuyến giảm xuống nhanh chóng khi phải tải quá nhiều thông tin
Các Chuẩn Trong Mạng LAN
Chuẩn 10Base2:
Xác định theo tiêu chuẩn IEEE 802.3
Dùng cáp Thinnet (Coaxial)
Tốc độ 10Mbps
Dùng đầu nối chữ T
Phân đoạn mạng tối đa 185m
Phải có Terminator 50 ohm
Có thể kết nối Repeater
Các Chuẩn Trong Mạng LAN
Chuẩn 10Base5:
Xác định theo tiêu chuẩn IEEE 802.3
Dùng cáp Thicknet (Coaxial)
Tốc độ 10Mbps
Dùng bộ kết nối Tranceiver Cable
Phân đoạn mạng tối đa 500m
Phải có Terminator 50 ohm
Có thể kết nối Repeater
Các Chuẩn Trong Mạng LAN
Chuẩn 10BaseT:
Xác định theo tiêu chuẩn IEEE 802.3
Dùng cáp UTP loại 3, 4, 5 or STP
Dùng các thiết bị kết nối trung tâm Hub/Switch
Tốc độ 10Mbps
Dùng đầu nối RJ45
Phân đoạn mạng tối đa 100m
Dùng mô hình vật lý Star
Các Chuẩn Trong Mạng LAN
Chuẩn 10BaseFL:
Xác định theo tiêu chuẩn IEEE 802.3
Dùng cáp quang
Tốc độ 10Mbps
Phân đoạn mạng tối đa 2000m
Có thể dùng Repeater
Không sợ bị nhiễu điện từ
Sử dụng đầu nối SC, ST
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Vương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)