Mác

Chia sẻ bởi nguyễn thị hải yến | Ngày 18/03/2024 | 18

Chia sẻ tài liệu: mác thuộc Triết học

Nội dung tài liệu:

NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Nhóm 1 - 69DCKT11
CHƯƠNG IV : HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
CHỦ ĐỀ : HÀNG HÓA
NỘI DUNG THẢO LUẬN
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
1.1 Khái niệm
- Hàng hóa là gì ?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động , có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi , mua bán
PHÂN LOẠI
Ví dụ : Quần áo , lương thực , tư liệu sản xuất …
Ví dụ : dịch vụ vận tải , dịch vụ du lịch ,…
Hàng hóa ở dạng vật thể ( hữu hình )
Hàng hóa phi vật thể ( vô hình )
Giá trị sử dụng
Giá trị
1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa
1.2.1 Giá trị sử dụng
Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người .
VD : bút để viết , xe để đi,….
Đặc trưng :
Giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học – kĩ thuật , của lực lượng sản xuất .
Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định .
Giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi là hàng hóa , trước hết vật phải có giá trị sử dụng
1.2.2 Giá trị
Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa trước phải đi từ giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng , là một tỉ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác
C.Mác
Ví dụ : 1m vải = 10kg thóc
Vấn đề đặt ra tại sao vải và thóc là 2 loại hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại được trao đổi với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định ?
D?c trung
Giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài của giá trị
Giá trị là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa
Giá trị biểu thị quan hệ giữa người sản xuất và hàng hóa
Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa
1.2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa 2 thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là sự thống nhất giữa 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị ,
nhưng đây là sự thống nhất của 2 mặt đối lập . Chúng vừa thống nhất
vừa mâu thuẫn với nhau
2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
2.1 Tính lao động cụ thể
Ví dụ : lao động cụ thể của người thợ may
+ Mục đích : sản xuất ra quần áo , trang phục…
+ Phương pháp : cắt , may , đo..
+ Công cụ lao động : kim , chỉ , vải , máy khâu ,..
+ Kết quả : quần áo,…
2.2 Lao d?ng tr?u tu?ng
Là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó , hay nói cách khác đó chính là sự tiêu hao sức lao động ( thần kinh , cơ bắp .. ) của người sx
Tạo ra giá trị , làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi
Thuộc phạm trù lịch sử
C LƯU Ý
Không phải có 2 loại lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính 2 mặt :
- Lao động cụ thể là nhân tố tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
- Lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa

Lao động cụ thể phản ánh tính tự nhiên , còn lao động trừu tượng phản ánh tính xã hội của hàng hóa .
3.Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố
ảnh
hưởng đến giá trị hàng hóa

3.1 Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
Là thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội ( Tức là với một trình độ kĩ thuật trung bình , trinh độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định )
Thời gian lao động xã hội cần thiết
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Năng suất lao động
- Khái niệm : Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm .
- Có 2 loại năng suất lao động : Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội
- Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.Vậy: giá trị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
B. Mức độ phức tạp của lao động
Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Khi đem trao đổi ở trên thị trường người ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị và quy mọi lao động thành lao động giản đơn, với ý nghĩa đó lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
3.3 Cấu thành lượng giá trị hàng hóa
Để SXHH, cần phải chi phí lao động. Chi phí lao động bao gồm:
- Lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất.
- Lao động sống hao phí trong quá trình chế biến TLSX thành sản phẩm mới.
Trong quá trình SX, lao động cụ thể của người SX có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của TLSX vào sản phẩm đây là bộ phận GT cũ trong sản phẩm (c); còn lao động trừu tượng biểu hiện ở sự hao phí lao động sống trong quá trình SX ra sản phẩm) có vai trò làm tăng thêm GT cho sản phẩm đây là bộ phận GT mới trong sản phẩm (v+m).
-Vì vậy, cấu thành lượng GT hàng hóa gồm: GT cũ + GT mới

W = c + v + m
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị hải yến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)