Mam non
Chia sẻ bởi Nguyễn Công Hanh |
Ngày 05/10/2018 |
377
Chia sẻ tài liệu: mam non thuộc Khám phá khoa học
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tuần Giáo
Trường mầm non Quài Nưa
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH ( ĐỒ DÙNG ĐỂ ĂN VÀ UỐNG)
MÔN HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
KHỐI LỚP : MG 4 – 5 TUỔI
NGƯỜI THỰC HIỆN: TỔ 1
NĂM HỌC: 2010 - 2011
Cho trẻ kết 4 nhóm.
Cô cho trẻ về nhóm lấy 1 đồ dùng ăn uống theo chất liệu đó thảo luận rồi kể cho các bạn cùng nghe.
Trẻ về nhóm, chọn 1 đồ dùng thảo luận về đồ dùng đó
Cô mời từng nhóm lên trình bày.
Bé khám phá về
công dụng và chất liệu
Trò chơi luyện tập: Bé nào chọn đúng
Trò chơi 2 :ô số bí mật
Giáo án: Làm quen với 1 số ĐD để ăn uống trong gia đình
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên và nói được công dụng, chất liệu của một số đồ dùng quen thuộc trong gia đình ( bát, cốc, giường, gối…)
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ, so sánh một số đồ dùng khác nhau.
- Trẻ biết phân biệt một số đồ dùng quen thuộc qua hình dạng, chất liệu, công dụng.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình sạch sẽ, cẩn thận khi sử dụng và sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô:
- Máy chiếu: Slide giới thiệu không gian đẹp.
Slide một số đồ dùng gia đình.
- Đồ dùng thật: cốc, bát, gối, giường (đồ chơi), quần áo, khăn…
- 2 khăn trải bàn, 2 bát hoa, bát-thìa-ly-đĩa-cặp-tất-gang tay-gối…cho trẻ chơi.
- Rổ đựng, miếng đệm, đài…
2. Đồ dùng của trẻ:
- Một số đồ dùng để ăn: Bát, đũa, đĩa, thìa, muôi, xoong…
- Một số đồ dùng để uống: Cốc thuỷ tinh, nhựa, inox, sứ, ấm, bình đựng nước…
- Rổ nhỏ.
III. Tổ chức hoạt động.
1.Gợi mở, gây hứng thú:
Cô cùng trẻ chơi trò chơi "Ngôi nhà nhỏ" bằng một số bộ phận trên cơ thể.
? Ngôi nhà trong trò chơi có những phần nào? (mái nhà, tường nhà, cửa nhà…)
- Trẻ kể về ngôi nhà của mình (2- 3trẻ)
- Trò chuyện cùng cô phụ ((cô H ơi! nhà cô thì như thế nào?(nhà tôi vừa xây xong chưa có đồ dùng gì cả)), mời trẻ cùng chương trình "không gian đẹp" đến thăm ngôi nhà của cô M ( trẻ xem máy chiếu)
-> Thay mặt gia đình cô tặng mỗi thành viên trong đoàn tham quan 1 món quà.
( Trẻ quay ra sau lấy rổ xếp trước mặt) .
2. Quan sát đàm thoại.
* Quan sát cái bát. Cô lại gần trẻ có cái bát:
? Trong rổ của con có gì? (Cái bát)
? Bạn nào cũng có cái bát giống bạn?
? Cái bát có đặc điểm gì? ( Trẻ giơ bát, sờ, nhận xét: Cái bát có miệng và đáy tròn, màu trắng, làm bằng sứ…) Dùng để làm gì? (để ăn)
- Nhiều bạn cũng có cái bát nhưng không giống bát của bạn ( cô lại gần trẻ có cái bát khác chất liệu gợi ý để trẻ nói con có cái bát bằng inox dùng để ăn cơm, con có bát to bằng sứ, để đựng canh…). Vì sao có sự khác nhau như vậy? (2 trẻ lên so sánh 2 loại bát khác chất liệu, khác kiểu dáng)
+ Khác nhau: 1 bát to, 1 bát nhỏ; 1 bát làm bằng nhựa, 1 bát làm bằng sứ, bát nhỏ để ăn cơm, bát to để đựng canh...
+ Giống nhau: Đều là đồ dùng để ăn trong GĐ, có miệng tròn...
? Bạn nào cũng có đồ dùng để ăn? (con có đĩa bằng nhựa, thìa bằng nhôm...)
? Chúng mình còn biết đồ dùng nào để ăn nữa? ( 2 trẻ)
? Các loại bát, thìa, muôi, xoong… là đồ dùng để làm gì? ( Đồ dùng để ăn)
=> Cô chốt lại: Từ hòn đất sét, qua bàn tay khéo léo của các cô chú công nhân tạo nên nhiều kiểu dáng khác nhau, đưa vào lò nung rồi mang ra trang trí tạo nên những chiếc bát, chiếc đĩa xinh xắn...Có nhiều loại bát, bát nhỏ để ăn cơm và nhỏ hơn một chút đựng nước mắm, bát to để đựng canh. Ngoài ra, còn có đĩa đựng thức ăn, xoong để nấu, đũa để gắp, thìa để xúc thức ăn… Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau ( Sứ, inox, tre, nhôm…) và được gọi chung là đồ dùng để ăn. Chúng mình hãy nhẹ nhàng đưa rổ đựng đồ dùng để ăn ra phía sau.
* Quan sát cái cốc:
? Con nhận được quà gì vậy? (Cái cốc)
? Những bạn nào cũng có cái cốc? ( Trẻ có cốc đưa rổ lên phía trên 1 chút)
? Cái cốc của con như thế nào? Làm bằng chất liệu gì? ( nhựa, inox…)
? Có cái cốc con định làm gì?
? Bạn nào có đồ dùng để uống? ( con có cốc bằng nhựa, con có ấm bằng nhôm, chén bằng sứ…)
? Các loại cốc, ly, ấm, chén... là đồ dùng để làm gì? ( Để uống)
- Trò chơi: Nhắc đến đồ dùng để uống chúng mình được chơi trò chơi gì với những đồ dùng này? ( 1 trẻ). Cô cùng trẻ chơi pha nước cam 1 lần.
- Mỗi khi ở trong ngôi nhà của mình cô lại ngắm nhìn những bộ đồ dùng để ăn, để uống, giữa chúng có điểm giống và khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra điểm giống và khác nhau đó nhé!.
- Cô đưa cái cốc, cái xoong:
+ Khác nhau: cái cốc thủy tinh, xoong bằng nhôm; cái xoong có tai có vung, cốc không có; cái cốc dùng để uống nước, cái xoong dùng để nấu ăn.
+ Giống nhau: Đều là đồ dùng trong GĐ, có miệng tròn...
=> Một số đồ dùng để ăn, uống làm bằng chất liệu rất rễ vỡ hoặc biến dạng. Chúng mình phải sử dụng thế nào? (cả lớp)..
Đặc biệt là cốc uống nước mỗi bạn đều có 1 kí hiệu riêng, chúng mình phải nhận đúng kí hiệu khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh Cô đưa cái gối, cái khăn, điện thoại, quần áo…
=> Cô tóm lại: Tuy được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng mỗi thứ đều có công dụng riêng và được gọi chung là đồ dùng trong GĐ. Đều rất cần thiết với cuộc sống của con người.
3. Trò chơi: " Bé nào chọn đúng"
Cô thông báo với lớp mình một tin vui, chiều nay nhà cô H tổ chức một bữa tiệc mừng và sắp xếp thêm đồ dùng vào phòng ngủ. Cô muốn chúng mình đến dự và giúp cô qua trò chơi: " Bé nào chọn đúng“
- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội (đội 1 lấy đồ dùng để ăn bằng nhựa, đội 2 lấy đồ dùng để uống bằng sứ, đội 3 lấy đồ dùng để ngủ). Khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng, từ vạch xuất phát chạy nhanh lên lấy đồ dùng yêu cầu của đội mình. Lấy xong về đứng cuối hàng, bạn thứ 2 tiếp tục. Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
- Luật chơi: Lấy đúng đồ dùng theo yêu cầu, mỗi bạn chỉ được lấy 1 đồ dùng khi lên.
4. Trò chơi: " Ô của bí mật"
Các con hãy lắng nghe xem cô đọc câu đố về đồ vật gì, sau đó các con gọi tên và nói công dụng của đồ dùng mà con nhìn thấy nhé.
*Kết thúc: Các thành viên của 3 đội lên thực hành sắp đồ dùng (hát trên nền nhạc có sáng tạo lời).
? Các con vừa giúp cô H làm gì? ( Sắp xếp đồ dùng )
? Muốn cho các đồ dùng trong GĐ sử dụng được lâu bền phải làm thế nào?
Giờ học khám phá tìm hiểu về một số đồ dùng quen thuộc trong GĐ của cô giáo và các bé lớp MG nhỡ B đến đây là kết thúc. Kính chúc các cô giáo mạnh khoẻ, chúc các bé chăm ngoan, học giỏi. Xin chào và hẹn gặp lại ( Trẻ vẫy tay chào và đi ra ngoài)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm Non – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ( Xuất bản tháng 12 năm 2009)
Hướng dẫn tổ chức thực chương trình giáo dục Mầm Non MG lớn 4 – 5 tuổi – Tác giả: TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS Lê Thu Hương, PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết( Xuất bản tháng 10 năm 2009)
Website Giáo án điện tử : Mầm non –Mẫu giáo
GIỜ HỌC ĐÃ KẾT THÚC
Chúc các bé chăm ngoan, chúc các cô sức khỏe
Trường mầm non Quài Nưa
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH ( ĐỒ DÙNG ĐỂ ĂN VÀ UỐNG)
MÔN HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
KHỐI LỚP : MG 4 – 5 TUỔI
NGƯỜI THỰC HIỆN: TỔ 1
NĂM HỌC: 2010 - 2011
Cho trẻ kết 4 nhóm.
Cô cho trẻ về nhóm lấy 1 đồ dùng ăn uống theo chất liệu đó thảo luận rồi kể cho các bạn cùng nghe.
Trẻ về nhóm, chọn 1 đồ dùng thảo luận về đồ dùng đó
Cô mời từng nhóm lên trình bày.
Bé khám phá về
công dụng và chất liệu
Trò chơi luyện tập: Bé nào chọn đúng
Trò chơi 2 :ô số bí mật
Giáo án: Làm quen với 1 số ĐD để ăn uống trong gia đình
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên và nói được công dụng, chất liệu của một số đồ dùng quen thuộc trong gia đình ( bát, cốc, giường, gối…)
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ, so sánh một số đồ dùng khác nhau.
- Trẻ biết phân biệt một số đồ dùng quen thuộc qua hình dạng, chất liệu, công dụng.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình sạch sẽ, cẩn thận khi sử dụng và sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô:
- Máy chiếu: Slide giới thiệu không gian đẹp.
Slide một số đồ dùng gia đình.
- Đồ dùng thật: cốc, bát, gối, giường (đồ chơi), quần áo, khăn…
- 2 khăn trải bàn, 2 bát hoa, bát-thìa-ly-đĩa-cặp-tất-gang tay-gối…cho trẻ chơi.
- Rổ đựng, miếng đệm, đài…
2. Đồ dùng của trẻ:
- Một số đồ dùng để ăn: Bát, đũa, đĩa, thìa, muôi, xoong…
- Một số đồ dùng để uống: Cốc thuỷ tinh, nhựa, inox, sứ, ấm, bình đựng nước…
- Rổ nhỏ.
III. Tổ chức hoạt động.
1.Gợi mở, gây hứng thú:
Cô cùng trẻ chơi trò chơi "Ngôi nhà nhỏ" bằng một số bộ phận trên cơ thể.
? Ngôi nhà trong trò chơi có những phần nào? (mái nhà, tường nhà, cửa nhà…)
- Trẻ kể về ngôi nhà của mình (2- 3trẻ)
- Trò chuyện cùng cô phụ ((cô H ơi! nhà cô thì như thế nào?(nhà tôi vừa xây xong chưa có đồ dùng gì cả)), mời trẻ cùng chương trình "không gian đẹp" đến thăm ngôi nhà của cô M ( trẻ xem máy chiếu)
-> Thay mặt gia đình cô tặng mỗi thành viên trong đoàn tham quan 1 món quà.
( Trẻ quay ra sau lấy rổ xếp trước mặt) .
2. Quan sát đàm thoại.
* Quan sát cái bát. Cô lại gần trẻ có cái bát:
? Trong rổ của con có gì? (Cái bát)
? Bạn nào cũng có cái bát giống bạn?
? Cái bát có đặc điểm gì? ( Trẻ giơ bát, sờ, nhận xét: Cái bát có miệng và đáy tròn, màu trắng, làm bằng sứ…) Dùng để làm gì? (để ăn)
- Nhiều bạn cũng có cái bát nhưng không giống bát của bạn ( cô lại gần trẻ có cái bát khác chất liệu gợi ý để trẻ nói con có cái bát bằng inox dùng để ăn cơm, con có bát to bằng sứ, để đựng canh…). Vì sao có sự khác nhau như vậy? (2 trẻ lên so sánh 2 loại bát khác chất liệu, khác kiểu dáng)
+ Khác nhau: 1 bát to, 1 bát nhỏ; 1 bát làm bằng nhựa, 1 bát làm bằng sứ, bát nhỏ để ăn cơm, bát to để đựng canh...
+ Giống nhau: Đều là đồ dùng để ăn trong GĐ, có miệng tròn...
? Bạn nào cũng có đồ dùng để ăn? (con có đĩa bằng nhựa, thìa bằng nhôm...)
? Chúng mình còn biết đồ dùng nào để ăn nữa? ( 2 trẻ)
? Các loại bát, thìa, muôi, xoong… là đồ dùng để làm gì? ( Đồ dùng để ăn)
=> Cô chốt lại: Từ hòn đất sét, qua bàn tay khéo léo của các cô chú công nhân tạo nên nhiều kiểu dáng khác nhau, đưa vào lò nung rồi mang ra trang trí tạo nên những chiếc bát, chiếc đĩa xinh xắn...Có nhiều loại bát, bát nhỏ để ăn cơm và nhỏ hơn một chút đựng nước mắm, bát to để đựng canh. Ngoài ra, còn có đĩa đựng thức ăn, xoong để nấu, đũa để gắp, thìa để xúc thức ăn… Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau ( Sứ, inox, tre, nhôm…) và được gọi chung là đồ dùng để ăn. Chúng mình hãy nhẹ nhàng đưa rổ đựng đồ dùng để ăn ra phía sau.
* Quan sát cái cốc:
? Con nhận được quà gì vậy? (Cái cốc)
? Những bạn nào cũng có cái cốc? ( Trẻ có cốc đưa rổ lên phía trên 1 chút)
? Cái cốc của con như thế nào? Làm bằng chất liệu gì? ( nhựa, inox…)
? Có cái cốc con định làm gì?
? Bạn nào có đồ dùng để uống? ( con có cốc bằng nhựa, con có ấm bằng nhôm, chén bằng sứ…)
? Các loại cốc, ly, ấm, chén... là đồ dùng để làm gì? ( Để uống)
- Trò chơi: Nhắc đến đồ dùng để uống chúng mình được chơi trò chơi gì với những đồ dùng này? ( 1 trẻ). Cô cùng trẻ chơi pha nước cam 1 lần.
- Mỗi khi ở trong ngôi nhà của mình cô lại ngắm nhìn những bộ đồ dùng để ăn, để uống, giữa chúng có điểm giống và khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra điểm giống và khác nhau đó nhé!.
- Cô đưa cái cốc, cái xoong:
+ Khác nhau: cái cốc thủy tinh, xoong bằng nhôm; cái xoong có tai có vung, cốc không có; cái cốc dùng để uống nước, cái xoong dùng để nấu ăn.
+ Giống nhau: Đều là đồ dùng trong GĐ, có miệng tròn...
=> Một số đồ dùng để ăn, uống làm bằng chất liệu rất rễ vỡ hoặc biến dạng. Chúng mình phải sử dụng thế nào? (cả lớp)..
Đặc biệt là cốc uống nước mỗi bạn đều có 1 kí hiệu riêng, chúng mình phải nhận đúng kí hiệu khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh Cô đưa cái gối, cái khăn, điện thoại, quần áo…
=> Cô tóm lại: Tuy được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng mỗi thứ đều có công dụng riêng và được gọi chung là đồ dùng trong GĐ. Đều rất cần thiết với cuộc sống của con người.
3. Trò chơi: " Bé nào chọn đúng"
Cô thông báo với lớp mình một tin vui, chiều nay nhà cô H tổ chức một bữa tiệc mừng và sắp xếp thêm đồ dùng vào phòng ngủ. Cô muốn chúng mình đến dự và giúp cô qua trò chơi: " Bé nào chọn đúng“
- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội (đội 1 lấy đồ dùng để ăn bằng nhựa, đội 2 lấy đồ dùng để uống bằng sứ, đội 3 lấy đồ dùng để ngủ). Khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng, từ vạch xuất phát chạy nhanh lên lấy đồ dùng yêu cầu của đội mình. Lấy xong về đứng cuối hàng, bạn thứ 2 tiếp tục. Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
- Luật chơi: Lấy đúng đồ dùng theo yêu cầu, mỗi bạn chỉ được lấy 1 đồ dùng khi lên.
4. Trò chơi: " Ô của bí mật"
Các con hãy lắng nghe xem cô đọc câu đố về đồ vật gì, sau đó các con gọi tên và nói công dụng của đồ dùng mà con nhìn thấy nhé.
*Kết thúc: Các thành viên của 3 đội lên thực hành sắp đồ dùng (hát trên nền nhạc có sáng tạo lời).
? Các con vừa giúp cô H làm gì? ( Sắp xếp đồ dùng )
? Muốn cho các đồ dùng trong GĐ sử dụng được lâu bền phải làm thế nào?
Giờ học khám phá tìm hiểu về một số đồ dùng quen thuộc trong GĐ của cô giáo và các bé lớp MG nhỡ B đến đây là kết thúc. Kính chúc các cô giáo mạnh khoẻ, chúc các bé chăm ngoan, học giỏi. Xin chào và hẹn gặp lại ( Trẻ vẫy tay chào và đi ra ngoài)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm Non – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ( Xuất bản tháng 12 năm 2009)
Hướng dẫn tổ chức thực chương trình giáo dục Mầm Non MG lớn 4 – 5 tuổi – Tác giả: TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS Lê Thu Hương, PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết( Xuất bản tháng 10 năm 2009)
Website Giáo án điện tử : Mầm non –Mẫu giáo
GIỜ HỌC ĐÃ KẾT THÚC
Chúc các bé chăm ngoan, chúc các cô sức khỏe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Công Hanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 30
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm >