Mac

Chia sẻ bởi Nguyễn thị ngọc huyền | Ngày 27/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: mac thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐẾN VƠI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 4
BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ C.MAC, PH.ĂNG-GHEN &
V.I.LÊ-NIN
 sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Vương quốc Phổ – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh)
TỔ CHỨC Đồng minh những người cộng sản
Trong những năm sống ở Anh, Mác & Ph.Ăng-ghen đã liên hệ với tổ chức đồng minh những người chính nghĩa .
Tháng 6-1847, tại đại hội của Đồng minh những người chính nghĩa họp ở Luân Đôn theo đề nghị của Ăng-ghen tổ chức được đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản”
Tháng 2-148, Cương lĩnh của đồng minh được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức 1 bản tuyên ngôn-Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản.
V.I.LÊ-NIN
TIỂU SỬ
Vladimir Ilyich Lenin phiên âm tiếng Viêt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov , còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...;
sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.
Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật làVladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nước Nga Xô Viết.
Ông được coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trênQuảng trường Đỏ, Moskva.
CON ĐƯỜNG HỌC TẬP VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Khi còn nhỏ, Lê-nin học tập rất xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp trường trung học cổ điển ở Xim-biếc, năm 1887 Lê-nin vào học khoa luật ở trường đại học Ca-dan
 mùa thu năm 1888 Lê-nin tham gia nhóm Mác-xít và bắt đầu nghiên cứu tác phẩm "Tư bản" của Các Mác.
Năm 1891, Lê-nin tốt nghiệp khoa luật trường đại học Pê-téc-bua, là người duy nhất đạt điểm cao trong toàn bộ kỳ thi và được cấp bằng tốt nghiệp hạng nhất.
V.I.Lênin người học trò xuất sắc của C. Mác và Ph. Ăngghen, lãnh tụ vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Công lao to lớn vủa V.I.Lênin đó là tiếp thu và phát triển sáng tạo những di sản tư tưởng củaC.Mác và Ph. Ăngghen trong điều kiện mới đồng thời biến những di sản
tư tưởng to lớn đó thành hiện thực cách mạng XHCN ở nước Nga.
Qúa trình hoạt động lý luận và thực tiễn phong phú của Người đã để lại cho
chúng ta một di sản tinh thần vô cùng quý giá, một lý luận sáng ngời về
CNXH khoa học, góp phần soi sáng cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở
nước Nga và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.


Xác định điều kiện đã thay đổi: Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh tiến đến giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc.
Xác định thời cơ ra đời của Đảng cộng sản. Khẳng định cách mạng nổ ra không chỉ trong lòng xã hội tư bản phát triển cao mà còn tại các nước chế độ tư bản phát triển trong giai đoạn trung bình.
Cụ thể hóa các mối quan hệ giữa chính trị - kinh tế sau thời điểm cách mạng tháng 10 (năm 1917) thắng lợi và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực tại Liên bang Xô Viết.
Các quan điểm của V. I. Lenin


HỒ CHÍ MINH
Tên lúc nhỏ của ông Nguyễn Sinh Cung[ (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành.
Tuy nhiên, một số tài liệu ghi nhận tên lúc nhỏ của ông là Nguyễn Sinh Côn
Sinh ngày 19/5/1980 quê ở  ở làng Sen xã Kim Liên tại huyện Nam Đàn, Nghệ An
TIỂU SỬ
TUỔI TRẺ
Năm 1906, Nguyễn Sinh Côn theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. 
 Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba.
Vào tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trườngQuốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tạitrường Dục Thanh của Hội Liên Thành.
Tại đây ông đã gặp Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, ông cũng tìm hiễu những việc họ làm để tìm ra con đường kius nước nhưng ông không tán thành việc họ làm   Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình
Hoạt động ở nước ngoài (1911-1941)

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville.
Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu tiên vào năm 1922 tham gia Đại hội lần tư của Quốc tế Cộng sản, ở đó ông gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của Quốc tế Cộng sản.

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, làm phiên dịch lấy tên là Lý Thụy.
Mùa thu 1928, ông từ châu Âu đến Xiêm La (Thái Lan), cải trang là một nhà sư đầu trọc, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm, đồng thời xuất bản báo gửi về nước.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (九龍, Kowloon) thuộc Hương Cảng Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trở về Việt Nam
Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941[63], ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ[64], cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945"[65]. Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,...
GIA ĐÌNH
theo nghiên cứu của một số sử gia ngoại quốc, Hồ Chí Minh đã kết hôn với Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu năm 1926 cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4 hoặc 5 năm 1927, từ đó không bao giờ còn gặp lại nhau
Cũng theo Sophie Quinn-Judge, nếu căn cứ theo các tài liệu từ văn khố của của Đệ Tam Quốc tế từ năm 1934 đến 1935Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Hồ Chí Minh vào thời điểm năm 1931.
QUA ĐỜI
Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội,[143] hưởng thọ 79 tuổi
Bia tưởng niệm tại khách sạn Carlton, nơi Nguyễn Tất Thành làm việc năm 1913
Tư tưởng Hồ Chí Minh

Là một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Đông Nam Á, ông đã kết hợp chủ nghĩa Marx-Lenin với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.[171] Tư tưởng chủ đạo trong các cuộc đấu tranh của Hồ Chí Minh là kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản. Ông đi theo trào lưu chủ nghĩa cộng sản do Karl Marx vàFriedrich Engels đề xuất vốn đang nổi lên vào thời của ông. Ông tiếp nhận tư tưởng của Lenin về vấn đề thuộc địa, và xem đó làm kim chỉ nam cho các hoạt động của mình sau này.Ông viết trên tạp chí Các vấn đề phương Đông(Liên Xô), dẫn lại trên báo Nhân dân ngày 22 tháng 4 năm 1960: "Chủ nghĩa Lenin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản."
Trước khi chủ nghĩa Marx-Lenin xuất hiện ở Việt Nam, những phong trào giải phóng dân tộc: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... đều thất bại; nhưng kể từ khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ.

Chủ nghĩa Marx-Lenin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam để đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Marx-Lenin được nghiên cứu và được coi là môn học chính trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.
Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ THEO DÕI VÀ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn thị ngọc huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 32
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)