Lý thuyết và BT biểu đồ địa lý 12 - 2016
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Huệ |
Ngày 26/04/2019 |
87
Chia sẻ tài liệu: Lý thuyết và BT biểu đồ địa lý 12 - 2016 thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH
VỀ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ THƯỜNG GẶP
I. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ THƯỜNG GẶP
1.Nhóm biểu đồ cơ bản.
a. Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển.
- Dạng biểu đồ này phản ánh đầy đủ các hiện tượng, sự vật địa lí về phương diện động lực, quá trình phát triển, tình hình phát triển…
- Đối với yêu cầu phải vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển thì có thể sử dụng hai dạng: Biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường (hay còn gọi là biểu đồ đồ thị hoặc biểu đồ đường biểu diễn).
b. Dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu
- Đây là dạng biểu đồ phản ánh cơ cấu của các hiện tượng địa lí.
- Về lí thuyết có hai dạng: biểu đồ tròn và biểu đồ vuông. Hai dạng này có giá trị như nhau nhưng nên chọn biểu đồ tròn vì dễ vẽ và tốn ít thời gian hơn.
2.Nhóm biểu đồ biến dạng từ dạng cơ bản.
- Nhóm biểu đồ biến dạng từ dạng cơ bản thường khó vẽ hơn và nếu như nắm vững các dạng biểu đồ cơ bản thì sẽ dễ vẽ hơn các dạng này.
- Khó có thể thống kê được các biểu đồ thuộc dạng biến đổi. Dẫu sao trên thực tế, cần đặc biệt chú ý đến hai dạng sau đây.
a. Dạng biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu.
- Biểu đồ dạng miền
Dạng biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tất nhiên là phản ánh cơ cấu, nhưng không phải đơn thuần như dạng cơ bản, mà liên quan tới sự chuyển dịch hay sự thay đổi.Biểu đồ thích hợp hơn cả theo yêu cầu thể hiện sự chuyển dịch là biểu đồ dạng miền.
Có hai tín hiệu cơ bản để làm cơ sở để chọn biểu đồ dạng miền:
+ Thứ nhất là yêu cầu từ câu hỏi. Câu hỏi thường yêu cầu: vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch (hoặc sự thay đổi) cơ cấu → Đây là tín hiệu đầu tiên phải nhanh chóng phát hiện ra khi đọc câu hỏi.
+ Thứ hai là từ bảng số liệu đã cho. Nếu câu hỏi yêu cầu sự chuyển dịch cơ cấu ( hoặc thể hiện cơ cấu) mà số liệu tương đối nhiều năm, cụ thể phải ≥ 3 năm → Đây là tín hiệu thứ hai để khẳng định cần phải chọn biểu đồ miền.
b. Dạng biểu đồ kết hợp
- Là dạng kết hợp giữa biểu đồ đường và biểu đồ cột.
- Ưu điểm: Đây là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. Trên cùng một hệ trục tọa độ (dĩ nhiên là phải có hai trục tung) có thể thể hiện được nhiều lượng thông tin trên cơ sở số liệu đã cho.
Dạng này rất dễ nhận ra. Vấn đề còn lại là việc chọn cách thể hiện sao cho thích hợp nhất.
Ngoài hai dạng trên còn có các dạng khác như: biểu đồ hai nửa hình tròn ( hai nữa hình tròn úp vào nhau để thể hiện xuất, nhập khẩu…) Tuy nhiên, các dạng này thường ít gặp.
II. QUY TRÌNH VẼ BIỂU ĐỒ
Khi vẽ biểu đồ về nguyên tắc cần tuân theo những trình tự sau đây:
1. Chọn dạng biểu đồ
Chọn dạng biểu đồ là bước khởi đầu có ý ngĩa về mặt định hướng. Dĩ nhiên nếu việc lựa chọn không đúng hay không thích hợp thì biểu đồ sẽ sai.
Vậy căn cứ vào đâu để chọn đúng dạng biểu đồ?
Có hai căn cứ:
- Căn cứ vào câu hỏi: Yêu cầu của câu hỏi chính là căn cứ hàng đầu để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp. Cần phải đọc kĩ câu hỏi để xác định yêu cầu của đề ra.Thông thường có ba cách hỏi với các yêu cầu khác nhau: Yêu cầu rất chung chung, yêu cầu cụ thể và yêu cầu có lựa chọn. Từ đó có thể chọ biểu đồ thích hợp.
- Căn cứ vào số liệu cho trước trong câu hỏi
Bảng số liệu trong câu hỏi cũng là một căn cứ để lựa chọn dạng biểu đồ. Nhìn chung, căn cứ này không quan trọng bằng căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi, nhưng trong một số trường hợp cụ thể nó lại có giá trị đặc biệt như dạng biểu đồ miền.
2. Xử lí số liệu
Trong bảng số liệu có hai dạng số liệu đó là số liệu tinh và số liệu thô. Vậy làm thế nào để biết được số liệu tinh hay thô? Việc nhầm lẫn giữa hai số liệu này dẫn đến việc vẽ sai biểu đồ.
Để phân biệt được số liệu tinh hay thô phải căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi.
- Số liệu tinh: là số liệu không cần phải xư lí, có thể sử dụng ngay trong biểu đồ.
- số liệu thô là số liệu cần phải xử lí thì mới có thể vẽ được biểu
VỀ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ THƯỜNG GẶP
I. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ THƯỜNG GẶP
1.Nhóm biểu đồ cơ bản.
a. Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển.
- Dạng biểu đồ này phản ánh đầy đủ các hiện tượng, sự vật địa lí về phương diện động lực, quá trình phát triển, tình hình phát triển…
- Đối với yêu cầu phải vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển thì có thể sử dụng hai dạng: Biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường (hay còn gọi là biểu đồ đồ thị hoặc biểu đồ đường biểu diễn).
b. Dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu
- Đây là dạng biểu đồ phản ánh cơ cấu của các hiện tượng địa lí.
- Về lí thuyết có hai dạng: biểu đồ tròn và biểu đồ vuông. Hai dạng này có giá trị như nhau nhưng nên chọn biểu đồ tròn vì dễ vẽ và tốn ít thời gian hơn.
2.Nhóm biểu đồ biến dạng từ dạng cơ bản.
- Nhóm biểu đồ biến dạng từ dạng cơ bản thường khó vẽ hơn và nếu như nắm vững các dạng biểu đồ cơ bản thì sẽ dễ vẽ hơn các dạng này.
- Khó có thể thống kê được các biểu đồ thuộc dạng biến đổi. Dẫu sao trên thực tế, cần đặc biệt chú ý đến hai dạng sau đây.
a. Dạng biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu.
- Biểu đồ dạng miền
Dạng biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tất nhiên là phản ánh cơ cấu, nhưng không phải đơn thuần như dạng cơ bản, mà liên quan tới sự chuyển dịch hay sự thay đổi.Biểu đồ thích hợp hơn cả theo yêu cầu thể hiện sự chuyển dịch là biểu đồ dạng miền.
Có hai tín hiệu cơ bản để làm cơ sở để chọn biểu đồ dạng miền:
+ Thứ nhất là yêu cầu từ câu hỏi. Câu hỏi thường yêu cầu: vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch (hoặc sự thay đổi) cơ cấu → Đây là tín hiệu đầu tiên phải nhanh chóng phát hiện ra khi đọc câu hỏi.
+ Thứ hai là từ bảng số liệu đã cho. Nếu câu hỏi yêu cầu sự chuyển dịch cơ cấu ( hoặc thể hiện cơ cấu) mà số liệu tương đối nhiều năm, cụ thể phải ≥ 3 năm → Đây là tín hiệu thứ hai để khẳng định cần phải chọn biểu đồ miền.
b. Dạng biểu đồ kết hợp
- Là dạng kết hợp giữa biểu đồ đường và biểu đồ cột.
- Ưu điểm: Đây là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. Trên cùng một hệ trục tọa độ (dĩ nhiên là phải có hai trục tung) có thể thể hiện được nhiều lượng thông tin trên cơ sở số liệu đã cho.
Dạng này rất dễ nhận ra. Vấn đề còn lại là việc chọn cách thể hiện sao cho thích hợp nhất.
Ngoài hai dạng trên còn có các dạng khác như: biểu đồ hai nửa hình tròn ( hai nữa hình tròn úp vào nhau để thể hiện xuất, nhập khẩu…) Tuy nhiên, các dạng này thường ít gặp.
II. QUY TRÌNH VẼ BIỂU ĐỒ
Khi vẽ biểu đồ về nguyên tắc cần tuân theo những trình tự sau đây:
1. Chọn dạng biểu đồ
Chọn dạng biểu đồ là bước khởi đầu có ý ngĩa về mặt định hướng. Dĩ nhiên nếu việc lựa chọn không đúng hay không thích hợp thì biểu đồ sẽ sai.
Vậy căn cứ vào đâu để chọn đúng dạng biểu đồ?
Có hai căn cứ:
- Căn cứ vào câu hỏi: Yêu cầu của câu hỏi chính là căn cứ hàng đầu để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp. Cần phải đọc kĩ câu hỏi để xác định yêu cầu của đề ra.Thông thường có ba cách hỏi với các yêu cầu khác nhau: Yêu cầu rất chung chung, yêu cầu cụ thể và yêu cầu có lựa chọn. Từ đó có thể chọ biểu đồ thích hợp.
- Căn cứ vào số liệu cho trước trong câu hỏi
Bảng số liệu trong câu hỏi cũng là một căn cứ để lựa chọn dạng biểu đồ. Nhìn chung, căn cứ này không quan trọng bằng căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi, nhưng trong một số trường hợp cụ thể nó lại có giá trị đặc biệt như dạng biểu đồ miền.
2. Xử lí số liệu
Trong bảng số liệu có hai dạng số liệu đó là số liệu tinh và số liệu thô. Vậy làm thế nào để biết được số liệu tinh hay thô? Việc nhầm lẫn giữa hai số liệu này dẫn đến việc vẽ sai biểu đồ.
Để phân biệt được số liệu tinh hay thô phải căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi.
- Số liệu tinh: là số liệu không cần phải xư lí, có thể sử dụng ngay trong biểu đồ.
- số liệu thô là số liệu cần phải xử lí thì mới có thể vẽ được biểu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Huệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)