Ma tran de sinh hoc

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Quý | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: ma tran de sinh hoc thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Phần năm: DI TRUYỀN HỌC
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị (Sinh học 12NC)

GVHD: Phan Đức Duy

SVTH: Nguyễn Thị Đầu
Đào Thị Thanh Hiền
Trần Thị Ngọc Phương
Lê Thị Thu Quý
Lớp : Sinh 3B

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)
BƯỚC 1: Liệt kê các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tra


Bước 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy


Bước 3.QĐ phân phối tỷ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề. QĐ tổng số điểm của bài kiểm tra


Bước 3a. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với %

Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với %

Bước 3b. Quyết định phân phối tỷ lệ % cho mỗi HÀNG

Quyết định phân phối tỷ lệ % cho mỗi hàng
Bước 4. Tính số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng

25% * 40 = 10
Điểm
37,5% * 40 = 15
Điểm
37,5% * 40 = 15
Điểm
40% * 100 = 40
Điểm
Tính số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng
Bước 5. Tính số điểm và tỉ lệ % cho mỗi cột

10
+
5
+
15
=
30
Bước 6. Tính tỷ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột

25
+
33,33
+
33,33
=
91,66 %
Bước 7. Đánh giá lại ma trận và có thể chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MCQ
(phần 5 DI TRUYỀN HỌC
Chương: Cơ chế di truyền và biến dị)
CHỦ ĐỀ 1: CƠ SỞ DI TRUYỀN.
Mức độ nhận biết.
Câu 1: Gen là gì?
A. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin qui định của cấu trúc của một loại protein
B. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc của một loại phân tử ARN
C. Một đoạn của phân tử ARN mang thông tin qui định cấu trúc của một loại phân tử ARN
D. Một loại của phân tử ADN mang thông tin qui định cho một sản phẩm xác định có thể là protein hoặc ARN
Câu 2: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN-polimerase có chức năng:
A. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn cần nhân đôi
B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’- OH tự do
C. Nối các đoạn okazaki với nhau
D. Tháo xoắn phân tử ADN.

 Mức độ thông hiểu.

Câu 3: Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, một sợi được tổng hợp liên tục, còn sợi kia thành từng đoạn là do:
A. Hai mạch ADN xoắn kép đi theo hướng ngược chiều nhau và ADN-polimerase di chuyển trên mạch khuôn chiều 5’ – 3’.
B. Hai mạch ADN xoắn kép đi theo hướng ngược chiều nhau và ADN-polimerase di chuyển trên mạch khuôn chiều 3’ – 5’.
C. Các enzim tháo xoắn ADN di chuyển theo hai hướng.
D. Một mạch không được xúc tác của enzim ADN – polymerase
Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ là gì?
A. Diễn ra theo một chiều 5’ – 3’ trên mạch khuôn ADN do enzim ARNpolimerase
B. Mở xoắn cục bộ vùng ADN chứa gen phiên mã, nguyên liệu là ribonu
C. Sợi ARN kéo dài theo chiều 5’ – 3’, được tổng hợp theo nguyên lý bổ sung mạch khuôn
D. Sau khi tổng hợp cần phải có quá trình hoàn thiện các mARN
Câu 5: Bản chất của mã di truyền là gì?
A. Thông tin qui định cấu trúc của các loại protein
B. Trình tự các nucleotid trong ADN qui định trình tự các acid amin trong protein
C. Ba ribonucleotid trong mARN qui định một acid amin trong protein
D. Ba ribonucleotid trong mADN qui định một acid amin trong protein
Mức độ vận dụng.
Câu 6: Một gen của sinh vật nhân sơ có G chiếm 20% tổng số nucleotid của gen. Trên một mạch của gen này có 150A và 120T. Số liên kết hidro của gen là
A. 1120 B. 1080 C. 990 D. 1020
Câu 7: Với 4 loại nucleotit A,T,G, X sẽ có bao nhiêu mã bộ ba không có G.
A. 16 mã bộ ba B. 27 mã bộ ba
C. 32 mã bộ ba D. 8 mã bộ ba.
Câu 8: Một gen có số nucleotit là 3000. Khi gen này thực hiện 3 lần sao mã đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu nucleotit.
A. 21000. B. 18000 C. 24000 D.9000
CHỦ ĐỀ 2: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN.
Mức độ nhận biết.
Câu 9: Thứ tự đúng của operon Lac ở E.coli :
A. Gen cấu trúc – vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành.
B. Gen điều hòa – vùng vận hành – gen cấu trúc – vùng khởi động.
C. Vùng khởi động - gen điều hòa – vùng vận hành – gen cấu trúc.
D. Gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – gen cấu trúc

Mức độ thông hiểu

Câu 10: Kiểm soát biểu hiện gen ở các sinh vật nhân chuẩn so với sinh vật nhân sơ phức tạp hơn nhiều vì:
A. Các tế bào nhân chuẩn bé hơn .
B. Ở đa bào nhân chuẩn các tế bào chuyên hóa khác nhau để phân hóa chức năng.
C. Môi trường xung quanh một sinh vật nhân chuẩn luôn luôn thay đổi.
D. Các gen của sinh vật nhân chuẩn đã thông tin để chế tạo các protein.
Câu 11: Khi không có chất cảm ứng Operon Lac rơi vào trạng thái bất hoạt vì:
A. Chất ức chế vốn bất hoạt, không bám được vào Operator.
B. Operator nằm kề sát gen cấu trúc so với Promoter.
C. Chất ức chế bám chặt vào Operator.
D. ARN polymerase bị ngăn cản không đến được gen cấu trúc.
CHỦ ĐỀ 3: ĐỘT BIẾN.
Mức độ nhận biết
Câu 12: Trong những dạng đột biến sau, những dạng đột biến nào thuộc đột biến gen
I. Mất hoặc thêm một vài cặp nucleotid
II. Mất đoạn làm giảm số gen
III. Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi
IV. Thay thế cặp nucleotid này bằng cặp nucleotid khác
V. Đảo vị trí cặp nucleotid
VI. Lặp đoạn làm tăng số gen
A. I, II, V B. II, III,VI C. I, IV, V D. II, IV, V
Câu 13: Sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một hay một số nhiễm sắc thể tạo nên
A. Thể dị bội B. Thể đa bội C. Thể tam bội D. Thể đa nhiễm
Câu 14 : Thể đột biến là :
A. Tập hợp các NST bị biến đổi.
B. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể.
C. Tập hợp các NST bị biến đổi.
D. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.



Mức độ thông hiểu

Câu 15: Dạng đột biến nào sau đây gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc chuỗi polipeptid do gen đó điều khiển tổng hợp:
A. Đột biến mất một cặp nucleotid
B. Đột biến thay thế một cặp nucleotid
C. Đột biến đảo vị trí hai cặp nucleotid
D. Không xác định được
Câu 16: Cơ chế nào gây ra đột biến dị bội:
A. Một hoặc vài cặp NST không phân ly ở kỳ sau của quá trình nguyên nhiễm.
B. Một hoặc vài cặp NST không phân ly ở kỳ sau của quá trình nguyên phân.
C. Một hoặc vài cặp NST không phân ly ở kỳ sau của quá trình giảm phân.
D. Một hoặc vài cặp NST không phân ly ở kỳ sau của quá trình giảm nhiễm.
Câu 17: Cho sơ đồ mô tả một dạng đột biến cấu trúc NST: ABCDEFGHADCBEFGH. Đó là dạng đột biến:
Mất đoạn. B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn.

Mức độ vận dụng

Câu 18 : Một gen bình thường có khối lượng 576000 đvC và có 15%A. Đột biến gen xảy ra trên 1 cặp nu dẫn đến sau đột biến, số liên kết hidro của gen bằng 2594. Dạng đột biến gen xảy ra là :
A. Mất 1 cặp A-T. B. Thay 1 cặp A-T bằng G-X.
C. Thêm một cặp A-T. D. Thay 1 cặp G-X bằng A-T.
Câu 19: ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
A. Gen sản sinh ra etylen đã bị bất hoạt
B. Gen sản sinh ra etylen đã được hoạt hóa
C. Cà chua này đã được chuyển gen kháng virut
D. Cà chua này là thể đột biến
Câu 20: Cơ thể tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do :
A. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính.
B. Các dạng tam bội chuyển sang sinh snr vô tính.
C. Các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân ly trong giảm phân tạo ra giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh.
D. Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng.
Cám ơn thầy và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu Quý
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)