M1_DuAn112Tinhoc_Lý thuyết căn bản

Chia sẻ bởi Đỗ Vũ Hiệp | Ngày 29/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: M1_DuAn112Tinhoc_Lý thuyết căn bản thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHUNG
VỀ MÁY TÍNH
Giảng viên: Th.s Phan Nam Anh
Phòng Công Nghệ Thông Tin – VDC2
E-mail: [email protected]

ĐỀ ÁN 112CP
NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài 1 : Mở đầu
Kiến thức chung về CNTT và máy tính
Bài 2 : Phần cứng
Các thành phần, thiết bị của máy tính
Bài 3 : Phần mềm
Tìm hiểu các phần mềm thông dụng hiện nay
Bài 4 : Máy tính trong đời sống hàng ngày
Vai trò và ứng dụng của máy tính trong cuộc sống
Bài 5 : Bảo mật
Vấn đề an toàn và bảo mật trong thông tin
BÀI 1 - MỞ ĐẦU
Thông tin và khoa học xử lý thông tin –
Khái niệm chung về phần cứng và phần mềm –
Các kiểu máy tính –
Các thành phần chính của PC –

I. Thông tin và khoa học xử lý thông tin
Khái niệm thông tin và dữ liệu

Thông tin (Information): những gì có thể ghi lại và truyền đi.
VD: những gì ta gặp hàng ngày: tin thời tiết, lịch thi đấu bóng đá, nội dung học tập …

Dữ liệu (Data): cái mang thông tin
Ký hiệu, chữ viết, tín hiệu, cử chỉ, hành vi …
I. Thông tin và khoa học xử lý thông tin
Lượng tin
Đơn vị đo lượng tin trong máy tính là bit (có 2 trạng thái 0 và 1 ứng với trạng thái mạch điện tử)
1 Byte = 8 bit
1 Kilobyte (KB) = 1024 Byte
1 Megabyte (MB) = 1024 Kilobyte
1 GigaByte (GB) = 1024 MB

Khoa học xử lý thông tin
Khoa học máy tính (Computer Science), Công nghệ thông tin (Information Technology)…
II. Các khái niệm phần cứng
và phần mềm
Phần cứng (Hardware)
Các thành phần vật lý của máy tính
VD : màn hình, bàn phím, con chuột…

Phần mềm (Software)
Các chương trình chạy trên máy tính
Giúp hiệu quả sử dụng phần cứng được nâng cao, tự động hoá nhiều tác vụ của con người
VD : phần mềm soạn thảo văn bản
III. Các kiểu máy tính
Máy tính lớn (MainFrame)
Kích thước lớn, khả năng xử lý mạnh, phục vụ nhiều người sử dụng.
Đắt tiền, được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức lớn (ngân hàng, cơ quan chính phủ …)

III. Các kiểu máy tính
Máy tính cá nhân (Personal Computer – PC)
Ra đời năm 1981 theo mô hình của IBM
Các máy tính sau này đều tương thích với thiết kế ban đầu của IBM
III. Các kiểu máy tính
Máy MAC (Apple MAC)
Không theo mô hình thiết kế của IBM
Sử dụng hệ điều hành khác PC
Máy MAC nghiêng về phục vụ thiết kế và xử lý đồ họa
III. Các kiểu máy tính
Máy tính xách tay (Laptop)
Laptop/ Notebook
Nhỏ gọn,phù hợp với người hay di chuyển
III. Các kiểu máy tính
Thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số
(PDA – Personal Digitla Assistant)
Còn gọi Palm-top, handheld computer
Thiết bị cầm tay giúp tổ chức
thông tin cá nhân
Kết hợp chức năng của
máy tính, điện thoại, internet
Sử dụng bút để điều khiển
và nhập liệu
IV. Các bộ phận chính của máy tính PC
Tổng quan
Màn hình, bàn phím, chuột, loa, thùng máy….
IV. Các bộ phận chính của máy tính PC
Khối xử lý trung tâm
(CPU – Central Processing Unit)
Còn gọi bộ vi xử lý / con chíp
Là bộ não của máy tính, tính toán và điều khiển mọi hoạt động của máy tính
IV. Các bộ phận chính của máy tính PC
Bộ nhớ trong
Dùng để chứa các lệnh và dữ liệu phục vụ cho quá trình thực hiện các chương trình
Bao gồm
RAM (Random Access Memory)
ROM (Read Only Memory)
IV. Các bộ phận chính của máy tính PC
Bộ nhớ ngoài
Là các thiết bị lưu trữ : đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, ổ ZIP
IV. Các bộ phận chính của máy tính PC
Các thiết bị vào (Input Device)
Cho phép nhập thông tin vào máy tính
VD : Bàn phím, con chuột, máy quét
IV. Các bộ phận chính của máy tính PC
Các thiết bị ra (Output Device)
Cho phép xuất thông tin từ máy tính
IV. Các bộ phận chính của máy tính PC
Thiết bị ngoại vi
Là bất kỳ thiết bị nào có thể gắn/ cắm vào máy tính
Máy quét, máy in, bàn phím, chuột, loa … đều là các thiết bị ngoại vi.
Cổng nối tiếp
Kết nối các thiết bị như modem
Cổng song song
Cổng nối tiếp vạn năng
(USB – Universal Serial Bus)
IV. Các bộ phận chính của máy tính PC
Cổng nối tiếp
Kết nối các thiết bị như modem
Thường đặt tên COM1, COM2
Cổng song song
Kết nối thiết bị, thường dùng cho máy in
Thường đặt tên LPT1, LPT2
Cổng nối tiếp vạn năng
(USB – Universal Serial Bus)
Xuất hiện trong các máy tính thế hệ gần đây giúp giao tiếp với các thiết bị trở nên đơn giản
Việc nhận các thiết bị hầu như trở nên tự động.

V. Khả năng vận hành của máy tính
Tốc độ đồng hồ của bộ vi xử lý
Quyết định tốc độ thực thi và tính toán của bộ vi xử lý
Dung lượng RAM
Càng nhiều RAM máy càng chạy nhanh
Tốc độ và dung lượng của ổ cứng
Không gian trống và tình trạng phân mảnh đĩa
Tính năng đa nhiệm của hệ điều hành
BÀI 2 - PHẦN CỨNG
Vỏ máy, bảng mạch chủ, CPU –
Từng loại bộ nhớ và cách thức phân biệt –
Các thiết bị lưu trữ ngoài –
Nhóm các thiết bị vào ra –

I. Vỏ máy (Case)
Chứa các bộ phận phần cứng khác
Thiết kế nằm đứng/ ngang
I. Vỏ máy (Case)
II - Bo mạch chủ
II - Bo mạch chủ (Mainboard)
Nằm trong vỏ máy
Tất cả thành phần của máy tính đều cắm vào bo mạch chủ
CPU, RAM, ROM cắm trực tiếp thông qua khe cắm
Ổ cứng, ổ mềm, ổ quang gắn vào mainboard thông qua cáp điện và cáp dữ liệu.
III - Khối xử lý trung tâm (CPU)
Là bộ não của máy tính
Bao gồm
Khối điều khiển (CU – Control Unit
Tìm đọc các lệnh từ bộ nhớ
Giải mã các lệnh và điều khiển các bước thực hiện
Khối tính toán số học (ALU – Arithmetic Logical Unit)
Thực hiện các phép toán số học và các phép logic
Bộ phận tạo nhịp (Clock) tạo xung nhịp để điều khiển hoạt động và đồng bộ sự hoạt động của máy tính.
III - Khối xử lý trung tâm (CPU)
Các loại CPU thông dụng
Intel : Pentium 4, Pentium M
AMD : Athlon
Tốc độ xử lý hiện nay : trên 3000 MHz
IV - Bộ nhớ trong
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM)
Nơi hệ điều hành được tải vào khi khởi động
Nơi chương trình hay ứng dụng được tải vào và lưu trữ tạm thời trong quá trình vận hành
Dữ liệu chỉ tồn tại trong RAM khi máy tính có điện và chương trình hoạt động
Máy tính càng nhiều RAM thì tốc độ xử lý càng nhanh
Máy tính thông thường hiện nay có từ 128-512MB RAM
IV - Bộ nhớ trong
Bộ nhớ chỉ đọc (ROM)
Là một chíp đặc biệt được nạp sẵn phần mềm, nằm trên mainboard
Được đọc đầu tiên khi máy tính khởi động
Thực hiện các tác vụ kiểm tra và nạp hệ điều hành vào bộ nhớ RAM
V - Bộ nhớ ngoài
Đĩa cứng (Hard Disk)
Là thiết bị lưu trữ dữ liệu chính của máy tính
Tốc độ truy xuất nhanh để có thể thực hiện đồng thời các công việc đọc ghi dữ liệu
Tốc độ tính bằng “Thời gian truy cập trung bình” đo bằng miligiây
Dung lượng đĩa cứng thông dụng hiện nay
40 – 120 GB (1GB = 1024MB)
V - Bộ nhớ ngoài
Đĩa mềm (Floppy Disk)
Từng là thiết bị lưu trữ phổ biến
Hiện nay :
Dung lượng lưu trữ thấp
Tốc độ truy xuất chậm
Độ tin cậy kém

Đang dần được thay thế
bởi thiết bị lưu trữ USB
V - Bộ nhớ ngoài
Một số điểm lưu ý khi sử dụng đĩa mềm
Không nên soạn thảo văn bản trực tiếp từ file trên đĩa mềm
Không rút đĩa ra khi đèn ổ đĩa vẫn còn sáng
Đút đĩa mềm vào ổ đĩa đúng chiều
Có thể dùng khóa chống ghi để bảo vệ dữ liệu trên đĩa khỏi bị xóa hoặc ghi đè
Mục đích của việc định dạng đĩa (format)
Xác định cấu trúc tổ chức của đĩa
Giảm tỷ lệ hỏng đĩa
V - Bộ nhớ ngoài
Đĩa ZIP
Làm việc giống hệt đĩa mềm
Dung lượng lớn hơn : 100MB – 1GB
Có thể dùng để sao lưu dữ liệu
V - Bộ nhớ ngoài
Đĩa giao tiếp theo chuẩn USB (USB Flash Disk)
Đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, thay thế cho đĩa mềm
Nhỏ gọn, lưu trữ lớn
Độ bền cao, có thể ghi xóa hàng chục ngàn lần
Được cải tiến làm thiết bị ghi âm, nghe nhạc di động, nghe radio
Dung lượng phổ biến 32MB – 1GB
Đĩa CD ( Compact Disk)
Tốc độ đọc đĩa được tính theo 1x tốc độ
VD: 52x nhanh hơn tốc độ CD gốc 52 lần
Dung lượng thông thường 650 MB
Là phương tiện lưu trữ dữ liệu rất dễ dàng và kinh tế
Đĩa DVD (Digital Versitile Disk)
Nhìn bề ngoài giống CD
Tốc độ nhanh hơn CD nhiều lần (1x DVD ~ 10x CD)
Dung lượng: thông dụng 4,7 GB
V - Bộ nhớ ngoài
VI – Các thiết bị nhập
Chuột máy tính (mouse)
Giúp tương tác với máy tính một cách trực quan và dễ dàng thông qua nhấn nút chuột
Các loại chuột
Dùng bi lăn : tương tác với bánh xe bên trong kết hợp với phần mềm để xác định vị trí con trỏ chuột
Cần thương xuyên vệ sinh bi lăn và khu vực bên trong
Chuột quang : chính xác, dễ sử dụng
Không nên dùng trên bề mặt phản quang -> ảnh hưởng đến độ chính xác
Chuột 2 nút, 3 nút, nút cuộn …
VI – Các thiết bị nhập
Bàn phím
Giúp người dùng gõ phím đưa thông tin vào máy tính
Các bàn phím hiện nay có xu hướng tích hợp khả năng điều khiển các thiết bị đa phương tiện và truy xuất internet
VI – Các thiết bị nhập
Máy quét (Scanner)
Cho phép “quét” những bản in và lưu trữ trên máy tính
Dữ liệu “quét” vào ở dạng ảnh và có thể được chính sửa bởi các phần mềm biên tập đồ họa.
Có thể quét văn bản và phần mềm nhận dạng quang học (OCR – Optical Character Recognition) để chuyển đổi thành tập tin văn bản

VI – Các thiết bị nhập
Webcam
Là camera kỹ thuật số nhỏ gọn
Thường để trước mặt người dùng để thu hình của họ rồi truyền hình ảnh qua mạng đến người đang trò chuyện và ngược lại
Chất lượng và hình ảnh ngày càng được cải thiện, giá thành hạ và trở thành nhu cầu trong trao đổi liên lạc
VII – Các thiết bị xuất
Màn hình
Giúp hiển thị thông tin dưới dạng con người có thể hiểu được
Màn hình truyền thống CRT chiếm nhiều diện tích và tốn năng lượng
Màn hình tinh thể lỏng (LCD) mỏng, chiếm ít diện tích và tiết kiệm năng lượng
Kích thước thông dụng : 14” – 21”
(Kích thước màn hình đo theo đường chéo)
VII – Các thiết bị xuất
Màn hình CRT và LCD

VII – Các thiết bị xuất
Thiết bị trình diễn – Máy chiếu (Projector)
Kết nối với máy tính và hiển thị trình diễn trước đông người bằng cách chiếu hình lên màn hình lớn
Thường sử dụng trong hội thảo, ngành giáo dục, kinh doanh
VII – Các thiết bị xuất
Các loại máy in (Printers)
Máy in màu / Đen trắng
Máy in phun, in kim, in laser
Các cơ quan thường sử dụng máy in laser vì tốc độ và chất lượng cao
Có thể dùng chung máy in trong mạng thông qua chia sẻ
VII – Các thiết bị xuất
Máy in laser
Chất lượng tốt, tốc độ cao, hình ảnh rõ ràng và sắc nét

Phổ biến ở dạng in đen trắng

Hiện đã có máy in laser màu, giá thành rất cao

VII – Các thiết bị xuất
Máy in phun
Có các vòi phun nhỏ để phun mực lên lên giấy in
Cho chất lượng hình ảnh rất cao, thường dùng in ảnh kỹ thuật số
Dùng trong in với số lượng ít, phù hợp gia đình và văn phòng nhỏ
VII – Các thiết bị xuất
Máy in ma trận điểm (Dot-matrix printer)
Thường gọi máy in kim
Đập 1 hàng kim qua dải băng mực lên mặt giấy
Càng nhiều kim chất lượng bản in càng cao
Chỉ phù hợp in văn bản, không thích hợp đồ họa
Thường dùng in liên tục số lượng lớn
Độ bền rất cao
VII – Các thiết bị xuất
Loa (Speaker)
Thiết bị xuất âm thanh
Có loa gắn sẵn trong máy tính, loa ngoài kết nối với mainboard qua card âm thanh
Loa 2.1, 4.1, 5.1 …
VIII – Các thiết bị vào - ra
Có những thiết bị đảm nhiệm luôn vài trò đầu vào (Input) và đầu ra (Output) gọi là thiết bị vào/ra
VD : modem, màn hình cảm ứng
BÀI 3 - PHẦN MỀM
Các loại phần mềm –
Phần mềm hệ điều hành và các chức năng –
Các phần mềm ứng dụng phổ biến –
I – Các kiểu phần mềm
Phần mềm hệ thống (System software)
Bao gồm hệ điều hành, các chương trình điều khiển thiết bị
Phần mềm ứng dụng :
Các phần mềm chạy trên nền của hệ điều hành
Giúp tự động và đơn giản hóa các công việc hàng ngày
Việc xuất hiện các phiên bản mới
Hoàn thiện sản phẩm, sửa lỗi
Nhu cầu tăng thêm chức năng và tiện ích
II – Phần mềm hệ thống
Hệ điều hành (Operating System)
Là phần mềm hệ thống đặc biệt, chạy khi máy tính khởi động
Hệ điều hành quản lý mọi họat động của máy tính
2 nhiệm vụ chính
Quản lý, điều khiển thiết bị phần cứng
Cung cấp môi trường và giao diện làm việc cho các ứng dụng, quản lý các chương trình này
Hệ điều hành là không thể thiếu trên bất kỳ hệ thống máy tính nào
II – Phần mềm hệ thống
Các phần mềm hệ điều hành
MS DOS (Microsoft Disk Operating System) : giao tiếp với người dùng ở chế độ dòng lệnh
Windows 3.1 và 3.11
Dòng Windows 9x : Win95, Win98, Win Me
Dòng Windows NT : WinNT, Win2000, WinXP
IBM : có HĐH OS/2
Các hệ điều hành Linux, Unix
Hệ điều hành Windows
Microsoft sản xuất, hiện chiếm tên 90% thị phần máy tính để bàn
Dễ sử dụng, thân thiện
Nhiều lỗ hổng, là mục tiêu tấn công của tội phạm
1983 : Windows 1.0
1987 : Windows 2.0
1990 : Windows 3.0
1992 : Windows 3.1; 1993 : Windows NT 3.1
1995 : Windows 95
1998 : Windows 98
2000 : Windows 2000, Windows Millenium
2001 : Windows XP
2003 : Windows 2003
Hệ điều hành Linux
Ra đời năm 1991 do Linus Torvald
Dựa trên HĐH Unix
Được phát triển bởi cộng đồng thế giới

II – Phần mềm hệ thống
Các phần mềm hệ thống khác
Trình điều khiển thiết bị (driver) : giúp thiết bị có thể được nhận diện và làm việc tốt với hệ điều hành (Thường nằm trên CD đi kèm thiết bị)
Bản thân trong hệ điều hành cũng có nhiều phần mềm điều khiển thiết bị khác nhau, giúp cung cấp môi trường làm việc mạnh mẽ và hiệu quả
III – Phần mềm ứng dụng
Là chương trình được thực thi nhằm giải quyết một công việc nào đó theo nhu cầu của người dùng
VD : phần mềm gửi thư điện tử, tạo báo cáo, xử lý ảnh
Phần mềm xử lý văn bản (Word processing)
Phần mềm bảng tính (Spreadsheet)
Phần mềm cơ sở dữ liệu (Database)
Phần mềm trình diễn (Presentation)
Phần mềm duyệt web (Web browser)
IV – Giao diện đồ họa cho người dùng
Graphic User Interface (GUI)
Cho phép người dùng sử dụng chuột để làm việc
Hiển thị các cửa sổ, lựa chọn qua thực đơn, chức năng kéo – thả
Dễ dùng và khả năng tương tác với người dùng cao
VD : Các hệ điều hành Windows, Linux … đều hỗ trợ giao diện đồ họa cho người dùng
Giao diện đồ họa khiến các chương trình họat động và xử lý tương tự nhau  ngừoi dùng chuyển đổi dễ dàng giữa các phần mềm
V – Phát triển hệ thống
Là thuật ngữ mô tả cách thức hệ thống phần mềm từ lúc triển khai tới lúc phân phối cho người dùng sử dụng
Quy trình phát triển phần mềm máy tính
Phân tích yêu cầu
Thiết kế hệ thống và lập trình
Vận hành thử, kiểm tra, sửa lỗi, đánh giá
Đưa vào sử dụng

BÀI 4 – MÁY TÍNH TRONG
ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Vai trò của máy tính trong đời sống –
Ứng dụng trong kinh doanh, chính phủ, y tế… –
Làm việc từ xa –
Thư điện tử, thương mại điện tử … -
I - MÁY TÍNH TRONG CÔNG ViỆC
Máy tính thay thế con người hiệu quả trong những công việc:
Mang tính lặp lại
Tự động hóa
Yêu cầu tính toán nhiều
Ở những nơi nguy hiểm
Những công việc máy tính chưa thể thay thế
Máy tính chỉ làm theo chỉ dẫn được đặt sẵn
Không có khả năng cảm nhận
I - MÁY TÍNH TRONG CÔNG ViỆC
Ứng dụng của máy tính trong kinh doanh
Hệ thống quản trị doanh nghiệp : hỗ trợ đắc lực cho còn người trong các hoạt động kinh doanh

Hệ thống đặt vé máy bay

Bảo hiểm

V.v…
I - MÁY TÍNH TRONG CÔNG ViỆC
Ứng dụng của máy tính trong chính phủ
Thống kê dân số
Đăng ký phương tiện giao thông
Bầu cử điện tử
Các dịch vụ công
I - MÁY TÍNH TRONG CÔNG ViỆC
Ứng dụng trong y tế và chăm sóc sức khỏe
Quản lý hồ sơ bệnh án
Điều khiển cấp cứu
Hỗ trợ chẩn đoán và phẫu thuật

Ứng dụng của máy tính trong giáo dục
Xếp thời khóa biểu, lịch học
Giảng bài bằng máy tính
Đào tạo từ xa, e-learning
I - MÁY TÍNH TRONG CÔNG ViỆC
E-learning
Dạy và học qua mạng
Giảng viên có thể giảng cho nhiều người ở nhiều nơi khác nhau
Cho phép truyền thông 2 chiều thời gian thực giữa giảng viên và học viên
Học viên có thể xem lại bài giảng nếu chưa hiểu
Phong cách dạy/học mới và mở rộng
I - MÁY TÍNH TRONG CÔNG ViỆC
Làm việc từ xa (tele-working)
Nhân viên có thể ngồi nhà và kết nối với cơ quan, tổ chức để làm việc.
Ưu điểm
Giảm thời gian đi lại
Kế hoạch làm việc linh hoạt
Giảm không gian văn phòng
Nhược điểm
Thiếu sự liên hệ trực tiếp
Thiếu tính tự giác
II – Xã hội điện tử
Ứng dụng của công nghệ thông tin ngày càng gần gũi và đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội

Thư điện tử và các ứng dụng
Có thể gửi nội dung thông tin tới người khác ở bất kỳ đâu trong vài giây với điều kiện người đó có địa chỉ thư điện tử và có kết nối internet.
Có thể gửi kèm file torng thư điện tử
II – Xã hội điện tử
Thương mại điện tử
Thực hiện các hình thức thương mại thông qua máy tính và internet
Người dùng có thể lựa chọn các mặt hàng và dịch vụ trên trang web bày bán và lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp nhất
Mua hàng trực tuyến
Sử dụng hệ thống giỏ hàng giống như ở siêu thị ngoài đời thực
II – Xã hội điện tử
Ưu - nhược điểm của mua bán trực tuyến
Các dịch vụ luôn sẵn sàng 24/7 (online)
Lượng sản phẩm được đăng tải hoặc bày bán lớn
Thông tin sản phẩm được chi tiết hóa
Có thể so sánh giá cả giữa nhiều nhà cung cấp
Khả năng lựa chọn và mua hàng như nhau giữa nông thông và thành thị
II – Xã hội điện tử
Nhược điểm của thương mại điện tử
Khả năng bị đánh cắp thông tin và sử dụng bất hợp pháp thẻ tín dụng
Ngày càng xuất hiện nhiều trang web giả mạo
Thông tin gửi trên internet thường không an toàn và có thể bị nghe lén
Tính xác thực và tin cậy của nơi giao dịch
Nên chọn những công ty uy tín
Nắm đầy đủ những thông tin tin cậy của công ty
Vấn đề trả hàng khi không hài lòng
Luật bảo vệ người tiêu dùng với người mua nước ngoài
BÀI 5 – BẢO MẬT
Bảo mật thông tin và các ích lợi –
Bảo vệ sự riêng tư trong tin học –
Mục đích và giá trị của việc sao lưu dữ liệu –
Virus máy tính và những tác hại -
I - Bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin và các lợi ích
Bảo mật thông tin là thuật ngữ chỉ chung tất cả các hình thức an toàn trong máy tính, bao gồm : bảo vệ chống virus, tin tặc và truy cập trái phép.

Để bảo mật thông tin, người dùng cần
Học cách vận hành máy tính đúng quy cách
Nâng cao ý thức về tầm quan trọng của bảo mật
Thiết lập và tuân thủ các nguyên tắc bảo mật
I - Bảo mật thông tin
Tắt máy đúng quy cách
Máy tính khi bật thường làm việc với dữ liệu
Tắt máy đột ngột thường làm mất dữ liệu do hệ điều hành chưa kịp sao lưu
Với Windows : nhấn Start  Shutdown
Bộ lưu điện UPS
(Un-interruptible Power Supply)
Bảo vệ máy tính tránh trường hợp tắt đột ngột
Có ắc quy để cấp điện cho máy tính khi mất điện
Người dùng đủ thời gian để hoàn tất và lưu dữ liệu
I - Bảo mật thông tin
Sử dụng ổn áp
Điều chỉnh điện áp cân bằng và ổn định, tránh việc điện áp biến đổi thất thường gây hỏng thiết bị
Điều kiện môi trường làm việc
Thoáng gió, môi trường sạch sẽ
Bề mặt rộng rãi và ổn định
Tránh
Bụi bặm, nhiệt độ quá cao / quá thấp
Không di chuyển máy khi đang bật
Không để đồ vật lên màn hình / máy tính….
I - Bảo mật thông tin
Khi máy tính bị hỏng
Báo ngay cho bộ phận phụ trách công nghệ thông tin
Không tự mở máy để kiểm tra nếu không nắm vững kỹ thuật
I - Bảo mật thông tin
Bảo vệ sự riêng tư
Có cơ chế làm việc đúng đắn
Cơ chế truy xuất để đọc
Cơ chế hủy vĩnh viễn
Tên đăng nhập và mật khẩu
Sử dụng để đăng nhập vào máy tính và mạng máy tính
Giúp định rõ vị trí và vai trò của người dùng
Thường do người quản trị mạng cấp phát và phân quyền
I - Bảo mật thông tin
Chọn mật khẩu an toàn
Tên đăng nhập + mật khẩu = chìa khóa
Tên đăng nhập: thường công khai  cần mật khẩu an toàn
Mật khẩu: chứa ít nhất 8 ký tự gồm chữ và số
Không bao giờ cho ai biết mật khẩu
Không đặt mật khẩu đơn giản, không viết ra giấy
Không nên đặt tất cả mật khẩu giống nhau.
I - Bảo mật thông tin
Hủy dữ liệu
Dữ liệu đã xóa có thể được khôi phục bởi những phần mềm chuyên dụng
Muốn xóa an toàn : sử dụng phần mềm hủy dữ liệu chuyên dụng
Quản lý khách tham quan
Luôn chú ý khả năng mất dữ liệu từ khách tham quan
Khách có thể dễ dàng và nhanh chóng lấy cắp dữ liệu bằng những thiết bị lưu trữ nhỏ gọn khi không có người giám sát
I - Bảo mật thông tin
Sao lưu dữ liệu
Dữ liệu là thứ quan trọng nhất trong máy tính
Đĩa cứng có thể lưu trữ dữ liệu trong nhiều năm nhưng cũng có thể hỏng bất cứ lúc nào
Cần sao lưu dữ liệu ra các thiết bị chuyên dụng
Với các tổ chức lớn: có khu chứa chuyên dụng hoặc máy tính lưu trữ trung tâm để chứa dữ liệu sao lưu tự động hoặc bởi đội ngũ kỹ thuật
I - Bảo mật thông tin
Thiết lập chế độ sao lưu trên máy tính
Nên có chính sách sao lưu hiệu quả và phù hợp với nhu cầu
VD : hàng ngày sao lưu thư mục lưu tài liệu vào một thư mục khác
Sao lưu toàn bộ và sao lưu một phần
Sao lưu toàn bộ (Complete backup): lưu tất cả dữ liệu trong máy tính
Sao lưu một phần (Incremental backup): chỉ soa lưu những gì được tạo ra hoặc sửa đổi từ lần sao lưu trước
I - Bảo mật thông tin
Khả năng mất cắp máy tính xách tay và thiết bị di động
Máy tính xách tay tiện dụng là linh hoạt nên phần lớn dữ liệu được lưu trong đó
Việc hay di chuyển dẫn tới nguy cơ bị mất cao
Phải quản lý máy thật tốt
Bảo vệ dữ liệu cho máy bằng cách đặt các mật khẩu truy cập
II – Virus máy tính
Virus máy tính và những tác hại
Virus máy tính là những chương trình nhỏ, xâm nhập bất hợp pháp vào máy tính
Có khả năng tự sao chép và tự ẩn nấp trên đĩa cứng, đĩa mềm….
Lây qua máy tính khác khi sao chép tập tin
Thường mang mục đích phá hoại
VD : xóa dữ liệu, format ổ cứng, không cho người dùng chạy ứng dụng v.v…
Dấu hiệu nhận biết
Máy có những triệu chứng bất thường: chạy chậm, treo máy
VD: Con đường lây lan của virus
Tự gửi e-mail đến các người dùng mà nó biết được đính kèm chính bản thân virus
Những người nhận thư vô tình mở file đính kèm trong thư nhận được
Virus lây trên máy nạn nhân và tiếp tục gửi mail đến các nạn nhân mới mà nó mới thu thập được danh sách
Phần mềm diệt Virus
Cần phòng tránh virus ngay từ đầu
Thường xuyên cập nhật danh sách virus

Các phần mềm diệt virus
BKAV, D2
Norton Antivirus
Kaspersky Antivirus
Bảo vệ máy tính khỏi virus
Quét tất cả tập tin khi nhận được trước khi sử dụng
Thiết lập chế độ bảo vệ cho các chương trình
Sử dụng các bản sửa lỗi và bản vá của hệ điều hành, các phần mềm
Khi bị phát hiện bị nhiễm
Làm theo hướng dẫn của phần mềm diệt virus
BÀI 6 – BẢN QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT
I - Bản quyền
Bản quyền phần mềm và giấy phép sử dụng
Các chương trình phầnmềm ta mua đều được đăng ký bản quyền
Không được sao chép và phân phát lại sản phẩm phần mềm
Khi sử dụng các tài liệu và văn bản tìm được trên internet, luôn yêu cầu sự cho phép của tác giả và trích dẫn đầy đủ thông tin về nguồn tư liệu
I - Bản quyền
Giấy phép sử dụng
Các công ty chỉ cần mua một vài bản CD của phần mềm và mua giấy phép sử dụng
Nội dung giấy phép sử dụng cho phép cài đặt phần mềm trên bao nhiêu máy, chia sẻ như thế nào…
I - Bản quyền
Bản quyền sử dụng và việc phân phát tài liệu
Truyền tập tin qua mạng nội bộ
Chỉ được sao chép và chia sẻ phần mềm khi được quyền
Tải (download) tập tin từ internet
Chú ý vấn đề được phép và nên tải tập tin từ những địa chỉ uy tín, tin cậy
Được phép tạo 1 bản sao của phần mềm, tài liệu cho mục đích dự phòng và không được phép nhân bản / bán lại
I - Bản quyền
Các thuật ngữ Free-ware, share-ware
Phần mềm miễn phí (Free-ware)
Được viết ra và phân phát miễn phí, người dùng không phải trả bất kỳ khoản tiền nào
Lý do
Muốn giúp đỡ mọi người
Thể hiện bản thân
Mục đích quảng cáo, tiếp thị để bán sản phẩm khác
…..
Phần mềm chia sẻ (Share-ware)
Cho phép sử dụng phần mềm miễn phí trong khoảng thời gian giới hạn
Sau thời gian dùng thử, phải xóa bỏ hoặc trả tiền cho người sản xuất để thực sự sở hữu phần mềm đó
Phần mềm chia sẻ hoặc bị hạn chế bớt tính năng
II - Luật bảo vệ dữ liệu
Trích dẫn nội dung đạo luật bảo vệ dữ liệu của vương quốc Anh
Thông tin chứa trong dữ liệu cá nhân phải được thu thập và xử lý rõ ràng
Dữ liệu cá nhân chỉ được phép lưu trữ cho những mục đích đặc biệt và hợp pháp
Dữ liệu cá nhân được lưu trữ cho bất kỳ mục đích nào sẽ không được công bố trong bất kỳ hoạt động nào không phù hợp với mục đích đó
….
BÀI – SỨC KHỎE, VẤN ĐỀ
AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG
I – Các yếu tốt tạo
môi trường làm việc tốt
Ghế: phải di chuyển được; có thể điều chỉnh độ cao, có tựa lưng điều chỉnh được, tạo cảm giác thoải mái
Màn hình: điều chỉnh mắt cao bằng mép trên màn hình; nên sử dụng kính lọc
Bàn phím: dùng đệm cổ tay để dịu áp lực; tập thao tác gõ phím đúng quy cách
Chân: dùng bàn kê chân
Chuột: dùng miếng lót chuột
Giải lao: nghỉ ngơi đều đặn, động tác thể dục…
II – Vấn đề sức khỏe
Đau mắt, mỏi mắt
Do nhìn máy tính liên lục, không nghỉ ngơi đều đặn
Màn hình bị chói do phản quang
Ngồi quá gần màn hình
Đau tay, đau cổ tay
Tỳ tay không đúng tư thế
Không có miếng đệm đỡ
Đau lưng, đau cổ
Do tư thế ngồi, do ghế, vị trí đặt màn hình không phù hợp
Không thường xuyên giải lao và tập thể dục
10 quy tắc làm việc trước máy tính
Đặt máy tính đúng vị trí
Đặt màn hình máy tính hơi nghiêng về phía sau và ở cách mặt 50-70 cm
Đặt sao cho mép trên màn hình ngang với tầm mắt
Chọn loại màn hình tốt
Chọn ghế loại tốt và ngồi đúng tư thế
Chọn ghế tiện nghi và ngồi sát lưng ghế
Tốt nhất là để đầu gối ngang với hông
Bảo vệ cổ tay
Để bàn phím cách mép bàn 10-15 cm và gắng giữ khuỷu tay tạo thành góc vuông khi gõ bàn phím
Tránh gập hoặc đặt cổ tay lên mép bàn
Thường xuyên nghỉ ngơi
Không nên ngồi quá hai giờ liền trước máy tính
Uống nhiều nước
Loại bỏ những yếu tố gây căng thẳng
tránh làm việc khi đang bực bội

Làm vài động tác thể dục
Có thể làm cho cổ, lưng, ngón tay và cổ tay thư giãn
Luyện thị giác
Cần thiết nếu thường xuyên ngồi trước màn hình
Hãy giữ nguyên đầu, nhìn xuống dưới rồi lại nhìn lên 10 lần, sang phải, sang trái
Khám bệnh ngay khi thấy có vấn đề
III - Vấn đề an toàn với nguồn điện
Đảm bảo các dây nối được an toàn
Sử dụng dây nguồn có chất lượng tốt
Tránh để dây quá dài, lòng thòng
Đảm bảo điểm cấp điện không bị quá tải
Chú ý sử dụng ổ cắm công suất lớn, chất lượng tốt
Sử dụng ổn áp, UPS
IV - Môi trường
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
Chú ý các vật liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng : giấy tái chế, hộp mực in cũ…
Chuyển các thiết bị sang chế độ nghỉ sau một khoảng thời gian không làm việc để tiết kiệm năng lượng.
Sử dụng tài liệu điện tử
Cân nhắc việc sử dụng bản in giấy để tránh lãng phí
Cẩn thận trong thao tác in ấn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Vũ Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)