Mang
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành An |
Ngày 10/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: mang thuộc Cùng học Tin học 5
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề 5
Suốt đời vì dân, vì nước, làm người công bộc tận tụy trung thành
của nhân dân:
Sinh ra, lớn lên ở một vùng quê nghèo khổ nhưng giàu truyền thống yêu nước, văn hiến, Hồ Chí Minh được nuôi dưỡng, thấm nhuần sâu sắc triết lý sống của cha ông: Muốn dựng làng và giữ nước phải bắt đầu từ việc làm người một cách thành thật, đúng nghĩa. Người cũng bộc lộ rất sớm một nét tính cách lớn: Sống có lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản chất. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thuở nhỏ Hồ Chí Minh đã có ý thức gắn vận mệnh cá nhân mình với vận mệnh chung của đồng bào, đất nước, luôn đau đáu một nỗi niềm: Hỏi xem non nước mất hay còn! Đấy chính là những biểu hiện ban đầu của một nhân cách lớn, một trí thức chân chính: luôn trăn trở, đau đớn trước nỗi nhục mất nước, đồng bào nô lệ, lầm than, suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến số phận con người và các giá trị làm người. Bài học đạo đức lớn nhất mà Hồ Chí Minh để lại cho mọi thế hệ người Việt Nam chính là bài học ở đời và làm người mà nội dung và chiều sâu nhân văn của nó là yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức, bóc lột.
Gia đình, quê hương, đất nước đã hình thành nên một Hồ Chí Minh mang nhân cách vĩ đại, giàu lòng yêu nước, thương dân, nhất là những người nghèo khổ, giúp Người thấu hiểu được sức mạnh của ý chí tự cường, tinh thần tự tôn dân tộc. Hồ Chí Minh luôn tâm niệm: Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Yêu nước, thương dân, tất cả vì dân, vì nước là suy nghĩ thường trực, nhất quán trong con người Hồ Chí Minh. Người đi sang Pháp, sang các nước phương Tây nhằm mục đích học hỏi xem bên ngoài người ta làm thế nào để rồi về nước giúp đồng bào mình giải phóng khỏi gông cùm nô lệ, áp bức. Và Hồ Chí Minh đấu tranh không ngừng, không nghỉ, thậm chí phải hy sinh bằng mọi giá giành được độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh phát biểu mục đích cuộc sống mà Người theo đuổi là: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có căm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Nói chuyện với đồng bào trước khi sang thăm Pháp (30-5-1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.
Ở Hồ Chí Minh, yêu nước phải gắn liền với yêu dân, yêu đồng bào. Không thể nói yêu nước mà lại không thương dân, không lấy nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của dân làm nguyện vọng, ham muốn của mình. Là lãnh tụ dân tộc, là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân là lo cho dân, cho nước từ việc lớn đến việc nhỏ: từ việc tìm đường cứu nước, bảo vệ, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội, đến việc tương, cà, mắm, muối... để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, để mọi người đều có cơm ăn, có áo mặc, có chỗ ở, được học hành, có điều kiện khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn day dứt với một suy nghĩ: Người chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước. Vì thế, Hồ Chí Minh từ chối mọi danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, nhân dân, bạn bè quốc tế dành riêng cho Người. Năm 1963, khi biết tin Quốc hội định trao tặng Người Huân chương Sao vàng cao quý, Hồ Chí Minh đã phát biểu rất chân thành: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và
Suốt đời vì dân, vì nước, làm người công bộc tận tụy trung thành
của nhân dân:
Sinh ra, lớn lên ở một vùng quê nghèo khổ nhưng giàu truyền thống yêu nước, văn hiến, Hồ Chí Minh được nuôi dưỡng, thấm nhuần sâu sắc triết lý sống của cha ông: Muốn dựng làng và giữ nước phải bắt đầu từ việc làm người một cách thành thật, đúng nghĩa. Người cũng bộc lộ rất sớm một nét tính cách lớn: Sống có lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản chất. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thuở nhỏ Hồ Chí Minh đã có ý thức gắn vận mệnh cá nhân mình với vận mệnh chung của đồng bào, đất nước, luôn đau đáu một nỗi niềm: Hỏi xem non nước mất hay còn! Đấy chính là những biểu hiện ban đầu của một nhân cách lớn, một trí thức chân chính: luôn trăn trở, đau đớn trước nỗi nhục mất nước, đồng bào nô lệ, lầm than, suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến số phận con người và các giá trị làm người. Bài học đạo đức lớn nhất mà Hồ Chí Minh để lại cho mọi thế hệ người Việt Nam chính là bài học ở đời và làm người mà nội dung và chiều sâu nhân văn của nó là yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức, bóc lột.
Gia đình, quê hương, đất nước đã hình thành nên một Hồ Chí Minh mang nhân cách vĩ đại, giàu lòng yêu nước, thương dân, nhất là những người nghèo khổ, giúp Người thấu hiểu được sức mạnh của ý chí tự cường, tinh thần tự tôn dân tộc. Hồ Chí Minh luôn tâm niệm: Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Yêu nước, thương dân, tất cả vì dân, vì nước là suy nghĩ thường trực, nhất quán trong con người Hồ Chí Minh. Người đi sang Pháp, sang các nước phương Tây nhằm mục đích học hỏi xem bên ngoài người ta làm thế nào để rồi về nước giúp đồng bào mình giải phóng khỏi gông cùm nô lệ, áp bức. Và Hồ Chí Minh đấu tranh không ngừng, không nghỉ, thậm chí phải hy sinh bằng mọi giá giành được độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh phát biểu mục đích cuộc sống mà Người theo đuổi là: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có căm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Nói chuyện với đồng bào trước khi sang thăm Pháp (30-5-1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.
Ở Hồ Chí Minh, yêu nước phải gắn liền với yêu dân, yêu đồng bào. Không thể nói yêu nước mà lại không thương dân, không lấy nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của dân làm nguyện vọng, ham muốn của mình. Là lãnh tụ dân tộc, là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân là lo cho dân, cho nước từ việc lớn đến việc nhỏ: từ việc tìm đường cứu nước, bảo vệ, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội, đến việc tương, cà, mắm, muối... để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, để mọi người đều có cơm ăn, có áo mặc, có chỗ ở, được học hành, có điều kiện khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn day dứt với một suy nghĩ: Người chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước. Vì thế, Hồ Chí Minh từ chối mọi danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, nhân dân, bạn bè quốc tế dành riêng cho Người. Năm 1963, khi biết tin Quốc hội định trao tặng Người Huân chương Sao vàng cao quý, Hồ Chí Minh đã phát biểu rất chân thành: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành An
Dung lượng: 84,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)